BÀI 2:
KHÍ HẬU CHÂU Á
I- MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
Nắm vững được các đặc điểm của khí hậu châu Á.
Hiểu được tính phức tạp, đa dạng của khí hậu châu Á là do vị trí địa lí, địa hình bị chia cắt mạnh và do kích thước rộng lớn của châu lục này.
Hiểu rõ các kiểu khí hậu chính của châu Á.
Củng cố và nâng cao các kĩ năng phân tích, vẽ biểu đồ và đọc lược đồ khí hậu.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 620 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 8 bài 2: Khí Hậu Châu Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 – Tiết 2
Bài 2:
Khí hậu châu á
Ngày soạn: 18/ 8/ 2007
Ngày dạy: 29/ 8/ 2007
Mục tiêu
Sau bài học, HS cần:
Nắm vững được các đặc điểm của khí hậu châu á.
Hiểu được tính phức tạp, đa dạng của khí hậu châu á là do vị trí địa lí, địa hình bị chia cắt mạnh và do kích thước rộng lớn của châu lục này.
Hiểu rõ các kiểu khí hậu chính của châu á.
Củng cố và nâng cao các kĩ năng phân tích, vẽ biểu đồ và đọc lược đồ khí hậu.
Phương tiện
Bản đồ tự nhiên châu á.
Bản đồ các đới khí hậu châu á.
Các biểu đồ khí hậu thuộc các kiểu khí hậu chính (GV chuẩn bị).
Tập bản đồ thế giới (GV).
Hoạt động trên lớp
Mở bài:
Châu á nằm trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, là châu lục rộng lớn nhất thế giới và cấu tạo địa hình phức tạp. Điều đó đã tạo ra sự phân hoá khí hậu và mang tính lục địa cao.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính (Ghi bảng)
HĐ1: Cả lớp
GV: Hướng dẫn HS quan sát lược đồ treo tường và hình 2.1 trong sgk.
? Dựa vào hình 2.1 hãy cho biết:
Tên các đới khí hậu thay đổi từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo theo kinh tuyến 800Đ? Giải thích nguyên nhân?
Xác định các kiểu khí hậu thay đổi khi đi từ vùng duyên hải vào vùng nội địa? Giải thích nguyên nhân sự thay đổi đó?
HS: Một số HS lên bảng trình bày những nhận thức của mình qua phần tự nghiên cứu lược đồ.
GV: Chuẩn kiến thức
+ Theo chiều bắc –nam: có nhiều đới khí hậu khác nhau:hàn đới, ôn đới, cận nhiệt đới, nhiệt đới và xích đạo.
+ Từ tây sang đông: có nhiều kiểu khí hậu khác nhau: ôn đới lục địa, ôn đới hải dương, ôn đới gió mùa, cận nhiệt Địa Trung Hải, cận nhiệt gió mùa, cận nhiệt lục địa, nhiệt đới khô, nhiệt đới gió mùa, kiểu núi cao và kiểu hoang mạc.
HĐ 2: Cá nhân/nhóm
Buớc 1:
- GV hướng đãn HS tìm hiểu kĩ hình 2.1 SGK
- GV chia lớp thành các nhóm để thảo luận và phân công nhiệm vụ cho các nhóm.
? Dựa vào hình 2.1 kết hợp vốn hiểu biết hãy cho biết:
Nêu tên các kiểu khí hậu gió mùa?
Kiểu khí hậu gió mùa phân bố ở những khu vực nào?
Các khu vực thuộc kiểu khí hậu lục địa?
Các kiểu khí hậu lục địa có điểm gì chung đáng chú ý?
Buớc 2: Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên bảng trả lời câu hỏi.
(Đáp án:
+ Ôn đới gió mùa, cận nhiệt gió mùa, nhiệt đới gió mùa.)
+ Ôn đới lục địa, cận nhệt lục địa, nhiệt đới khô.
+ Các kiểu khí hậu gió mùa thường có lượng mưa lớn, còn các kiểu khí hậu lục địa thường khô hạn nên hình thành nên cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc.
Bước 3: Gv chuẩn kiến thức.
GV: yêu cầu 2 HS lên bảng để xác định vị trí của các đới khí hậu và các kiểu khí hậu chính của Châu á.
1- Khí hậu châu á phân hoá đa dạng
- Khí hậu châu á phân thành nhiều đới khác nhau.
- Mỗi đới khí hậu lại chia thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau.
2 –Khí hậu châu á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa.
a) Các kiểu khí hậu gió mùa
Phân bố ở khu vực Đông á, Đang Nam á, Nam á.
Một năm có hai mùa rõ rệt: mùa đông lạnh, khô, mù hạ nóng và ẩm.
b) Các kiểu khí hậu lục địa
- Phân bố chủ yếu ở khu vực nội địa và khu vực Tây Nam á.
- Mùa đông lạnh, khô; mùa hạ nóng và khô. Lượng mưa trung bình năm từ 200-500mm.
Củng cố, dặn dò
Làm bài tập số 1-trang 9-SGK
Ba biểu đồ khí hậu thuộc 3 kiểu khí hâụ sau đây:
U-lan Ba-to: Ôn đới lục địa
E Ri-at: Nhiệt đới khô
Y-an-gun: Nhiệt đới gió mùa.
Hướng dẫn làm bài tập số 2 ở nhà.
Cách vẽ như sau:
Vẽ trục toạ độ: Trục ngang chia thàh 12 tháng, mỗi tháng 1cm. Hai trục dọc dùng để biểu diễn nhiệt độ và lượng mưa. Bên trái ghi trị số nhiệt độ, cứ 1cm ứng với 50C, trục dọc bên phải ghi trị số lượng mưa, mỗi 1 cm ứng với 20mm.
Biểu đồ nhiệt độ: vẽ đường biểu diễn. Trị số nhiệt độ được dánh dấu giữa cột mỗi tháng. Nối 12 điểm của 12 tháng ta có đường biểu diễn nhiệt độ. Nên vẽ màu đỏ.
Biểu đồ lượng mưa: vẽ hình cột. Có 12 cột của 12 tháng. Bề rộng của mỗi cột như đã nói ở trên là 1 cm. Chú ý trình bầy cho đẹp.
Đọc phần ghi nhớ SGK.
Làm bài tập số 2 trong SGK và Tập bản đồ.
- Đọc trước bài 3 ở nhà.
Phần bổ sung:
File đính kèm:
- Bai 2.doc