Bài 29 : ĐẶC ĐIỂM CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH
I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Qua tiết này làm cho HS nắm được
- Sự phân hoá đa dạng địa hình Việt Nam. Nắm được đặc điểm cấu trúc, phân bố các khu vực địa hình: đồi núi, đổng bằng, bờ biển và thềm lục địa Việt Nam
- Có kỹ năng đọc bản đồ lược đồ địa hình Việt Nam.
II- CHUẨN BỊ CHO TIẾT DẠY VÀ HỌC:
1. Giáo viên: Bản đồ địa hình hoặc bản đồ tự nhiên Việt Nam. Tranh ảnh về các khu vực địa hình Việt Nam
2 . Học sinh::Tập bản đồ bài tập thực hành
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 643 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 8 tiết 35: Đặc điểm các khu vực địa hình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết35 Ngày soạn 19/03/2008
Bài 29 : Đặc điểm các khu vực địa hình
I - Mục đích yêu cầu: Qua tiết này làm cho HS nắm được
- Sự phân hoá đa dạng địa hình Việt Nam. Nắm được đặc điểm cấu trúc, phân bố các khu vực địa hình: đồi núi, đổng bằng, bờ biển và thềm lục địa Việt Nam
- Có kỹ năng đọc bản đồ lược đồ địa hình Việt Nam.
II- chuẩn bị cho tiết dạy và học:
1. Giáo viên: Bản đồ địa hình hoặc bản đồ tự nhiên Việt Nam. Tranh ảnh về các khu vực địa hình Việt Nam
2 . Học sinh::Tập bản đồ bài tập thực hành
III - tiến trình tiết dạy và học trên lớp:
1) Bài cũ: a) Dùng bản đồ địa hình Việt Nam để chứng minh cho các đặc điểm địa hình Việt Nam
b) Tại sao nói đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam.
2) Bài mới: Vào bài: địa hình nước ta đa dạng và chia thành nhiều khu vực địa hình khác nhau: Dồi núi đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa. Mỗi khu vực có nét đặc trng về địa hình.... do đó việc phát triển kinh tếxã hội trên mỗi khu vực địa hình cũng có những thuận lợi và khó khăn riêng. Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu về các khu vực địa hình Việt Nam.
Hoạt động của GV và học sinh
Nội dung chính
Họat động1/Nhóm:
Bước1 :HS dựa vào hình 28.1, bản đồ tự nhiên Việt Nam, kết hợp nội dung sách gíao khoa cho biết:
- Địa hình Việt Nam có thể chia làm mấy khu vực.
- Khu vực đồi núi lại chia ra làm mấy khu vực.
* Nhóm 1: Nghiên cứu địa hình vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc
* Nhóm 2 nghiên cứu vùng Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam
* Nhóm 3: Nghiên cứu địa hình đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ
.( Cho học sinh nghiên cứu theo phiếu học tập sau đây
1- Khu vực đồi núi:
Lập bảng so sánh địa hình vùng núi Tây Bắc và vùng Đông Bắc
Nội dung so sánh
Vùng núi Đông bắc
Vùng núi Tây Bắc
Vị trí giới hạn
-Tả ngạn sông Hồng từ dãy núi Con Voi ->vùng đồi núi ven biển Quảng Ninh
- Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
Đặc điểm địa hình
-Vùng các cánh cung rộng lớn và vùng đồi trung du có địa hình cáctơ phổ biến . Có các cảnh đẹp hùng vĩ.
- Là các dãy núi cao hiểm trở,
- Núi chạy theo hướng TB- ĐN, có các cao nguyên đá vôi hiểm trở.
- Có các cánh đồng trù phú( Mường Thanh Than Uyên Nghĩa Lộ)
Giá trị kinh tế
- Khai thác khoáng sản, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc
- phát triển thuỷ điện, căn nuôi gia súc trồng cây công nghiệp cận nhiệt dài ngày
Lập bảng so sánh vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam
Nội dung so sánh
Trường Sơn Bắc
Trường Sơn Nam
Vị trí giới hạn
-Từ sông Cả-> dãy Bạch Mã (600km)
- Từ dãy Bạch Mã trở vào
Đặc điểm địa hình
- Vùng núi thấp 2 sờn không cân xứng.
- Có nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển.
- Đây là vùng cao nguyên hùng vĩ, mặt phủ ba zan và địa hùnh xếp tầng. độ cao chênh nhau 500m
Giá trị kinh tế
- Có giá trị trồng cây ăn quả cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc
- Có giá trị trồng cây công nghiệp nhiệt đới dài ngày phục vụ cho xuất khẩu và thị trường trong nước.
Hoạt động của GV và học sinh
Nội dung chính( Tiếp theo)
Bước 2: HS phát biểu ý kiến
Bước 3: GV chuẩn kiến thức
- Khu vực đồi núi nứoc ta chia thành4 khu vực:
+ Vùng núi Đông Bắc
+ Vùng núi Tây Bắc
+ Vùng núi Trường Sơn Bắc.
+ Vùng núi Trường Sơn Nam
Hoạt động 2:
( nhóm 3)
Lập bảng so sánh giữ địa hình Đồng bằng Bắc bộ và đồng bằng Nam Bộ
Nội dung so sánh
Đồng Bằng Bắc Bộ
Đông Bằng Nam Bộ
Đồng bằng duyên Hải Miền Trung
Vị trí giới hạn
Phía Bắc nước ta, hạ lu sông Hồng và sông Thái Bình
- Phía Nam nước ta hạ lưu của sông CửuLong
- Duyên hải miền trung hạ lu của các sông miền Trung
Diện tích
- 15000km2
40000km2
15000km2
Đặc điểm địa hình
-Địa hình phù sa không hoàn toàn bằng phẳng.
- có hệ thống đê điều viền lại có địa hình ô trũng
- Địa hình phù sa , thấp,hoàn toàn bằng phẳng, có diện tích đất bị ngập nớc lớn muốn sử dụng phải cải tạo
- Điạ hình ở đây do phù sa sông hặc do phù sa biển bồi đắp.
-Địa hình đồng bằng bị đồi núi chia thành nhiều mảnh vụn vặt nh: đồng bằng phú Yên, Bình Định....
Giá trị kinh tế
- Trồng luá nứơc cây công nghiệp ngắn ngày, hoa maù
- Thâm canh lúa nước, vùng năng suất luá cao, cây ăn quả
- lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày
Bước 2: Học sinh các nhóm trình bày ý kiến , nhóm khác bổ sung.
Bước 3: GV chuẩn kiến thức.
( Gv chuyển tiếp: Các dạng địa hình có mối quan hệ với nhau, tạo nên tính thống nhất nhng vẫn coa sự phân hoá giữa các khu vực địa hình. Địa hình bờ biển thềm lục địa có đặc điểm gì?)
Hoạt động 3/ Cá nhân
Bước 1: HS dựa vào hình 28.1 Atlát Việt Nam , kết hợp nội dung sách giáo khoa và vốn hiểu biết hãy:
- Nêu chiều dài bờ biển Việt Nam.
- Cho biết bờ biển có mấy dạng địa hình chính? Dặc điểm từng dạng địa hình và hướng sử dụng.
- Tìm trên bản đồ vị trí vịnh Hạ Long, vịnh Cam Ranh, các bãi biển Đồ Sơn Sầm Sơn, Vũng Taù , Hà Tiên.
- Thềm lục địa nước ta rộng tại vùng biển nào, nơi nào thu hẹp lại? Tại sao?
- Vai trò của thềm lục địa đối với phát triển kinh tế.
Bước 2: HS phát biểu GV chuẩn kiến thức.
2 - Khu vực đồng bằng
- Có hai đồng bằng lớn
- Ngoài ra còn có đồng bằng duyên hải trung bộ nhìn chung kém phì nhiêu
3 - Địa hình bờ biển và thềm lục địa
- Bờ biển nước ta dài 3260 km.
- Có hai dạng chính:
+ Bờ biển bồi tụ đồng bằng .
+ Bờ biển mài mòn chân núi, hải đảo.
IV- Đánh giá:
1 - Trình bầy các khu vực địa hình nước ta.
2 - So sánh đặc điểm địa hình của hai đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ
3 - Địa hình bờ biển và thềm lục địa có gì nổi bật?
V- Hướng dẫn về nhà:
1) Làm bài tập trong tập bản đồ
2) Học câu hỏi theo nội dung sách Giáo khoa.
3) Nghiên cứu trước nội dung bài mới.
File đính kèm:
- tiet 35n.doc