BÀI 1:
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN
I- MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
Hiểu rõ đặc điểm vị trí địa lí, kích thước, đặc điểm địa hình và khoáng sản của châu Á.
Củng cố và phát triển các kĩ năng đọc, phân tích và so sánh các đối tượng trên lược đồ.
II- PHƯƠNG TIỆN
Bản đồ tự nhiên châu Á.
Bản đồ thế giới.
Tập bản đồ thế giới (GV)
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 594 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 8 bài 1: Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần một
Thiên nhiên, con người ở các châu lục
(tiếp theo)
XI. Châu á
Tuần 1 – Tiết 1
Bài 1:
vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản
Ngày soạn: 10/ 8/ 2007
Ngày dạy: 22/ 8/ 2007
Mục tiêu
Sau bài học, HS cần:
Hiểu rõ đặc điểm vị trí địa lí, kích thước, đặc điểm địa hình và khoáng sản của châu á.
Củng cố và phát triển các kĩ năng đọc, phân tích và so sánh các đối tượng trên lược đồ.
Phương tiện
Bản đồ tự nhiên châu á.
Bản đồ thế giới.
Tập bản đồ thế giới (GV)
Hoạt động trên lớp
Mở bài:
Châu á là châu lục rộng lớn nhất thế giới, có điều kiện tự nhiên phức tạp và đa dạng.Tính phức tạp và đa dạng thể hiện trước hết qua cấu tạo địa hình sự phân bố tài nguyên khoáng sản.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính (Ghi bảng)
HĐ1: Cả lớp
GV: Hướng dẫn HS quan sát lược đồ treo tường và hình 1.1 trong sgk để xác định vị trí của châu á trên bản đồ thế giới.
? Hãy cho biết diện tích phần đất liền của châu á và so sánh với các châu lục em đã học?
? Dựa vào hình 1.1 hãy cho biết:
Điểm cực Bắc và điểm cực Nam của châu á nằm trên những vĩ độ nào?
Châu á tiếp giáp với những lục địa và đại dương nào?
Chiều dài từ cực Bắc xuống cực Nam và từ cực Đông sang cực Tây là bao nhiêu km?
HS: Mỗi HS trả lời 1 câu hỏi (nếu sai HS khác có thể bổ sung), sau đó GV chuẩn kiến thức lên bảng.
GV: Gọi 2 HS lên bảng xác định vị trí của điểm cực Bắc (mũi Chêliuxkin-Nga: 77044/B) và điểm cực Nam (mũi Pi-ai- Malaixia: 1016/B).
HĐ 2: Cá nhân/nhóm
Buớc 1:
- GV hướng đãn HS tìm hiểu kĩ hình 1.2 SGK, sau đó yêu cầu HS nhắc lại một số khái niệm về địa hình và khoáng sản đã học ở lớp 6.
- GV chia lớp thành các nhóm để thảo luận và phân công nhiệm vụ cho các nhóm.
? Dựa vào hình 1.2 kết hợp vốn hiểu biết hãy cho biết:
Tên của các dãy núi chính ở châu á? Hướng chính và sự phân bố của chúng?
Tên các sơn nguyên và các cao nguyên lớn ở đây?
Tên các đồng bằng rộng lớn bậc nhất của châu lục này? Sự phân bố của các đồng bằng?
Buớc 2: Mỗi nhóm cử 2 đại diện lên bảng trả lời câu hỏi bằng cách 1 HS đọc tên các địa danh, 1 HS sẽ xác định vị trí của các địa danh đó trên bản đồ treo tường.
Bước 3: Yêu cầu HS nêu đặc điểm địa hình của châu á?
GV: Có thể cung cấp cho các em một số thông tin lí thú về dãy núi Himailaya và sơn nguyên Tây Tạng cho HS hiểu thêm về các dãy núi và sơn nguyên cao nhất thế giới của Châu á.
HS: Các nhóm tiếp tục thảo luận câu hỏi trong SGK và làm bài tập số 3 trong SGK.
ở Châu á có những loại khoáng sản chủ yếu nào?
Dầu mỏ và khí đốt tập trung chủ yếu ở đâu?
Gợi ý: Dầu mỏ, khí đốt tập trung ở các khu vực:ĐB Tây Xi-bia, ven biển Caxpi và đặc biệt là khu vực Tây Nam á (ven vịnh Péc-xích, đồng bằng Lưỡng Hà).
1- vị trí địa lí và kích thước của châu lục.
- Diện tích phần đất liền (không tính các đảo) của châu á là: 41,5 triệu km2.
- Châu á kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với châu Âu và châu Phi, với 2 đại dương là ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
2 - đặc điểm địa hình và khoáng sản.
a) Địa hình
Châu á có nhiều hệ thống núi, các sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng lớn bậc nhất thế giới.
Các dãy núi chạy theo hai hướng chính: Đ-T hoặc gần Đ gần T, B-N hoặc gần B gần N làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp.
Các núi và cao nguyên tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà bao phủ quanh năm.
b) Khoáng sản.
Châu á có nguồn khoáng sản rất phong phú và có trữ lượng lớn.
Các khoáng sản quan trọng nhất của châu á là: dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm, đồng, thiếc.
Củng cố, dặn dò
Chọn ý đúng hoặc đúng nhất trong những câu sau đây:
A. Diện tích phần đất liên và các đảo của châu á là:
40,5 triệu km2
41,5 triệu km2
41,4triệu km2
44,4triệu km2
Khu vực tập trung nhiều dầu mỏ nhất Châu á là:
Tây Nam á
Đông á
Đông Nam á
Nam á
Đọc phần ghi nhớ SGK.
Học ở nhà theo câu hỏi trong SGK và Tập bản đồ.
- Đọc trước bài 2 ở nhà.
Phần bổ sung:
File đính kèm:
- Bai 1.doc