Bài 17: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
A. MỤC TIấU:
1. Kiến thức: Sau bài học giỳp học sinh
- Hiểu được cơ bản tình hình phát triển kinh tế ở trung du và miền núi bắc bộ theo trình tự: Công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Nắm được một số vấn đề trọng tâm.
2. Kĩ năng:
- Nắm vững phương pháp so sánh giữa các yếu tố địa lí; kết hợp kênh chữ và kênh hình để phân tích, giải thích theo các câu hỏi gợi ý trong bài.
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ môi trưòng, tài nguyên và lòng yêu thiên nhiên, đất nước.
22 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 656 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 9 tiết 20 đến 25, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 20 Ngày soạn: ..../..../2007
Bài 17: VÙNG TRUNG DU và miền núi BẮC BỘ
A. MỤC TIấU:
1. Kiến thức: Sau bài học giỳp học sinh
- Hiểu được cơ bản tình hình phát triển kinh tế ở trung du và miền núi bắc bộ theo trình tự: Công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Nắm được một số vấn đề trọng tâm.
2. Kĩ năng:
- Nắm vững phương pháp so sánh giữa các yếu tố địa lí; kết hợp kênh chữ và kênh hình để phân tích, giải thích theo các câu hỏi gợi ý trong bài.
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ môi trưòng, tài nguyên và lòng yêu thiên nhiên, đất nước.
B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
- Đặt và giải quyết vấn đề.
C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
- Giỏo viờn: - Lược đồ kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc bộ.
- Một số tranh ảnh kinh tế về Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà
D. TIẾN TRèNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số
II. Kiểm tra bài cũ:
1. Hãy nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc bộ?
2.Tại sao trung du Bắc bộ là địa bàn đông dân và phát triển kinh tế- xã hội cao hơn so với miền núi Bắc bộ?
III.Nội dung bài mới:
1. Đặt vấn đề:
Trung du và miền núi Bắc bộ là địa bàn phát triển nhiều ngành công nghiệp quan trọng như khai thác khoáng sản và thuỷ điện.Cơ cấu sản xuất nông nghiệp đa dạng, đặc biệt là trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cân nhiệt và ôn đới.Các thành phố công nghiệp đang phát huy vai trò trung tâm kinh tế vùng.
2. Triển khai bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY + TRề
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1:
GV: Quan sát lược đồ H 18.1, xác định các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện, các trung tâm công nghiệp luyện kim, cơ khí, hoá chất ?
HS: Xác định trên bản đồ
GV: Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng đông Bắc ?
HS: Khu vực giàu khoáng sản bậc nhất nước ta.........
GV: Vì sao phát triển thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng tây Bắc ?
HS: Đầu nguồn một số hệ thống sông lớn, địa thế lưu vực cao, đồ sộ nhất nước ta - lòng sông, các chi lưu rất dốc, nhiều thác ghềnh , nguồn thuỷ năng lớn nhất Việt nam.
GV: Nêu ý nghĩa của nhà máy thuỷ điện Hoà bình?
HS: SX điện, điều tiết lũ, cung cấp nước tưới vào mùa khô, khai thác du lịch, nuôi trồng thuỷ sản, điều hoà khí hậu
GV: Xác định các cơ sở chế biến khoáng sản, cho biết mối liên hệ giữa nơi khai thác và nơi chế biến?
HS: Khai thác gắn liền với CN chế biến, một phần phục vụ xuất khẩu.
GV: Cho biết nông nghiệp của vùng có những ĐKTN thuận lợi cho sự phát triển như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Dựa vào Hình 18.1, xác định địa bàn phân bố phân bố cây Cn lâu năm ?cây trồng nào có tỉ trọng lớn nhất so với cả nước.
HS: Trả lời
GV: Nhờ ĐK thuận lợi gì mà cây chè chiếm tỉ trọng lớn và diện tích, sản lượng lớn so với toàn quốc?
HS: Đất phe ralít đồi núi, khí hậu, thị trường lớn...
GV: Trung du và miền núi Bắc Bộ có điều kiện gì để SX lương thực chính?
HS: Dựa vào sgk và kiến thức đả học trả lời
GV:Cho biết trong vùng còn có những thế mạnh gì đem lại hiệu quả KT cao?
HS: Nghề rừng, nuôi trâu, lợn, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản...
GV : Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông lâm kết hợp
HS: ở Trung du và miền núi Bắc Bộ 9 điều tiết chế độ dòng chảy của các dòng sông, cân bằng sinh thái, nâng cao đời sống...
GV: Trong SX nông nghiệp của vùng có những khó khăn gì?
HS: SX còn mang tính tự túc, tự cấp, lạc hậu.
- Thiên tai lũ quét, xói mòn đất.
- Thị trường, vốn đầu tư, quy hoạch...
CH: Xác định trên H 18.1 các tuyến đường sắt, ô tô xuất phát từ thủ đô Hà Nội đi đến các thành phố thị xã của các tỉnh biên giới Việt -Trung và Việt -Lào?
CH: Hãy cho biết đặc điểm các tuyến đường trên?
HS: Nối liền đồng bằng sông Hồng với Trung Quốc, lào
GV: Cho biết vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có thể trao đổi các sản phẩm gì với các vùng khác?
HS: Xuất: khoáng sản, lâm sản, chăn nuôi...
Nhập: Lương thực, hnàg công nghiệp...
CH: Tìm trên H18.1 các cửa khẩu quan trọng trên biên giới Việt - Trung, lào - việt.
CH: Cho biết các thế mạnh phát triển du lịch của vùng?
HS: Dựa vào sgk trả lời
Hoạt động 2:
CH: Xác định trên H18.1 vị trí các trung tâm KT?
- Nêu các ngành công nghiệp đặc trưng của mỗi trung tâm?
HS; Thái nguyên: Luyện Kim, cơ khí
Việt Trì: hoá chất vật liệu xây dựng.
Hạ Long: CN than, du lịch
Lạng Sơn: Cửa khẩu quốc tế
IV. Tình hình phát triển kinh tế:
1.Công nghiệp:
- Tập trung phát triển công nghiệp khai thác và năng lượng(nhiệt điện, thuỷ điện)
- Khai thác gắn liền với CN chế biến, một phần phục vụ xuất khẩu.
2.Nông nghiệp:
- Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh thích hợp cho cây CN cận nhiệt và ôn đới phát triển.
- Cây chè là thế mạnh của vùng chiếm tỉ trọng lớn nhất, có thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước.
- Ngô là nguồn lương thực chính của người dân vùng cao phía bắc.
- Nghề rừng phát triển mạnh theo hướng nông - lâm kết hợp.
- Đàn trâu chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước (57,3%)
- Phát triển nông nghiệp còn nhiều khó khăn.
3.Dịch vụ:
- Các cửa khẩu quốc tế quan trọng: Móng Cái, Hữu Nghị, Lào Cai, Tây Trang.
- Hoạt động du lịch là thế mạnh của vùng. Đặc biệt là vịnh Hạ Long.
II.Các trung tâm kinh tế:
- Các thành phố có vị trí quan trọng: Thái nguyên, Việt trì, Hạ long, Lạng sơn, Hạ Long. Mỗi trung tâm có chức năng riêng.
IV. Củng cố:
1.Giải thích vì sao đại bộ phận công nghiệp chế biến khoáng sản phân bố trên địa bàn các tỉnh Trung du Bắc bộ?
2.Thế mạnh kinh tế chủ yếu của vùng Trung du và miền núi bắc bộ là:
a. Khai thác khoáng sản thuỷ điện.
b. Nghề rừng, cây công nghiệp lâu năm.
c. Rau quả cận nhiệt và ôn đới.
d. Tất cả các mặt trên.
V. Dặn dũ:
- Làm BT TH 18 và BT 3 SGK Tr 69.
-Học thuộc bài cũ và chuẩn bị thực hành cho giời sau:
+ Rèn luyện kĩ năng đọc, phântích, đánh giá các yếu tố trên bản đồ.
+ Dụng cụ vẽ sơ đồ.
Tiết : 21 Ngày soạn: ..../..../2007
Bài 19: Thực hành
đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi bắc bộ
A. MỤC TIấU:
1. Kiến thức: Sau bài học giỳp học sinh
- Nắm được kĩ năng đọc các bản đồ.
- Phân tích và đánh giá được tiềm năng và ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển công nghiệp ở vùng trung du và miền núi Băc bộ.
-Biết vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra cuả ngành công nghiệp khai thác , chế biến và sử dụng tài nguyên khoáng sản.
2. Kỹ năng:
- Rốn luyện kỉ năng phõn tớch tổng hợp
3. Thỏi độ:
- Giáo dục ý thức sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường.
B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
- Đàm thoại gợi mở.
- Thảo luận nhúm
- Nờu vấn đề giải quyết vấn đề
C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
- Giỏo viờn: - Thước kẽ, bút chì, máy tính bỏ túi,vở thực hành
- Bản đồ tự nhiên, kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc bộ.
- Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà
D. TIẾN TRèNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số
II. Kiểm tra bài cũ:
1 . Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc?
2. Hãy nêu những thế mạnh về du lịch của vùng Trung du và miền núi Bắc bộ?
III.Nội dung bài mới:
Đặt vấn đề:
Đọc bản đồ có ý nghĩa lớn trong việc học địa lí. Thực hiện tốt nhiệm vụ quan trọng hnàg đầu này, người học sinh đã phân tích và đánh giá các yếu tố địa lí theo thời gian và không gian. Với mục tiêu trên, bài thực hành hôm nay chúng ta cùng phân tích ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản tới sự phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
2. Triển khai bài.
Bài tập 1. Xác định trên H17.1 các mỏ khoáng sản
Thảo luận nhóm(5p)
B11. Gv yêu cầu HS đọc đề bài.
a. Yêu cầu cả lớp đọc phần chú giải tài nguyên khoáng sản H17.1 .
b. - Xác định vị trí các mỏ khoáng sản chủ yếu như than , sắt, thiếc, bô xít, apatít, đồng, chì, kẽm.
- Đọc rõ tên địa phương có khoáng sản đó (Ví dụ: Than Quảng Ninh, Sắt Thái nguyên, Thiếc Cao bằng, Apatít Lao cai.....)
Hs lên bảng xác định các mỏ khoáng sản trên lược đồ.
c. GV giới thiệu bảng:
Một số tài nguyên khoáng sản chủ yếu
ở vùng trung du và miền núi phía bắc
Tên khoáng sản
Đơn vị
Trữ lượng công nghiệp
% so với cả nước
Địa điểm
Than Antraxít
Tỉ tấn
3,5
90
Quảng Ninh
Than mỡ
triệu tấn
7,1
56
Phấn mễ, Làng cẩm, Thái Nguyên
Than lửa đèn
triệu tấn
100
Na Dương( Lạng sơn)
Sắt
triệu tấn
136
16,9
Làng Lếch, Quay Xá(Yên Bái)
Thiếc
triệu tấn
10
Tĩnh Túc(Cao Bằng) Sơn Dương (Tuyên Quang)
Xuất khẩu:
- Nhật bản
- Cu ba
- Trung quốc, EU
Apatít
Tỉ tấn
2,1
Lào Cai
Ti tan
Nghìn tấn
390,9
64
Năm ftrong quặng sứt núi Chùa(Thái Nguyên)
Man Gan
triệu tấn
1,4
Tốc Tất(Cao bằng)
B2: Hs trình bày các nhóm khác bổ sung
B3: GV chuẩn xác kiến thức
bài tập 2. Phân tích đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản tới phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi Bắc bộ:
Thảo luận nhóm(5p)
1. Yêu cầu HS đọc đề bài.
Những ngành CN khai thác nào có điều kiện phát triển mạnh? vì sao?
b.Chứng minh ngành CN luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu sử dụng nguyên liệu khoáng sản tại chổ:
c. Trên H18.1 háy xác định:
- Vị trí của vùng mỏ than Quảng Ninh.
- nhà máy nhiệt điện Uông Bí.
- Cảng xuất khẩu than Cửa ông.
B2: Hs trình bày các nhóm khác bổ sung
B3: GV chuẩn xác kiến thức
- Một số ngành CN khai thác: : Than , sắt, apatít.
- Những điều kiện để các ngành CN khai thác trên phát triển:
+Trữ lượng khá, chất lượng quặng khá tốt, cho phép đầu tư CN.
+ Điều kiện khai thác tương đối thuận lợi.
+ Đó là những khaóng sản quan trọng đối với quóc gia để phát triển CN khai khoáng và nhiều ngnàh CN khác.
- Vị trí các mỏ sắt, than trên H17.1: Mỏ sắt Trại cau cách trung tâm CN Thái Nguyên 7 km; mỏ than Khánh Hoà(10 km); mỏ than mỡ Phấn Mễ (17 km)
d.Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ:
nhiệt điện:
(Phả lại, Uông bí)
))
Than
Quảng Ninh
Xuất khẩu than tiêu dùng trong nước.
Nhật
Tr.Quốc
Xuất khẩu
EU
Cu Ba
IV. Củng cố:
1.Để đảm bảo nguyên liệu cho khu CN Lâm thao ( Phú Thọ) chuyên SX phân bón, việc khai thác và chuyên chở Apatít chủ yếu ở đâu về?
a. Cam Đường( Lào cai)
b. Việt trì.( Phú thọ)
c. Móng Cái.
d. Cả 3 câu đều đúng.
2.Cảng Cửa Ông là cảng chuyên xuất khẩu:
a. Sắt thép
b. Phân bón
c.Than
d. Cả 3 đều đúng.
3. Kí hiệu A trên lợc đồ H 18.1 thể hiện khoáng sản nào sau đây:
a, Than
b, Sắt
c, Pi rít
d, Apatít.
4.Em thử phân loại các khoáng sản phổ biến ở nước ta?
V. Dặn dũ:
- Làm bài tập trong vở thực hành
- Học bài cũ
- Chuẩn bị bài 20
Tiết 22: Ngày soạn: ..../..../2007
Bài 20 : Vùng đồng bằng sông hồng
A. MỤC TIấU:
1. Kiến thức: Sau bài học giỳp học sinh
- Nắm được các đặc điểm cơ bản về đòng bằng sông Hồng, giải thích một số đặc điểm của vùng như đông dân, nôngnghiệp thâm canh, cơ sở hạ tầng kinhtế - xã hội phát triển.
2. Kỹ năng:
- Đọc được lược đồ, kết hợp với kênh chữ để giải thích được một số ưu thế, một số nhược điểm của vùng đông dân và một số giải pháp để phát triển bền vững.
3. Thỏi độ:
- Giáo dục vấn đề dân số tăng nhanh đối với việc phát triển KT-XH, yêu thiên nhiên đất nước.
B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
- Đàm thoại gợi mở.
- Thảo luận nhóm
- Đặt và giải quyết vấn đề
C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
- Giỏo viờn:
- Lược đồ Tự nhiên vùng Đồng bằng sông Hồng.
- HS mang máy tính bỏ túi.
-Tài liệu tranh ảnh về tự nhiên, kinh tế, dân cư ở Đồng bằng Sông Hồng.
- Học sinh:Chuẩn bị bài ở nhà
D. TIẾN TRèNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số
II. Kiểm tra bài cũ:
III.Nội dung bài mới
1. Đặt vấn đề:
Đồng bằng sụng Hồng cú tầm quan trọng dặc biệt trong phõn cụng lao động của cả nước ,đõy là vựng cú vị trớ thuận lợi tài nguyờn thiờn nhiờn phong phỳ và đa dạng dõn cư đụng đỳc nguồn lao động dồi dào mặt bằng dõn trớ cao.
2. Triển khai bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY + TRề
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1:
GV: Dựa vào SGK và kiến thức thực tế cho biết vùng Đồng bằng sông Hồng gồm các tỉnh và thành phố nào?
HS: Trả lời
GV: Quan sát H20.1, hãy xác định ranh giới giữa đồng bằng sông Hồng với các vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
Vị trí các đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ.
HS: Xác định
CH: Cho biết vị trí địa lí của đồng bằng sông Hồng đối với nền kinh tế - xã hội.
HS: Có vị trí thuận lợi trong giao lưu KT-XH với các vùng trong nước.
Hoạt động 2:
Thảo luận nhóm(5p)
B1:Dựa vào H 20.1 và kiến thức đã học, nêu ý nghĩa của sông Hồng đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư.
? Quan sát H20.1 , hãy kể tên và nêu sự phân bố các loại đất ở đồng bằng sông Hồng.
? Điều kiện tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển KT-XH?
B2: Hs trình bày các nhóm khác bổ sung
B3: GV chuẩn xác kiến thức
GV: Những khó khăn do khí hậu mang lại
HS: Khó khăn: Thời tiết không ổn định, do hệ thống đê chống lũ lụt, đồng ruộng trở thành những ô trũng trong đê về mùa mưa thường bị ngập, úng...
Hoạt động 3:
GV: Dựa vào H20.1 cho biết Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao gấp bao nhiêu lần mức TB của cả nước, của các vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên?
GV: yêu cầu HS làm phép chia mật độ DS TB của vùng ĐB sông Hồng cho mật độ DSTB của Trung du và miền núi Bắc bộ, Tây Nguyên và cả nước)
HS: gấp 10,3 lần dân số Trung du miền núi Bắc Bộ, gấp 14,5 lần Tây Nguyên, gấp 5,0 lần cả nước.
GV: Với MĐDS số cao ở đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển KT-XH?
HS: + Thuận lợi: nguồn lao động đồi dào, thị trường tiêu dùng rộng lớn, trình độ thâm canh nông nghiệp, giỏi nghề thủ công, tỉ lệ lao động qua đào tạo tương đối cao; đội ngũ trí thức, kĩ thuật và công nghệ đông đảo.
+ Khó khăn: Bình quân đất nông nghiệp ( đặc biệt là đất trồng lúa)hiện ở mức thấp nhất trong cả nước; tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn cao hơn mức trung bình toàn quóc; nhu cầu lớn về việc làm, y tế, văn hoá, giáo dục ngày càng cao, đòi hỏi đầu tư lớn.
GV: Dưạ vào bảng 20.1, nhận xét tình hình dân cư xã hội của vùng ĐB sông Hồng .
( So sánh các chỉ tiêu phát triển, nhậ xét số liệu)
HS:Trình độ phát triển dân cư , xã hội khá cao.
GV: Hãy cho biết tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở ĐB sông Hồng .
HS: Nét đặc sắc của nền văn hoá sông Hồng.
- Tránh lũ lụt , mở rộng diện tích.
- Phân bố dân cư đều khắp đồng bằng.
- Nông nghiệp thâm canh tăng vụ, công nghiệp và dịch vụ phát triển.
- Giữ gìn các di tích và các giá trị văn hoá.
GV: Kết luận.
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:
- Đồng bằng sông Hồng gồm đồng bằng châu thổ , dãi đất rìa Trung du và vịnh Bắc Bộ.
- Có vị trí thuận lợi trong giao lưu KT-XH với các vùng trong nước.
II.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên nhiên nhiên:
- Sông Hồng bbồi đắp phù sa màu mỡ, cung cấp nước tưới, mở rộng diện tích.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh tạo điều kiện thâm canh tăng vụ phát triển vụ đông thành vụ SX chính.
- Tài nguyên:
+ Có nhiều loại đất, đất phù sa có giá trị cao và diện tích lớn nhất thích hợp thâm canh lúa nước.
+ Nhiều khoáng sản có giá trị : Mỏ đá, sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên.
- Có tiền năng lớn để phát triển nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản và phát triển du lịch.
- Khó khăn:
+ Diện tích đất lầy thụt và đất mặn, phèn cần được cải tạo.
+ đại bbọ phận đất canh tác ngoài đê đang bị bạc màu.
III. Đặc điểm dân cư- xã hội:
-
- Là vùng đông đân nhất cả nước. MđDS TB 1179 người/ km2.đ cao gấp nhiều lần so với cả nước cũng như các vùng khác.
-Hoạt động du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng. đặc biệt là vịnh Hạ Long.
- Trình độ phát triển dân cư , xã hội khá cao.
Kết cấu hạ tầng nông thôn tương đối hoàn thiện.
- Một số đô thị . di tích văn hoá được hình thành lâu đời.
IV. Củng cố:
1.ĐKTN của ĐB sông Hồng có thuận lợi và khó khăn gì cho việc phát triển KT-XH?
2.Nét độc đáo của nền văn hoá sông Hồng , văn hoá Việt nam từ lâu đời là:
a. Hệ thống đê điều ven sông, ven biển.
b. Hải phòng là cửa ngõ quan trọng hướng ra vịnh Bắc Bộ.
c. Kinh thành Thăng long có quá trình đô thị hoá lâu đời
d. Tất cả các ý trên.
V. Dặn dũ:
- Học bài cũ làm bài tập 3 SGK
- Làm bài tập trong vở thực hành
- Chuẩn bị bài 21
Tiết 23 : Ngày soạn: ..../..../2007
Bài21: vùng đồng bằng sông hồng (tiếp )
A. MỤC TIấU:
1. Kiến thức: Sau bài học giỳp học sinh
- Hiểu được tình hình phát triển kinh tế ở đồng bằng sông Hồng.Trong cơ cấu GDP, nông nghiệp vẫn còn chiếm tỉ trọng cao, nhưng công nghiệp và dịch vụ đang chuyển biến tích cực.
- Thấy được vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đang tác động mạnh tới sản xuất và đời sống dân cư. Có thành phố Hà Nội, Hải phòng là hai trung tâm kinh tế lớn nhất và qua trong của đồng bằng sông Hồng.
2. Kỹ năng:
- Biết kết hợp kênh chữ và kênh hình để giải thích một số vấn đề bức xúc của vùng.
3. Thỏi độ:Có ý thức trong việc bảo tài nguyên thiên nhiên. Yêu thiên nhiên đất nước
B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
- Đăt và giải quyết vấn đề.
C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
- Giỏo viờn:
- Lược đồ kinh tế vùng đồng bằng Sông Hồng.
- Một số tư liệu, tranh ảnh hoạt động kinh tế ở đồng bằng sông Hồng.
- Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà
D. TIẾN TRèNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số
II. Kiểm tra bài cũ:
1. Điều kiện tự nhiên của đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển KT-XH?
2. Mật độ dân số cao ở đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển KT-XH?
III.Nội dung bài mới:
1. Đặt vấn đề:
Công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng hình thành sớm nhất Việt Nam. Ngày nay, đồng bằng sông Hồng là vùng phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ, nông lâm ngư nghiệp. Hiện trạng phát triển KT-XH của vùng thế nào.Trước hết, ta tim fhiểu đặc điểm công nghiệp trong thời kì đất nước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
2. Triển khai bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY + TRề
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1:
GV: Căn cứ vào H21.1, hãy nhận xét sự chuyển biến về tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng ở đồng bằng sông Hồng.
Cơ cấu Kt khu vực công nghiệp thay đổi như thế nào từ 1995 – 2000 ?
So sánh với dịch vụ và nông lâm ngư
HS: Khu vực công nghiệp tăng mạnh về giá trị và tỉ trọng trong cơ cấu GDP của vùng.
GV : Giá trị SX công nghiệp thay đổi như thế nào ? Nêu đặc điểm phân bố ?
HS : Dựa vào sgk trả lời
GV: Dựa vào SGK và kiến thức thực tế của bản thân cho biết các ngành công nghiệp trọng điểm của đồng bằng sông Hồng ? Cho biết các sản phẩm công nghiệp quan trọng của vùng ?
CH : Dựa vào H21.2 cho biết địa bàn phân bố của các ngành công nghiệp trọng đỉêm ?
HS: Hải Phòng, Hà Nội, Vĩnh Phúc
GV :Dựa vào bảng 21.1 hãy so sánh năng suất lúa cuả đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Cửu Long và cả nước?
( Nhận xét năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng qua các năm ?
So sánh với đồng bằng sông Cửu Long và cả nước ...)
HS:đLuôn cao hơn qua các năm)
GV: Nguyên nhân nào mà năng suất lúa đồng bằng sông Hồng luôn cao nhất ?
HS: Trả lời
GV: Đồng bằng sông Hồng đã biết khai thác đặc điểm của khí hậu của vùng để đem lại hiệu quả kinh tế như thế nào ?
HS: Có mùa đông lạnh trồng cây vụ đông)
GV: Hãy nêu lợi ích Kt của việc đưa vụ đông trở thành vụ SX chính ở đồng bằng sông Hồng ?
HS: Thời tiết lạnh khô, giải quyết đất nước tưới rất thích hợp cây ôn đới, cận nhiệt, cây lương thực : ngô, khoai tây,...)Cơ cấu cây trồng đa dạng đ KT cao)
GV: Qua kiến thức đã học và thực tế của bản thân cho biết, gắn liền với vùng lương thực thì nghành chăn nuôi phát triển như thế nào ?
HS: Chăn nuôi gia súc, gia cầm
: 6,3 triệu con lợn, gia cầm hơn 30 triệu con, 502 nghìn con bò Phát triển bò sữa ở ngoại thành Hà Nội
GV : Mở rộng
Đồng bằng sông Hồng còn phát triển cây CN chủ yếu là đay (chiếm 55,1 % diện tích đay cả nước), cói chiếu 41,28% diện tích cói cả nước
Lưu ý : + Khó khăn của vùng MĐDS quá đông vấn đề giải quyết việc làm và lương thực là bức xúc của vùng.
+ Chuyển dịch cơ cấu KT còn chậm.
GV: Dựa trên H21.2 và sự hiểu biết, hãy xác định vị trí và nêu ý nghĩa KTXH của cảng Hải Phòng và sân bay quốc tế Nội Bài ?
HS: Trả lời
CH : Dựa vào kiên thức đã học và thực tế của bản thân cho biết đồng bằng sông Hồng có điều kiện thuận lợi gì để phát triển du lịch ?
HS: Loại hình du lịch, trung tâm du lịch lớn...
-Tiềm năng phát triển, nhiều địa danh nổi tiếng...
Hoạt động 2:
CH : Xác định trên H21.1 vị trí của các tỉnh thuộc vùng Kt trọng đỉêm Bắc Bộ.
Xác định các ngành KT chủ yếu của Hà Nội, Hải Phòng ?
HS: Trả lời
CH : Đọc tên các tỉnh và thành phố trong địa bàn vùng KT trọng điểm Bắc Bộ ? - Cho biết vai trò của vùng Kt trọng điểm Bắc Bộ trong việc chuyển dịch cơ cấu KT và cơ cấu lao động của hai vùng : Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi Bắc bộ ?
HS: Dựa vào SGK Trả lời
IV. Tình hình phát triển kinh tế:
1. Công nghiệp:
- Khu vực công nghiệp tăng mạnh về giá trị vfa tỉ trọng trong cơ cấu GDP của vùng.
- Phân lớn giá trị sản xuất công nghiệp ở tập trung ở Hà Nội, Hải phòng.
- Các ngành công nghiệp trọng điểm
+ CN chế biến lương thực thực phẩm
+ SX hàng tiêu dùng
+ SX vật liệu xây dựng
+Công nghiệp cơ khí
2. Nông Nghiệp:
- Năng suất lúa đạt cao nhất nước do trình độ thâm canh tăng năng suất tăng vụ.
- Vụ đông trở thành vụ sản xuất chính do có cơ cấu cây trồng đa dạng, có hiệu quả kinh tế cao.
-Chăn nuôi phát triển, đặc biệt là chăn nuôi lợn, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi bò sữa.
3. Dịch vụ:
- Giao thông vận tải phát triển đường sắt, biển, sông, bộ. Có hai đầu mối giao thông chính quan trọng là Hà Nội Và Hải Phòng.
- Du lịch: Có tiềm năng lớn về du lịch sinh thái, văn hoá - lịch sử.
V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ:
1.Các trung tâm kinh tế:
Hà Nội, Hải Phòng là hai trung tâm kinh tế lớn nhất.
2. Vùng kinh tế trọng điểm:
Gồm 8 tỉnh thành phố, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của hai vùng Đồng bằng sông Hồng và miền núi Bắc Bộ.
IV. Củng cố:
1.Sắp xếp các ý sau vào hai ô trống cho thích hợp hiện trạng các điều kiện phát triển nông nghiệp của Đồng bằng Sông Hồng hiện nay:
Các điều kiện trong nông nghiệp
Thuận lợi
Khó khăn
1. Khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh
2. Bão, lũ hạn, rét đậm, sương muối
3. Nguồn nước phong phú, ít bị nhiễm phèn, nhiễm mặn
4. Phần lớn diện tích đồng bằng không được bồi phù sa thường xuyên
5. Hệ thống đê điều ngăn lũ
6. Đất phù sa màu mỡ
7. Nguồn lao động dồi dào , có trình độ thâm canh cao
8. Mật độ dân số cao
9. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm
10. Cơ sở vật chất kĩ thuật, kết cấu hạ tầng tương đối hoàn thiện
V. Dặn dũ:
- Làm bài tập trong vở thực hành
- Học bài cũ
- Chuẩn bị bài 22
Tiết 24: Ngày soạn: ..../..../2007
Bài 22 : Thực hành
Vẽ và phân tích biểu đồ về mối qua hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người.
A. MỤC TIấU:
1. Kiến thức: Sau bài học giỳp học sinh
Phân tích được mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân đầu người.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ trên cơ sở xử lí bảng số liệu.
3. Thỏi độ:
Bước đầu biết suy nghĩ về các giải pháp triển bền vững.
B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
- Đăt và giải quyết vấn đề.
C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
- Giỏo viờn:- Vở thực hành, máy tính bỏ túi, thước kẻ, chì, bút màu.
- Học sinh: - Chuẩn bị bài ở nhà
D. TIẾN TRèNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số
II. Kiểm tra bài cũ:
? Đồng bằng sông Hồng có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì để phát triển sản xuất lương thực?
? Lợi ích kinh tế của việc đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính ở đồng bằng sông Hồng?
III.Nội dung bài mới:
1. Đặt vấn đề: Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của bài thực hành
2. Triển khai bài.
Bài tập 1:
1.Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài.
Xác định yêu cầu của bài tập.
Giáo viên hướng dẫn cách vẽ biểu đồ:
Vẽ từng đường trong ba đường, tương ứng với sự biến đổi dân số , sản lượng, lương thực vfa bình quân đầu người.
Vẽ biểu đồ:
Giáo viên gọi HS lên bảng hướng dẫn trực tiếp cách vẽ, yêu cầu cả lớp chú ý theo dõi vẽ theo.
Tiến hành:
+ Kẻ hệ trục toạ độ vuông góc. Trục đứng ( trục tung) thể hiện độ lớn của các đối tượng( dân số, sản lượng lương thực, bình quân lương thực thoe đầu người). Trục nằm ngang ( trục hoành) thể hiện thời gian.
+ Xác định tỉ lệ thích hợp ở cả hai trục, chú ý tương quan giữa độ cao của trục đứng và độ dài của trục nằm ngang để vẽ biểu đồ đảm bảo tính mỹ thuật và tính trực quan.
+ Căn cứ số số liệu của đề bài ( bảng 21.1 ) và tỉ lệ đã xác định để tính toán và đánh dấu toạ độ của các điểm mốc trên hai trục. Khi đánh dấu các năm trên trục ngang hết sức lưu ý đến tỉ lệ ( nghĩa là khoảng cách các năm cần đúng tỉ lệ. Từ 1995 đến 1998 cách 3 năm, từ 1998 đến 2000 đến 2002 cách 2 năm ). Thời điểm đầu tiên (1995) điểm mốc nằm trên trục đứng.
+ Xác định các điểm mốc và nối các điểm mốc bằng các đoạn thẳng để hình thành đường biểu diễn.
+ Hoàn thành biểu đồ
aGhi số liệu vào biểu đồ.
aNếu sử dụng kí hiệu cần có chú giải.
aGhi tên biểu đồ.
Bài tập 2:
1.Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
2.Dựa vào vào biểu đồ " Tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng" đã vẽ
( Bài tập ). Cho nhận xét biến trình của các đường:
- Tình hình sản xuất như thế nào? ( được cải thiện rõ rệt-biểu đồ đi lên)
- So sánh sự phát triển của tổng sản lượng và bình quân lương thực đầu người so với sự gia tăng dân số? (nhanh hơn rõ rệt)
3.GV chia lớp 3 nhóm thảo luận 3 yêu cầu của đề bài.
a/ Điều kiện
File đính kèm:
- Tiết 20-25.DOC