Giáo án Địa lý 8 tiết 26:Việt Nam - Đất nước, con người

Bài 22 : VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI

I - MỤC TIÊU BÀI HỌC :

 - Sau bài học, học sinh cần: Nắm được vị thế của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.

 - Hiểu được một cách khái quáthoàn cảnh kinh tế, chính trị hiện nay của nước ta

 - Biết dược nội dung phương pháp học tập của Địa lý Việt Nam

II - PHƯƠNG TIỆN :

- Bản đồ các nước trên thế giới

- Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 700 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 8 tiết 26:Việt Nam - Đất nước, con người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần hai : Địa lý Việt nam Tiết 26 Ngày 15 tháng 02 năm 2008 Bài 22 : việt nam - đất nước, con người I - Mục tiêu bài học : - Sau bài học, học sinh cần: Nắm được vị thế của Việt Nam trong khu vực Đông Nam á và thế giới. - Hiểu được một cách khái quáthoàn cảnh kinh tế, chính trị hiện nay của nước ta - Biết dược nội dung phương pháp học tập của Địa lý Việt Nam II - Phương tiện : Bản đồ các nước trên thế giới Việt Nam trong khu vực Đông Nam á. III - Hoạt động trên lớp 1- Bài cũ : 2 - Bài mới : Hoạt động của g.v và h.s Nội dung chính Cho học sinh quan sát H 17.1 ? Xác định vị trí Việt Nam trên bản đồ thế giới và khu vực Đông Nam á ? Gọi một học sinh lên xác định trên bản đồ treo tường Sau đó giáo viên tổng kết : Nước CHXHCNVN là một nước độc lập, có chủ quyền, thóng nhất và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm . ? Việt Nam gắn liền với châu lục nào, đại dương nào ? ? Biên giới đất liền và biển giáp với quốc gia nào ? Giáo viên sử dụng bản đồ ĐNA để yêu cầu học sinh xác định các yêu cầu đó trên bản đồ. ? Tìm các dẫn chứng chứng minh Việt Nam là quốc gia thể hiện đầy đủ đặc điểm thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của khu vực ĐNA ? - Tự nhiên : Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm - Lịch sử : Là lá cờ đầu trong phong trào đấu tranh giải phóng giành độc lập dân tộc. - Văn hóa : Nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước, tôn giáo, nghệ thuật kiến trúc. ? Việt Nam gia nhập vào ASEAN năm nào ? Cho học sịnh đọc mục 2 trong SGK ? Công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế nước ta từ năm 1986 tới nay đạt dược kết quả như thế nào ? ? Thành tựu nổi bật nhất đó là gì ? Cho học sinh đọc bảng số liệu 22.1 : ? Nhận xét về sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nước ta từ năm 1990 tới năm 2000 ? ? Mục tiêu tổng quát của chiến lược 10 năm từ 2001 tới 2010 là gì ? ? Nội dung của địa lý Việt Nam cần học những gì ? ? Để học tốt môn Địa lý các em cần có phương pháp nào ? 1 - Việt nam trên bản đồ thế giới - Việt Nam gắn liền với lục địa á - Âu, trong khu vực Đông Nam á, biển Đông Việt Nam là một bô phận của Thái Bình Dương. - Trên đất liền: phía Bắc giáp TQ, phía Tây giáp Lào và Campuchia. Trên biển tiếp giáp với TQ, Campuchia.. - Việt Nam tiêu biểu cho khu vực ĐNA về tự nhiên, văn hóa và lịch sử. - Ngày 25 / 07 / 1995 Việt Nam gia nhập vào ASEAN và trở thành đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế. 2- VN trên con đường x.dựng và phát triển - Từ 1986 tới nay nền kinh tế đạt được những thành tựu to lớn và vững chắc, GDP tăng hơn 7% / năm : + NN : phát triển liên tục, SLLT tăng cao, hình thành một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như : gạo, cà phê, cao su, chè, điều và thủy hải sản. + CN : từng bước khôi phục và phát triển mạnh mẽ đặc biệt là một số nghành then chốt như : dầu khí, than, điện, thép, xi măng - Cơ cấu kinh tế ngày càng cân đối, hợp lý theo hướng kinh tế thị trường, định hướng XHCN tiến dần tới mục tiêu CNH, HĐH. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. - Mục tiêu từ 2001 tới 2010 là : thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất văn hóa tinh thần, tạo nền tảng đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. 3 - Học địa lý Việt Nam như thế nào ? - ND : Gồm địa lý kinh tế xã hội và địa lý tự nhiên. Riêng địa lý tự nhiên cung cấp kiến thức cơ bản về môi trường và tài nguyên thiên nhiên Việt Nam. - PP : Hiểu rõ vấn đề trong SGK, sưu tầm tài liệu, khảo sát thực tế. IV - Củng cố : 1 - Em hiểu như thế nào về chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ nước ta ? 2 - Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 và 3 trong SGK .

File đính kèm:

  • doctiet26n.doc
Giáo án liên quan