BÀI 37:
ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT VIỆT NAM
I- MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
Sự đa dạng và phong phú của tài nguyên sinh vật nước ta.
Các nguyên nhân cơ bản của sự đa dạng sinh học.
Sự suy giảm của tài nguyên sinh vật tự nhiên và sự phát triển của hệ sinh thái nhân tạo.
Rèn kĩ năng đọc và phân tích bản đồ động- thực vật.
Xác định sự phân bố của các loại rừng, vườn quốc gia.
II- PHƯƠNG TIỆN
Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
Tranh ảnh về Hệ sinh thái rừng và một số loài sinh vật quí hiếm.
Atlat Địa lí Việt Nam
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2585 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 8 bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31– Tiết 43
Bài 37:
đặc điểm sinh vật Việt Nam
Ngày soạn: 01 / 4/ 2008
Ngày dạy: 09/ 4 / 2008
Mục tiêu
Sau bài học, HS cần:
Sự đa dạng và phong phú của tài nguyên sinh vật nước ta.
Các nguyên nhân cơ bản của sự đa dạng sinh học.
Sự suy giảm của tài nguyên sinh vật tự nhiên và sự phát triển của hệ sinh thái nhân tạo.
Rèn kĩ năng đọc và phân tích bản đồ động- thực vật.
Xác định sự phân bố của các loại rừng, vườn quốc gia.
Phương tiện
Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam..
Tranh ảnh về Hệ sinh thái rừng và một số loài sinh vật quí hiếm.
Atlat Địa lí Việt Nam
Hoạt động trên lớp
Kiểm tra bài cũ
Cho biết đặc tính, sự phân bố và giá trị sử dụng đất Feralit đồi núi thấp và đất phù sa của nước ta?
Dựa vào bản đồ hãy giải thích
+ Vì sao đất feralit chiếm diệm tích lớn nhất?
+ Vì sao nhóm này có nhiều loại đất?
Bài mới.
Giới thiệu bài:
Việt Nam là sứ sở của rừng vàng, biển bạc với muôn loài động thực vật rất đa dạng và phong phú. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phảt triển kinh tế của nước ta. Vậy sự đa dạng và giàu có của giới sinh vật như thế nào? Chúng được phân bố ra ra sao trên toàn lãnh thổ Việt Nam? Chúng có đặc trưng cơ bản gì? Chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính (Ghi bảng)
HĐ 1: Nhóm/ cặp
? Em hãy cho biết sự đa dạng của của sinh vật Việt Nam được thể hiện như thế nào?
HS: Trả lời
GV chuẩn kiến thức
? Tại sao nước ta có nhiều loài sinh vật đa dạng và phong phú như vậy?
Vị trí địa lí
Môi trường sống: khí hậu, đất đai...
? Nêu đặc điểm sự phân bố hệ độngthực vật ở nước ta?
? Con người có tác động như thế nào đến tài nguyên sinh vật nước ta?
Hoạt động 2: cá nhân
GV: Nêu các số liệu để HS nắm được:
+ thực vật: 14.600 loài
+ động vật: 11.200 loài
- Giải thích “Sách xanh” và “ Sách đỏ Việt Nam”: là sách ghi danh mục các loài động thực vật quí hiếm còn sót lại của Việt Nam cần được bảo vệ.
? Vận dụng kiến thức các môn học khác nêu khái niệm Hệ sinh thái.
HS: là một hệ thống hoàn chỉnh tương đồi ổn định bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống (sinh cảnh) của quần xã.
? Nước ta có các kiểu hệ sinh thái tiêu biểu nào?
HS: 4 kiểu hệ sinh thái tiêu biểu:
+ Rừng ngập mặn
+ Rừng trên vùng đồi núi
+ Các VQG
+ HST Nông nghiệp
Hoạt động nhóm
Bước 1:
GV: Chia lớp thành 4 nhóm để tìm hiểu đặc điểm nổi bật của 4 hiểu hệ sinh thái ở nước ta.
Bước 2:
HS thảo luận trong 4 phút, sau đó cử đại diện báo cáo trước lớp
Bước 3:
GV: gọi HS các nhóm cùng nhận xét
GV: Chuẩn kiến thức vào bảng sau:
1- Đặc điểm chung
Sinh vật Việt Nam rất đa dạng và phong phú về:
+ Thành phần loài
+ Kiểu hệ sinh thái
+ Gen di truyền
+ Công dụng sinh học
- Phân bố rộng trên cả nước và phát triển quanh năm.
2. Sự giàu có về thành phần loài
- Có 14.600 loài thực vật
- 11.200 loài động vật
- Nhiều loài động –thực vật quí hiếm
3. Sự đa dạng về kiểu hệ sinh thái.
Tên hệ sinh thái
Sự phân bố
Đặc điểm nổi bật
HST Rừng ngập mặn
- Rộng 300.000 ha dọc bờ biển, ven hải đảo.
Sú, vẹt, đước
Các loài chim thú, tôm cá...
HST Rừng nhiệt đới gió mùa
- Đồi núi từ biên giới Việt –Lào đến Tây Nguyên
- Rừng thường xanh ở Cúc Phương
- Rừng thưa rựng lá theo mùa: Tây Nguyên
- Rừng tre nứa ở Việt Bắc
- Rừng ôn đới vùng núi Hoàng Liên Sơn
Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên
11 vườn quốc gia:
+ Miền Bắc: 5 vườn
+ Miền Trung: 3 vườn
+ Miền Nam: 3 vườn
Là nơi bảo tồn các loại gen động thực vật quí hiếm.
Phòng thí nghiệm tự nhiên
Là cơ sở để nhân giống các giống mới.
HST nông nghiệp
Vùng nông thôn, đồng bằng, trung du miền núi
Đa dạng, cung cấp lương thực, thực phẩm
Trồng cây công nghiệp
Củng cố, dặn dò
Làm bài tập củng cố trong SGk
Chuẩn bị bài ở nhà và làm bài tập trong Tập bản đồ.
File đính kèm:
- Bai 37.doc