Tuần 1
Tiết 1. BÀI 1. CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
I - Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần:
- Biết được nước ta có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc luôn đoàn kết bên nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Trình bày được đặc điểm phân bố các dân tộc ở nước ta.
- Xác định được trên BĐ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc.
- Có tinh thần tôn trọng, đoàn kết dân tộc.
143 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 653 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 9 - THCS Châu Thành, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÝ LỚP 9
Cả năm: 37 tuần X 1,5 tiết/tuần( 52 tiết)
Học kỳ 1: 19 tuần -35 tiết
Học kỳ 2: 18 tuần-17 tiết
&
ĐỊA LÝ VIỆT NAM ( tiếp theo)
HỌC KỲ MỘT
ĐỊA LÝ DÂN CƯ
Tiết
Tuần
Bài
NỘI DUNG BÀI DẠY
1
1
1
Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
2
1
2
Dân số và gia tăng dân số
3
2
3
Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
4
2
4
Lao động và việc làm chất lượng cuộc sống
5
3
5
Thực hành: Phân tích và so sánh tháp tuổi dân số năm 1989 và 1999
ĐỊA LÝ KINH TẾ
6
3
6
Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam
7
4
7
Các nhân tó ảnh hưởng đến sự phân bố nông nghiệp
8
4
8
Sự phát trển và phân bố nông nghiệp
9
5
9
Sự phát triển và phân bố sản xuất lâm nghiệp, thuỷ sản
10
5
10
Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm
11
6
11
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân phát triển và phân bố công nghiệp
12
6
12
Sự phát triển và phân bố công nghiệp
13
7
13
Vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ
14
7
14
Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
15
8
15
Thương mại và du lịch
16
8
16
Thực hành: Vẽ biểu đồ về thay đổi cơ cấu kinh tế
17
9
17
Ôn tập
18
9
Kiểm tra viết 1 tiết
SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ
19
10
17
Vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ
20
10
18
Vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ ( tiếp theo)
21
11
19
Thực hành: Đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
22
11
20
Vùng Đồng bằng sông Hồng
23
12
21
Vùng Đồng bằng sông Hồng ( tiếp theo)
24
12
22
Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người
25
13
23
Vùng Bắc Trung Bộ
26
13
24
Vùng Bắc Trung Bột (Tiếp theo)
27
14
25
Vùng duyên hải Nam Trung Bộ
28
14
26
Vùng duyên hải Nam Trung Bộ( tiép theo)
29
15
27
Thực hành: Kinh tế biển của Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ
30
15
28
Vùng Tây Nguyên
31
16
29
Vùng Tây Nguyên (tiếp theo)
32
16
30
Thực hành: So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên
33
17
Ôn tập
34
18
KIỂM TRA HỌC KỲ I
HỌC KỲ HAI
35
20
31
Vùng Đông Nam Bộ
36
21
32
Vùng Đông Nam Bộ( tiép theo)
37
22
33
Vùng Đông Nam Bộ( tiếp theo)
38
23
34
Thực hành: Phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ
39
24
35
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
40
25
36
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)
41
26
37
Thực hành : Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long.
42
27
Ôn tập
43
28
Kiểm tra viết 1tiết
44
29
38
Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên mooi trường biển -đảo.
45
30
39
Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển -đảo ( tiếp theo)
46
31
40
Thực hành :Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí
ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH NGHỆ AN
47
32
41
Địa lý tỉnh Nghệ An
48
33
42
Địa lý tỉnh Nghệ An ( Tiếp theo)
49
34
43
Địa lý tỉnh Nghệ An ( Tiếp theo)
50
35
44
Thực hành: Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên.
Vẽ và phân tích biểu đồ cơ cấu kinh tế địa phương(Nghệ An)
51
36
Ôn tập
52
37
KIỂM TRA KỲ 2
HỌC KỲ MỘT
ĐỊA LÝ VIỆT NAM ( tiếp theo)
ĐỊA LÝ DÂN CƯ
Ngày soạn: 12/8/2011 .
Ngày dạy: 15/8/2011
Tuần 1
Tiết 1. BÀI 1. CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
I - Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần:
- Biết được nước ta có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc luôn đoàn kết bên nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Trình bày được đặc điểm phân bố các dân tộc ở nước ta.
- Xác định được trên BĐ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc.
- Có tinh thần tôn trọng, đoàn kết dân tộc.
II - Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ dân cư Việt Nam
- Bộ tranh ảnh các dân tộc Việt Nam
III - Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Bài mới:
Hoạt động dạy học
Nội dung
H. Dựa vào vốn hiểu biết của mình, em hãy cho biết nước ta có bao nhiêu DT anh em.
H. Nêu tên và một vài đặc điểm bên ngoài về một số dân tộc mà em biết.
- GV cho HS xem tranh.
H. Đặc điểm riêng của mỗi dân tộc thể hiện ở những điểm nào?
H. Quan sát biểu đồ hình 1.1, em hãy nhận xét về cơ cấu các DT ở nước ta.
H. Quan sát bảng 1.1 SGK, em hãy kể tên 5 DT có số dân đông nhất, ít nhất.
H. Kể tên một số sản phẩm tiểu thủ công nghiệp tiêu biểu của một số dân tộc mà em biết.
H. Trong số các DT nước ta, DT nào cao quý nhất.
H. Em hãy phân biệt DT Việt và DT Việt Nam.
H. Ý kiến trong sách giáo khoa: Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cũng là người Việt Nam - Em thấy có đúng không? Vì sao?
H. Quan sát hình 1.2 SGK (Lớp học vùng cao), em có nhận xét gì về đời sống vật chất và sinh hoạt tinh thần của họ?
H. Dựa vào vốn hiểu biết của mình, em hãy cho biết DT Kinh phân bố chủ yếu ở đâu?
H. Các DT ít người phân bố chủ yếu ở đâu?
H. Nghiên cứu nội dung SGK, hoàn thành bảng sau:
H. Trong những năm gần đây, sự phân bố các DT đã có những thay đổi như thế nào?
I. Các dân tộc ở Việt Nam:
- Nước ta có 54 DT anh em.
- Dân tộc Kinh có số dân đông nhất, chiếm 86.2% dân số cả nước (1999).
- Mỗi dân tộc có bản sắc riêng thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán, quần cư... Tạo ra bản sắc văn hóa VN phong phú, đa dạng.
- Người Việt là dân tộc nhiều có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, có nhiều nghề thủ công đạt trình độ tinh xảo. Là lực lượng lao động đông đảo trong các nghành kinh tế-khoa học-kĩ thuật.
- Các dân tộc ít người có trình độ phát triển kinh tế khác nhau,mối dân tộc có kinh nghiệm riêng trong sản xuất và đời sống
- Người VN ở nước ngoài cũng là bộ phận của cộng đồng DT VN.
II. Phân bố các dân tộc
1. Dân tộc Kinh:
- Dân tộc Kinh phân bố rộng khắp cả nước nhưng tập trung chủ yếu ở ĐB, trung du và ven biển.
2. Các dân tộc ít người:
- Các DT ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du theo từng khu vực khác nhau.
Khu vực
DT
chủ yếu
Trung
du
và
Miền
núi
Bắc Bộ
Núi
thấp
(dưới 700m)
Tả ngạn S.Hồng
Hữu ngạn S.Hồng
Vùng núi TB
(700-1000m)
Vùng núi cao
(trên 1000m)
Trường
Sơn -
Tây Nguyên
Đắc Lắc
Kon Tum -Gia Lai
Lâm Đồng
Duyên hải cực NTB
và Nam Bộ
Vùng đồng bằng
Các đô thị
3. Củng cố:
- Hướng dẫn HS làm bài tập trong vở BT.
4. Dặn dò:
- Làm BT.
- Học bài.
- Chuẩn bị bài 2: Máy tính, thước
Ngày soạn: 12/8/2011
Ngày dạy: 18/8/2011
Tiết 2.
BÀI 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ
I - Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần:
- Biết được thực trạng dân số nước ta trong thời gian gần đây.
- Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả.
- Biết sự thực trạng cơ cấu dân số và sự thay đổi cơ cấu dân số.
- Rèn kỷ năng phân tích biểu đồ, số liệu thống kê.
- Có nhận thức đúng về vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình.
II - Đồ dùng dạy học:
- Biểu đồ biến đổi dân số nước ta (Phóng to hình 2.1 SGK).
- Tranh ảnh về vấn đề dân số, KHHGĐ.
III - Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ:
H. Trình bày đặc điểm thành phần dân tộc nước ta.
3. Bài mới:
Hoạt động dạy học
Nội dung
H. Dựa vào SGK và vốn hiểu biết của mình, em hãy cho biết số dân nước ta theo số liệu thống kê năm 2002 và 1.4.2009?
H. So sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới, rút ra nhận xét.
- GV hướng dẫn học sinh cách đọc biểu đồ hình 2.1 SGK.
H. Qua biểu đồ, em hãy:
- Nhận xét sự thay đổi số dân nước ta từ 1954 tới 2003.
- Từ 1954 đến 1989 và từ 1989 đến 2003, TB mỗi năm DS nước ta tăng thêm mấy triệu người.
- Nhận xét tỉ lệ gia tăng tự nhiên của DS nước ta từ 1954 đến 2003.
H. Giải thích nguyên nhân của tình hình GTTN của DS nước ta thời gian trên.
H. Tại sao tỉ lệ GTTN đã giảm nhưng TB mỗi năm, DS nước ta vẫn tăng thêm hơn 1 triệu người?
H. Quan sát bảng 2.1, em hãy trả lời câu hỏi trong SGK và nêu nhận xét tình hình GTTN của DS giữa các vùng nước ta.
H. Dân số đông, tăng nhanh có những thuận lợi, khó khăn gì?
H. Nêu lợi ích của việc giảm tỉ lệ GTTN của dân số.
H. Quan sát bảng 2.2, em hãy cho biết cơ cấu DS theo nhóm tuổi phân thành mấy nhóm, đặt lại tên cho mỗi nhóm.
H. Tính tỉ lệ dân số theo từng nhóm tuổi qua các năm 1979, 1989, 1999. Từ đó so sánh và rút ra nhận xét.
H. Cơ cấu DS trẻ tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì?
H. Qua bảng 2.2, em hãy rút ra nhận xét về sự thay đổi tỉ lệ nam-nữ theo từng nhóm tuổi qua các năm 1979, 1989, 1999.
H. Nguyên nhân của sự thay đổi này?
H. Tỉ số giới tính giữa các vùng có giống nhau không, tại sao?
H. Cơ cấu DS theo giới tính ảnh hưởng như thế nào tới kinh tế, xã hội.
I. Số dân:
- Năm 2002: 79.7 triệu người.
- 1.4.2009: 85,8 triệu người.
=> Việt Nam là nước đông dân.
II. Gia tăng dân số:
+ Số dân nước ta tăng liên tục.
+ TB mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu người.
- Gia tăng tự nhiên:
+ Từ những năm 1950 tới cuối thế kỷ XX, nước ta có tỉ lệ GTTN của DS cao => "Bùng nổ dân số".
+ Hiện nay, bùng nổ dân số đã chấm dứt nhưng tỉ lệ GTTN vẫn còn cao. (năm 1999 là 1,43%).
- Tỉ lệ GTTN đã giảm nhưng TB mỗi năm, DS nước ta vẫn tăng thêm hơn 1 triệu người do nước ta có quy mô DS đông.
- Tỉ lệ GTTN của DS không đồng đều giữa các vùng:
+ Nông thôn, miền núi có tỉ lệ GTTN cao.
+ Đô thị, đồng bằng có tỉ lệ GTTN thấp hơn.
- Dân số đông, tăng nhanh tạo ra thuận lợi nhưng cũng gây rất nhiều khó khăn tới kinh tế, xã hội và môi trường.
III. Cơ cấu dân số:
1. Cơ cấu theo nhóm tuổi:
- Nước ta có cơ cấu dân số trẻ.
- Cơ cấu DS nước ta đang biến đổi theo hướng "già đi".
2. Cơ cấu theo giới tính:
- Nước ta đang có tỉ lệ nữ cao hơn tỉ lệ nam (tỉ số giới tính thấp).
- Tỉ lệ nam - nữ đang thay đổi theo hướng cân bằng.
* Nguyên nhân và hậu quả của dân số đông:
- Nguyên nhân:
+ Số người trong độ tuổi sinh đẻ đông
+ Chưa có ý thức kế hoạch hóa gia đình
+ Quan niệm về nòi giống
...
- Hậu quả:
+ Đối với giải quyết việc làm, phúc lợi xã hội
+ Sức ép đối với tài nguyên,môi trường
+ Tệ nạn xã hội
....
4. Củng cố:
- Làm BT trong tập BĐ.
5. Dặn dò:
- Học bài.
- làm BT trong vở BT.
- Chuẩn bị bài 3: Các tổ phóng to lược đồ hình 3.1 SGK (tổ chức theo tổ)
Tuần 2 Ngày soạn: 23/08/2011
Ngày dạy: 22/8/2011
Tiết 3
BÀI 3. PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ
I - Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần:
- Hiểu và trình bày được đặc điểm MĐDS và phân bố dân cư của nước ta.
- Biết được đặc điểm của các loại hình quần cư nông thôn, quần cư đô thị và tình hình đô thị hóa của nước ta.
- Biết phân tích lược đồ phân bố dân cư và đô thị VN (Năm 1999) và một số bảng số liệu thống kê.
- Ý thức được sự cần thiết phải phát triển đô thị trên cơ sở phát triển CN, bảo vệ MT nơi đang sống, chấp hành các chính sách của Nhà nước về phân bố dân cư.
II - Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt nam.
- Tranh ảnh về nhà ở, về một số hình thức quần cư ở nước ta.
- bảng thống kê về MĐDS của một số quốc gia trên thế giới và một số đô thị ở nước ta.
III - Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ:
H. Trình bày tình hình gia tăng DS nước ta từ những năm giữa thế kỷ XX đến thời gian gần đây.
3. Bài mới:
Hoạt động dạy học
Nội dung
H. Nhắc lại khái niệm và cách tính MĐDS.
H. Tính MĐDS nước ta năm 1999 và 2003.
H. So sánh MĐDS nước ta với một số nước trên thế giới.
H. Quan sát hình 3.1, em hãy:
- Nhận xét về sự phân bố dân cư nước ta.
- Dân cư tập trung đông đúc ở khu vực nào, thưa thớt ở khu vực nào? Tại sao?
H. Hiện nay, dân cư nước ta sinh sống chủ yếu ở thành thị hay nông thôn, tại sao?
Dựa vào SGK và kiến thức đã học, hoàn thành bảng sau:
H. Hiện nay, em thấy quần cư nông thôn nước ta đã có những thay đổi như thế nào?
H. Quan sát bảng 3.1, em hãy nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta từ 1985 đến 2003.
H. Dựa vào hình 3.1, đọc tên các đô thị có quy mô DS trên 1 triệu dân, từ 350 nghìn đến 1 triệu dân.
H. Từ đó, em hãy nêu nhận xét về quy mô đô thị ở nước ta.
H. Quy mô đô thị, tỉ lệ dân thành thị phản ảnh quá trình đô thị hóa ở nước ta như thế nào?
H. Để đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, chúng ta phải tiến hành như thế nào?
I. Mật độ dân số và phân bố dân cư:
- Nước ta có MĐDS cao và không ngừng tăng lên. (năm 2003, MĐDS nước ta là: 246 người/km2).
- Dân cư nước ta phân bố không đồng đều theo lãnh thổ:
+ Tập trung Đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị : ĐBSH có mật độ dân số cao nhất cả nước. Miền núi dân cư Thưa thớt: Tây Bắc và Tây Nguyên MĐDS thấp nhất.
+ Phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn cũng có sự chênh lệch nhau:74% dân cư sống ở vùng nông thôn, 26% dân số ở vùng thành thị (2003).
II. Các loại hình quần cư:
a. Quần cư nông thôn:
- Dân cư sống thành làng, bản, phum, sóc sống phụ thuộc vào nông nghiệp.
b. Quần cư thành thị:
- Dân cư sống thành phố xá, họat động kinh tế là công nghiệp, dịch vụ. Phân bố ở đồng băng ven biển, quy mô vừa và nhỏ.
III. Đô thị hóa:
- Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta ngày càng tăng nhưng còn chậm.
- Quy mô đô thị nước ta chủ yếu là vừa và nhỏ.
=> Trình độ đô thị hóa ở nước ta còn thấp.
- Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa phải gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và bảo vệ môi trường.
4. Củng cố: Hướng dẫn HS làm BT trong vở BT và tập BĐ.
5. Dặn dò:
- Học bài.
- Làm bài tập.
- Chuẩn bị bài 4: Phóng to biểu đồ hình 4.1, 4.2 (theo tổ).
Ngày soạn: 25/8/2011
Ngày dạy: 26/8/2011
Tiết 4.
BÀI 4. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
I - Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần:
- Hiểu và trình bày được đặc điểm nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở nước ta.
- Biết sơ lược về chất lượng cuộc sống và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta.
- Rèn kỷ năng phân tích biểu đồ, số liệu thống kê.
II - Đồ dùng dạy học:
- Các biểu đồ cơ cấu lao động.
- Bảng thống kê về sử dụng lao động.
- Tranh ảnh về chất lượng cuộc sống.
III - Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ:
H. Trình bày đặc điểm phân bố dân cư nước ta.
3. Bài mới:
Hoạt động dạy học
Nội dung
H. Nhắc lại số dân và tỉ lệ dân cư trong độ tuổi lao động của nước ta năm 1999.
H. Từ đó em hãy nêu lên nhận xét về nguồn lao động nước ta, giải thích.
H. Dựa vào vốn hiểu biết của mình, em hãy nêu lên những mặt mạnh của nguồn lao động nước ta?
H. Hãy lấy ví dụ chứng tỏ những mặt mạnh trên của nguồn LĐ nước ta.
H. lao động nước ta có những hạn chế gì? Cho ví dụ.
H. Quan sát biểu đồ hình 4.1, nêu nhận xét về nguồn lao động qua đào tạo của nước ta.
H. Trong những năm qua, chất lượng nguồn lao động nước ta đã được cải thiện như thế nào?
H. Theo em, để nâng cao chất lượng nguồn lao động cần phải làm gì?
H. Quan sát hình 4.1, nhận xét về cơ cấu lao động giữa thành thị và nông thôn, giải thích?
H. Số lao động làm việc trong các ngành kinh tế nước ta đã thay đổi như thế nào trong những năm qua?
H. Quan sát biểu đồ hình 4.3, em hãy rút ra nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu sử dụng lao động theo các ngành KT nước ta.
H. Giải thích tình hình trên.
H. Quan sát bảng 4.1, nhận xét về cơ cấu sử dụng LĐ theo thành phần KT nước ta.
H. Tại sao việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay?
H. Theo em, để giải quyết việc làm, ta phải làm gì?
H. Trong những năm qua, cuộc sống của GĐ em nói riêng, nhân dân ta nói chung đã có những thay đổi như thế nào?
H. Nguyên nhân của những tiến bộ trên?
H. Chất lượng cuộc sống của người dân VN còn những hạn chế gì?
H. Để nâng cao chất lượng cuộc sống, ta phải làm gì?
I. Nguồn lao động và sử dụng lao động:
1. Nguồn lao động:
- Nước ta có nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh:
Trung bình mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động.
* Những mặt mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta.
- Mặt mạnh:
+ Cần cù, chịu khó.
+ Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp.
+ Có khả năng tiếp thu khoa học kỷ thuật
- Hạn chế:
+ Hạn chế về thể hình, thể lực.
+ Hạn chế về trình độ chuyên môn.
- Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao.
- Phần lớn lao động nước ta tập trung ở nông thôn.
2. Sử dụng lao động:
- Cơ cấu sử dụng LĐ theo các ngành KT:
+ Không đồng đều: Phần lớn lao động làm việc trong lĩnh vực nông. lâm, ngư nghiệp (Chiếm 59,3% năm 2003).
+ Đang thay đổi theo hướng tích cực: giảm tỉ lệ LĐ trong lĩnh vực N-L-N nghiệp, tăng tỉ trọng LĐ trong lĩnh vực CN - XD và dịch vụ.
- Theo thành phần KT: Phần lớn LĐ làm việc trong khu vực ngoài Nhà nước => p/á chủ trương phát triển KT nhiều TP của Đảng và Nhà nước ta.
II. Vấn đề việc làm:
- Nước ta còn nghèo, kinh tế chưa phát triển nên có một bộ phận LĐ chưa sử dụng hết:
+ Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao (6% năm 2003)
+ Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao (22,3% năm 2003).
=> việc làm trở thành vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay.
- Phương hướng giải quyết việc làm:
+ Thu hút vốn đàu tư, mở rộng SX.
+ Tăng cường hướng nghiệp, dạy nghề, giải quyết việc làm.
+ Đa dạng hóa các hoạt động KT ở nông thôn.
+ Hợp tác, xuất khẩu LĐ.
III. Chất lượng cuộc sống:
- Hạn chế:
+ Còn có sự chênh lệch giữa thành thị với nông thôn, giữa các vùng miền và các bộ phận dân cư.
+ Còn thấp kém so với nhiều nước trên thế giới.
- Trong những năm qua, cuộc sông của ND ta không nhừng được cải thiện:
+ Tỉ lệ người lớn biết chữ cao (90,3% năm 1999).
+ Thu nhập bình quân đầu người tăng.
+ Các dịch vụ XH ngày càng tốt.
+ Tuổi thọ tăng.
+ Tỉ lệ tử vong, suy dinh dưởng trẻ em giảm, dịch bệnh được đẩy lùi.
4. Củng cố: Hướng dẫn HS làm BT vở BT và tập BĐ.
5. Dặn dò:
- Học bài.
- Làm bài tập.
- Chuẩn bị bài thực hành (các nhóm vẽ biểu đồ trên giấy A0)
Tuần 3. Ngày soạn: 27/08/2011
Ngày dạy: 29/09/2011
Tiết 5
BÀI 5. THỰC HÀNH PHÂN TÍCH THÁP DÂN SỐ
I - Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần:
- Biết được thực trạng dân số nước ta trong thời gian gần đây.
- Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả.
- Biết thực trạng cơ cấu dân số và sự thay đổi cơ cấu dân số.
- Rèn kỷ năng phân tích biểu đồ, số liệu thống kê.
- Có nhận thức đúng về vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình.
II - Đồ dùng dạy học:
- Biểu đồ biến đổi dân số nước ta (Phóng to hình 2.1 SGK).
- Tranh ảnh về vấn đề dân số, KHHGĐ.
III - Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ:
H. Nêu đặc điểm nguồn lao động nước ta?
H. Trong những năm qua, chất lượng cuộc sống của người Việt Nam đã có những thay đổi như thế nào,?
3. Bài mới:
Hoạt động dạy học
Nội dung
H. Nêu những hiểu biết của em về tháp dân số?
- GV nói thêm về tháp dân số
- GV hướng dẫn HS lập bảng, so sánh 2 tháp dân số theo bảng sau (HĐ nhóm):
- GV hướng dẫn HS tính tỷ lệ dân số phụ thuộc.
H. Giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó.
H. Trình bày những ảnh hưởng của sự thay đổi cơ cấu dân số đến đời sống kinh tế xã hội?
1. Quan sát và phân tích tháp dân số
* Hiểu biết về tháp dân số
Nội dung
Tháp 1989
Năm 1999
Kết luận
Hình dạng
0-14 tuổi
15-59 tuổi
60 trở lên
Tỉ lệ dân số phụ thuộc
2. Sự thay đổi dân số theo độ tuổi
- Nhóm dưới tuổi lao động giảm chỉ còn 33,5% do tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm
- Nhóm trong và trên tuổi lao động tăng cho thấy xu thế ổn định của dân số trong thời gian qua và trong cả những năm tới. Nước ta đã qua giai đoạn bùng nổ dân số
3. Thuận lợi và khó khăn:
+ Thuận lợi:
- Số người ngoài tuổi lao động ít hơn số người trong độ tuổi lao động, tỉ lệ người phụ thuộc ít. Năng suất và sản phẩm nhiều.
- Tuổi dưới lao động ít góp phần giảm sức ép tới tài nguyên, môi trường và chất lượng cuộc sống.
+ Khó khăn: Vấn đề việc làm cho số lao động dôi ra.
4. Củng cố: Hướng dẫn HS làm BT vở BT và tập BĐ.
5. Dặn dò:
- Học bài.
- Làm bài tập.
- Chuẩn bị bài thực 6.
Ngày soạn: 27/08/2011
Ngày dạy: 1/09/2011
Tiết 6
BÀI 6. SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
I - Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần:
- Có những hiểu biết về quá trình phát triển của nền KT nước ta trong những thập kỷ gần đây.
- Hiểu được xu hướng phát triển KT, những thành tựu và những khó khăn trong quá trình phát triển.
- Có kỹ năng phân tích biểu đồ về quá trình diễn biến của hiện tượng địa lý.
- Rèn kỷ năng đọc bản đồ.
- Rèn kỹ năng vẽ và phân tích biểu đồ cơ cấu.
II - Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Biểu đồ về sự chuyển dịch cơ cấu GDP Việt Nam từ 1991-2002
- Một số tranh ảnh.
III - Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Bài mới:
Hoạt động dạy học
Nội dung
H. Nêu những đặc điểm của nền kinh tế nước ta qua các giai đoạn lịch sử?
GV treo một số tranh ảnh
+ Tranh ảnh phản ánh về đời sống, sản xuất, KHKT, kinh tế....
-> Đặc trưng là những khó khăn của giai đoạn trước để lại. Xây dựng lại toàn bộ cơ sở vật chất kĩ thuật và hạ tầng
H. Thời gian của qua trình đổi mới?
GV treo biểu đồ của quá trình chuyển dịch cơ cấu GDP giai đoạn 1991 - 2002
GV giải thích một số kí hiệu của biểu đồ
H. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu GDP của các ngành kinh tế trong giai đoạn này?
H. Điều đó thể hiện đặc điểm gì của nền kinh tế nước ta?
H. Quan sát lược đồ, đọc tên các vùng KT?
H. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ nhằm mục đích gì?
H. Quan sát bảng 6.1, kể tên các thành phần KT?
H. Nghiên cứu nội dung SGK, nêu các thành tựu.
H. Nêu các khó khăn, thách thức của nền KT nước ta trong quá trình đổi mới?
I. Nền kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới :
Nền KT nước ta có từ lâu đời và trải qua nhiều giai đoạn phát triển.
- CM tháng tám 1945
- 1945 – 1954
- 1954 – 1975( ở MB ,MN)
- 1986 đến nay.
Đến cuối những năm 1980, do gặp nhiều khó khăn, nền KT nước ta rơi vào khủng hoảng.
II. Nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới :
- Quá trình đổi mới được thực hiện từ 1986 đến nay
1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế :
a/ Chuyển dịch cơ cấu ngành:
- Giảm tỷ trọng khu vực Nông-Lâm-Ngư nghiệp.
- Tăng tỷ trọng khu vực Công nghiệp - Xây dựng
- Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng khá cao nhưng vẫn còn nhiều biến động.
b/ Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ:
- Hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ. Từ đó hình thành các vùng KT và vùng KT trọng điểm.
- Có 7 vùng KT và 3 vùng KT trọng điểm.
c/ Chuyển dịch cơ cấu thành phần KT.
- Từ nền KT chủ yếu là Nhà nước và tập thể sang nền KT nhiều thành phần.
- Có 5 TP KT.
2. Những thành tựu và thách thức
a/ Thành tựu:
- KT tăng trưởng tương đối vững chắc (trên 7%/năm)
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH
- Nền KT nước ta ngày càng hội nhập sâu vào nền KT khu vực và toàn cầu.
b/ Thách thức:
- Sự chênh lệch giàu nghèo.
- Nguy cơ cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
- Vấn đề việc làm, an ninh xã hội, y tế giáo dục .....
- Thách thức lớn khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế
4. Củng cố: Hướng dẫn HS làm BT vở BT và tập BĐ.
5. Dặn dò:
- Học bài.
- Làm bài tập.
- Chuẩn bị bài thực 7.
Tuần 4. Ngày soạn: 3/09/2011
Ngày dạy:8/09/2011
Tiết 7
BÀI 7. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
I - Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần:
- Nắm được vai trò của các nhân tố tự nhiên và KT - XH đối với quá trình phát triển và phân bố ngành nông nghiệp.
- Thấy được những nhân tố này đã ảnh hưởng đến sự hình thành nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới, đang phát triển theo hướng thâm canh và chuyên môn hóa.
- Có kỹ năng đánh giá giá trị kinh tế của các tài nguyên, biết sơ đồ hóa các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp Việt Nam.
- Biết liên hệ được với thực tế địa phương.
II - Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Bản đồ khí hậu Việt Nam
- Bản đồ đất đai Việt Nam
III - Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ:
H. Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu KT nước ta trong thời kỳ đổi mới?
H. Nêu những thành tựu và thách thức của nền KT nước ta trong thời kỳ đổi mới.
3. Bài mới:
Hoạt động dạy học
Nội dung
H. Gồm các nhân tố nào?
H. Vai trò nhân tố đất đai đối với ngành nông nghiệp?
H. Nêu đặc điểm TN đất của nước ta? Gồm những loại chính nào ? S và phân bố ở đâu, giá trị KT mỗi loại ?
H. Nêu đặc điểm khí hậu nước ta ? Chúng có những thuận lợi và khó khăn nào đối với nông nghiệp.
H. Tại sao nước cũng là một nguồn tài nguyên đối với nông nghiệp?
H. Nguồn tài nguyên nước của nước ta có hạn chế gì?
H. Tài nguyên sinh vật ở nước ta có đặc điểm gì?
H. Rút ra nhận xét gì về các nhân tố tự nhiên?
H. Nhắc lại đặc điểm dân cư, lao động nước ta ? Nó mang lại những thuận lợi gì ?
H. Lao động nông nghiệp nước ta có ưu điểm gì ?
H. Quan sát sơ đồ H7.2, kể tên một số cơ sở vật chất kỷ thuật phục vụ SXNN.
H. Cơ sở vật chất kỷ thuật trong nông nghiệp ở nước ta hiện nay như thế nào?
H. Công nghiệp chế biến có vai trò như thế nào đối với SXNN ?
H. Chính sách có vai trò như thế nào đối với SXNN ?
H. Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách gì đối với SXNN ?
H. Thị trường có ảnh hưởng đến nông nghiệp như thế nào?
H. Đặc điểm của thị trường trong nước và ngoài nước hiện nay?
I. Các nhân tố tự nhiên :
1. Tài nguyên đất
- TN đất của nước ta đa dạng, gồm 2 loại chính:
+ Đất phù sa: S = 3 triệu ha, phân bố ở đồng bằng, ven biển. Thuận lợi cho trồng lúa, cây CN ngắn ngày, hoa màu.
+ Đất Feralit có d
File đính kèm:
- dia 9 chuan kien thuc 2011 2012.doc