BÀI 40:
THỰC HÀNH
ĐỌC LÁT CẮT ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN TỔNG HỢP
I- MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
Hiểu được cấu trúc đứng và cấu trúc ngang của một lát cắt tự nhiên tổng hợp
Mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành phần tự nhiên.
Sự phân hoá lãnh thổ tự nhiên
Củng cố và rèn các kĩ năng địa lí cơ bản như: đọc lược đồ tự nhiên, đọc lát cắt.
II- PHƯƠNG TIỆN
Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
Lát cắt tổng hợp trong SGK
Atlat Địa lí Việt Nam
ã Thước kẻ, máy tính
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1162 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 8 bài 40: Thực hành đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32– Tiết 46
Bài 40:
Thực hành
đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp
Ngày soạn: 8 / 4/ 2008
Ngày dạy: 16/ 4 / 2008
Mục tiêu
Sau bài học, HS cần:
Hiểu được cấu trúc đứng và cấu trúc ngang của một lát cắt tự nhiên tổng hợp
Mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành phần tự nhiên.
Sự phân hoá lãnh thổ tự nhiên
Củng cố và rèn các kĩ năng địa lí cơ bản như: đọc lược đồ tự nhiên, đọc lát cắt...
Phương tiện
Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam..
Lát cắt tổng hợp trong SGK
Atlat Địa lí Việt Nam
Thước kẻ, máy tính
Hoạt động trên lớp
Kiểm tra bài cũ
Bài mới.
Giới thiệu bài:
Việt Nam là một đất nước có thiên nhiên nhiệt đới gió mùa, phân hoá đa dạng và phức tạp với tính chất bán đảo và cảnh quan đồi núi chiếm ưu thế. Bài thực hành hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu kĩ hơn về mối liên hệ giữa các hợp phần tự nhiên và sự phân hoá của lãnh thổ nước ta.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính (Ghi bảng)
HĐ 1: cả lớp
1. Xác định yêu cầu của bài thực hành
GV: Cho 1 HS đọc yêu cầu của bài thực hành.
Giới thiệu cho HS biết và nắm được các thông tin trong hình 40.1.
Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp
2. Xác định hướng lát cắt và độ dài từ điểm A đến B
? Lát cắt chạy từ đâu đến đâu?
Xác định hướng lát cắt?
Tính độ dài AB?
? Lát cắt chạy qua các khu vực địa hình nào
Hoạt động 3: Nhóm
HS: Thảo luận trong 3 phút qua các câu hỏi hướng dẫn sau:
? Quan sát hình 40.1 cho biết:
Lát cắt đia qua các loại đá nào? Phân bố ở đâu?
Lát cắt đi qua các loại đất nào? Phân bố ở đâu?
Lát cắt đi qua mấy kiểu rừng? Chúng phát triển trong những điều kiện tự nhiên như thế nào?
HS: cử đại diện trả lời, mỗi nhóm một câu, các nhóm khác bổ sung.
GV: Chuẩn kiến thức
Hoạt động 4: Nhóm
GV: Giữ nguyên nhóm và cho mỗi nhóm tìm hiểu biểu đồ khí hậu của một trạm .
? Nêu sư khác biệt về khí hậu của 3 trạm?
Gợi ý: Trình bày diễn biến nhiệt độ và lượng mưa. Đặc điểm chung của khí hậu.
Hoạt động 5: Nhóm
Bước 1: Chia lớp thành 3 nhóm
Nhóm 1: Núi cao HLS
Nhóm 2: CN Mộc Châu
Nhóm 3: ĐB Thanh Hoá
Bước 2:
HS thảo luận nhóm trong thời gian 2-3 phút sau đó cử đại diện trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét và chuẩn kiến thức vào bảng sau:
1. Đề bài
2. Yêu cầu và phương pháp làm bài
a.
Chạy từ Hoàng Liên Sơn đến Thanh Hoá
Hướng: TB- ĐN
Độ dài: 360km
Qua các khu vực địa hình: núi cao, cao nguyên, đồng bằng.
b. Các thành phần tự nhiên
Đá: bốn loại đá chính
Đất: ba kiểu đất
Thực vật: ba vành đai thực vật
c. Sự biến đổi khí hậu trong khu vực
Đặc điểm chung là tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm
Có sự phân hoá theo không gian.
3. Tổng hợp các điều kiện tự nhiên
Khu
Núi cao
Hoàng Liên Sơn
Cao nguyên
Mộc Châu
Đồng bằng
Thanh Hoá
Độ cao địa hình
Núi trung bình và núi cao 2000- trên 3000m
Địa hình núi thấp dưới 1000m
địa hình bồi đắp phù sa khá bằng phẳng
Các loại đá
Mắcma xâm nhập và phun trào
Trầm tích hữu cơ
Trầm tích phù sa
Các loại đất
Đất mùn núi cao
Feralit trên đá vôi
Phù sa
Khí hậu
Lạnh quanh năm, mưa nhiều
Cận nhiệt vùng núi, lượng mưa và nhiệt độ thấp
Khí hậu nhiệt đói
Cảnh quan
Rừng ôn đới núi cao
Rừng và đồng cỏ
HST nông nghiệp
Củng cố, dặn dò
Đánh giá chung
GV: Nhận xét chung về: + Chuẩn bị của HS ở nhà
+ ý thức và hiệu quả làm việc của HS trên lớp
+ Cho điểm các nhóm có kết quả tốt, nhắc nhở các nhóm chưa tập trung học tập.
Chuẩn bị bài ở nhà và làm bài tập trong Tập bản đồ.
Chuẩn bị nội dung bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
File đính kèm:
- Bai 40.doc