Giáo án Địa lý 9 tiết 26 đến 30

Bài 24 : Vùng bắc trung bộ

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau bài học giúp học sinh

- Hiểu rõ được so với các vùng KT trong nước, BTB tuy còn nhiều khó khăn nhưng có triển vọng lớn để phát triển KT-XH.

2. Kỹ năng:

 - Nắm vững phương pháp nghiên cứu sự tương phản l•nh thổ trong phát triển KT ở BTB.

- Biết đọc, phân tích đánh giá biểu đồ và lược đồ.

3. Thái độ:

 - Có ý thức trong việc bảo tài nguyên thiên nhiên. Yêu thiên nhiên đất nước

B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

- Nờu vấn đề gải quyết vấn đề

 

doc18 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 9 tiết 26 đến 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết :26 Ngày soạn: ..../..../2007 Bài 24 : Vùng bắc trung bộ A. MỤC TIấU: 1. Kiến thức: Sau bài học giỳp học sinh - Hiểu rõ được so với các vùng KT trong nước, BTB tuy còn nhiều khó khăn nhưng có triển vọng lớn để phát triển KT-XH. 2. Kỹ năng: - Nắm vững phương pháp nghiên cứu sự tương phản lãnh thổ trong phát triển KT ở BTB. - Biết đọc, phân tích đánh giá biểu đồ và lược đồ. 3. Thỏi độ: - Có ý thức trong việc bảo tài nguyên thiên nhiên. Yêu thiên nhiên đất nước B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY - Nờu vấn đề gải quyết vấn đề C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ - Giỏo viờn: - Lược đồ KT Bắc Trung Bộ. - Tài liệu cố đô Huế - di sản văn hóa thế giới . - Học sinh: huẩn bị bài ở nhà D. TIẾN TRèNH BÀI DẠY: I. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số II. Kiểm tra bài cũ: 1. Điều kiện tự nhiên BTB có những thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển KT-XH. 2. Phân bố dân cư BTB có những đặc điểm gì? III.Nội dung bài mới: Đặt vấn đề: Là vùng nằm giữa vùng KT trọng điểm bắc Bộ và vùng KT trọng điểm miền Trung, trên hành lang kĩ thuật quốc gia hướng bắc nam và hướng Đông tây; sự phát triển KT của BTB đã xứng với tiềm năng tự nhiên và KT chưa?chúng ta cùng tìm câu trả lời trong bài học hôm nay. 2. Triển khai bài. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY + TRề NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1 GV: Quan sát H24.1, hãy cho nhận xét mức độ đảm bảo lương thực ở BTB? ( so với cả nước từ 1995- 2002? HS: Đến 2002 tự túc đủ ăn? GV: Nêu một số khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của vùng? HS: Nêu đặc điểm về khí hậu, đất đai, hạ tầng cơ sở, dân số... GV: Quan sát H24.3, xác định các vùng nông lâm kết hợp. GV: Dựa vào SGK và kiến thức đã học, cho biết các thế mạnh và thành tựu trong phát triển nông nghiệp. HS: Theo hướng nông lâm kết hợp GV: Nêu ý nghĩa của việc trồng rừng ở BTB? HS: Phòng chống lũ, hạn chế: cát bay, cát lấn, tác hại gió phơn Tây Nam, bão, lũ....) GV: (mở rộng) - Công trình trọng điểm ở BTB: trồng rừng kết hợp phát triển hệ thống thuỷ lợi. - Một số hệ thống thuỷ lợi trọng điểm: + Bắc đèo Ngang: Kẻ Gỗ (Hà Tỉnh), Đập Bái Thượng(Thanh Hoá), Đô Lương. Nam Đàn( Nghệ An) + Nam đèo Ngang: Nam Thach hãn, đập Cẩm Lệ.... GV: Dựa vào H24.2 nhận xét sự gia tăng giá trị sản xuất Công nghiệp ở BTB? CH: Quan sát H24.3, xác định các cơ sở khai thác khoáng sản: thiếc, crôm, titan, đá vôi. - Ngành CN nào có thế mạnh ở BTB dựa vào nguồn khoáng sản nào trong vùng? HS: Công nghiệp khai thác khoáng sản và sản xuất vật liệ xây dựng là ngành có thế mạnh ở BTB. GV: Cho biết những khó khăn của công nghiệp ở BTB chưa phát triển xứng với tiềm năng tự nhiên và kinh tế? HS: - Do hạ tầng cơ sở yếu kém - Hậu quả chiến tranh kéo dài GV: Dựa vào H24.3, cho nhận xét hoạt động vận tải của vùng. HS: Vị trí trên trục giao thông xuyên Việt và hành lang Đông Tây... - Tầm quan trọng của các tuyến đường quóc lộ 7,8,9 nối liền các cửa khẩu biên giới Việt -Lào với cảng biển nước ta...) GV: Mở rộng: đường 9 chọn là một trong những tuyến đường xuyên ASEAN, Lao Bảo trở thành khu vực trọng điểm phát triển KT, thương mại.Việc quan hệ về với các nước trong khu vực ĐN á và thế giới thông qua hệ thống đường biển mở ra nhiều khả năng to lớn hơn nhiều đối với vùng BTB. GV: Hãy kể tên một số điểm du lịch ở BTB? - Tại sao du lịch là thế mạnh KT của BTB? HS: Đủ loại hình dịch vụ du lịch: + Du lịch sinh thái(Phong Nha, Kẻ Bàng) + Nghỉ dưỡng ( nhiều bãi tắm nổi tiếng từ Sầm Sơn đến Lăng cô) + Du lịch văn hoá lịch sử ( quê Bác, Huế) Hoạt động 2: GV: Xác định trên H24.3 những ngành CN chủ yếu của các thành phố trung tâm KT quan trọng. HS: Xác định trên bản đồ các trung tâm kinh tế của vùng IV. Tình hình phát triển kinh tế: 1. Nông nghiệp: - Sản xuất lương thực kém phát triển, hiện đang tăng cường đầu tư thâm canh tăng năng suất. - Có thế mạnh phát triển chăn nuôi trâu bò, nuôi trồng khai thác thuỷ sản, cây CN ngắn ngày(lạc), phát triển rừng (theo hướng nông lâm kết hợp) giảm thiểu thiên tai. 2. Công nghiệp: - Các ngành công nghiệp chủ chốt - Giá trị sản xuất công nghiệp từ 1995 đến 2004 tăng rõ rệt. - Công nghiệp khai thác khoáng sản và sản xuất vật liệ xây dựng là ngành có thế mạnh ở BTB. 3. Dịch vụ: - Hệ thống giao thông vận tải có ý nghĩa KT và quốc phòng đối với toàn vùng và cả nước. - Có thế mạnh để phát triển du lịch. V. Các trung tâm kinh tế: - Thanh Hoá, Vinh, Huế là các trung tâm kinh tế quan trọng của vùng. IV. Củng cố: 1. Những thành tựu và khó khăn trong phát triển kinh tế nông nghiệp công nghiệp ở Bắc Trung Bộ. 2. Bằng các kiến thức đã học và hiểu biết thực trế, em haỹ điền các cụm từ vào chổ trống trong các câu sau: Các địa điểm du lịch nổi tiếng ở BTB: a. Thanh Hóa có...................................... b. Nghệ An có......................................... c. Hà Tỉnh có.......................................... d. Quảng Bình có.................................... e. Quảng Trị có....................................... f. Thừa Thiên Huế có.............................. V. Dặn dũ: - Học thuộc bài cũ và chuẩn bị bài mới. - Sưu tầm tư liệu về khu di tích quê Bác Hồ. - Làm bài tập trong vở thực hành Tiết : 27 Ngày soạn: ..../..../2007 Bài 25 : vùng duyên hải nam trung bộ A. MỤC TIấU: 1. Kiến thức: Sau bài học giỳp học sinh - Khắc sâu sự hiểu biết qua các bài học về vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là nhịp cầu nối giữa BTB với ĐNB, giữa tây Nguyên với biển Đông, là vùng có quần đảo Hoàng sa và Trường Sa thuộc chủ quyền đất nước. - Hiểu rõ sự đa dạng phong phú của các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên , tạo ra thế mạnh để phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế biển. 2. Kỹ năng: -Nắm vững phương pháp so sánh sự tương phản lãnh thổ trong vùng duyên hải miền Trung . - Rèn kĩ năng kết hợp kênh chữ , kênh hình để giải thích một vấn đề của vùng. 3. Thỏi độ: - yêu thiên nhiên đất nước, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường. B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. Thảo luận nhóm C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ - Giỏo viờn: - Lược đồ tự nhiên Duyên hải Nam Trung Bộ, - Tài liệu, tranh ảnh về Duyên hải Nam Trung Bộ. - Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà D. TIẾN TRèNH BÀI DẠY: I. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số II. Kiểm tra bài cũ: 1. Nêu những thành tựu và khó khăn trong phát triển KT công nghiệp và nông nghiệp ở BTB? 2. Tại sao nơi du lịch là thế mạnh kinh tế của BTB? III.Nội dung bài mới: Đặt vấn đề: GV giới thiệu sơ lược văn hoá, lịch sử của Duyên hải Nam Trung Bộ, nơi diễn ra sự hội nhập của hội nhập của hai nền văn hoá Việt Chăm.Vậy Duyên hải Nam Trung Bộ có nhưng đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên vfa dân cư như thế nào.ta cùng tìm hiểu nội dung của bài. Triển khai bài. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY + TRề NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: GV: Giới thiệu toàn bộ ranh giới của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ trên lược đồ. Dựa vào H25.1 cho biết đặc điểm lãnh thổ của vùng? - Xác định vị trí, giới hạn của vùng? HS: Đông: biển đông , có hai quần đảo lớn. Tây: lào và Tây Nguyên Bắc: bắc Trung Bộ. Nam: Đông Nam Bộ GV: Gọi Hs lên đọc tên, xác định vị trí của vùng và 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng sa, đảo Phú Quý, Lí Sơn. GV: Kết luận. GV: Với vị trí có tính chất trung gian, bản lề, vùng có ý nghĩa như thế naò đối với kinh tế và an ninh quốc phòng? HS: Có ý nghĩa chiên lược về gioa lưu KT giữa Bắc -Nam; nhất là Đông -Tây. Đặc biệt về an ninh quốc phòng Hoạt động 2: GV :Quan sát H25.1 cho biết đặc điểm nổi bật của địa hình vùng Duyên hải Nam Trung Bộ ? HS: Dựa vào bảng phân tầng địa hình nêu vị trí, đặc điểm của đồng bằng, đồi núi, bờ biển... GV:Tìm trên bản đồ: - Các vịnh Dung Quất, văn Phong, Cam ranh? - Các bãi tắm và các điểm du lịch nổi tiếng? CH: Bằng kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, cho biết các đặc điểm nổi bật của khí hậu trong vùng? HS: Khí hậu nhiệt đới gió mùa, khô hạn nhất cả nước. GV : Dựa vào SGK và kiến thức thực tế của bản thân yêu cầu thảo luận theo cặp về những thuận lợi và khó khăn trong phát triển KT của vùng. ? Phân tích những thế mạnh về kinh tế biển. ? Phân những thế mạnh về phát triển nông ? nghiệp, công nghiệp. Phân tích những thế mạnh về phát triển du lịch và khó khăn của thiên nhiên. GV: Sau khi HS báo cáo kết quả, GV kết luận: - Giới thiệu thêm nghề khai thác tổ chim yến - đặc sản quý của vùng. GV: Tại sao vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt đối với các tỉnh Nam Trung Bộ? HS: Đặc điểm khí hậu, hiện tượng sa mạc hoá... GV: Nêu rõ nguyên nhân, hiện trạng sa mạc hoá ven biển Ninh Thuận - Cát nước mặn do tác dụng của thuỷ triều và gió bão xâm lấn. Hoạt động 3 Thảo luận nhóm (5 phút) B1 ? Qua bảng 25.1 hãy nhận xét vêh sự khác biệt trong phân bố dân cư và dân tộc, hoạt động KT của hai vùng đồng bằng ven biển với vùng đồi núi phía Tây. ? Dựa vào bảng 25.2 hãy nhận xét về tình hình dân cư, xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ so với cả nước? B2 :Đại diện 1-2 nhóm trình bày kết quả .Các nhóm khác bổ sung cho nhau. B3 GV chuẩn xác kiến thức GV: Yêu cầu HS xác định vị trí các di tích văn hoá lịch sử được công nhận là di sản văn hoá thế giới. Giới thiệu sơ lược hai di sản trên để mở rộng hiểu biết cho HS. I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ: - Một dãi đất nhỏ hẹp. - Là nhịp cầu nối giữa BTB với Đông Nam Bộ, giữa tây Nguyên với biển đông.. - Có ý nghĩa chiên lược về gioa lưu KT giữa Bắc -Nam; nhất là Đông -Tây. Đặc biệt về an ninh quốc phòng(có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng sa). II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Địa hình: - Đồng bằng hẹp phía đông bị chia cắt thành từng ô bởi nhiều dãy núi đâm ngang sát biển. - Núi, gò đồi phía tây. - Bờ biển khúc khuỷu nhiều vũng vịnh. - Khí hậu nhiệt đới gió mùa, khô hạn nhất cả nước. - Vùng có thế mạnh đặc biệt về KT biển và du lịch . - thiên tai gây thiệt hại lớn. - Hiện tượng sa mạc hoá đang có xu hướng mở rộng. III. Đặc điểm dân cư, xã hội: - Trong phân bố dân cư và hoạt động KT có sự khác biệt giữa phía tây và đông của vùng. - Đời sóng các dân tộc cư trú vùng núi phía tây còn nghèo khó. - Vùng còn nhiều khó khăn. - Tỉ lệ người lớn biết chữ cao hơn tỉ lệ trung bình trong cả nước. - Tài nguyên du lịch nhân văn: Phố cổ Hội An và di tích Mĩ Sơn. IV. Củng cố: - Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh tế xã hội vùng Duyên hải NTB ? - Tại sao phải đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo ở vùng đồi núi phía tây? - Tại sao nói du lịch là thế mạnh trong việc phát triển kinh tế của vùng? V. Dặn dũ: * Làm BT TH 25 . *Học thuộc bài cũ và chuẩn bị bài mới. Tiết : 28 Ngày soạn: ..../..../2007 Bài 26: vùng duyên hải nam trung bộ (TT) A. MỤC TIấU: 1. Kiến thức: Sau bài học giỳp học sinh - Nắm vũng những tiềm năng lớn về KT qua cơ cấu Kt của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. - Nhận thức rõ sự chuyển biến mạnh mẽ trong Kt và xã hội của vùng. - Thấy rõ vai trò của vùng KT trọng điểm miền Trung đang tác động tới sự tăng trưởng và phát triển KT ở duyên hải Nam Trung bộ. 2. Kỹ năng: -Đọc xử lí số liệu và phân tích quan hệ giữa dất liền và biển, đảo vùng duyên hải Nam Trung Bộ với tây Nguyên. - Tiếp tục rèn kĩ năng kết hợp kênh chữ , kênh hình để phân tích và giải thích các hoạt động KT của vùng. 3. Thỏi độ: - yêu thiên nhiên đất nước, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường. B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ - Giỏo viờn: - Lược đồ KT Duyên hải Nam Trung Bộ. - Tài liệu, tranh ảnh về tự nhiên, KT vùng Duyên hải Nam Trung Bộ - Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà D. TIẾN TRèNH BÀI DẠY: I. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số II. Kiểm tra bài cũ: 1. Trong phát triển KT-XHv ùng Duyên hải Nam Trung Bộ có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì? 2. Cho biết đặc điểm phân bố dân cư ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?Tại sao phải đẩy mạnh công tác giảm nghèo ở vùng đồi núi phía tây? III.Nội dung bài mới: 1. Đặt vấn đề: vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có vị trí thuận lợi để phát triển các ngành Kt, mở rộng giao lưu KT với cả nước và quốc tế. Đây là vùng có nhiều tiềm năng về biển và hải đảo để phát triển các ngành KT của vùng. Vậy thực tế tình hình phát triển KT của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ hiện nay như thế nào. ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. 2. Triển khai bài. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY + TRề NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: GV: Dựa vào bảng 26.1, hãy cho nhận xét sự phát triển của hai ngành trong nông nghiệp ở hai vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. HS: Chăn nuôi bò và thuỷ sản là hai thế mạnh của vùng. - Thuỷ sản phát triển mạnh liên tục qua các năm.... GV: Vì sao chăn nuôi bò, khai thác thuỷ sản là thế mạnh của vùng? HS: Điều kiện tự nhiên thuận lợi: + Vùng địa hình phía Tây- chăn nuôi gia súc. + Vùng ven biển nhiều cá có giá trị, ven bờ nhiều đầm phá, vũng vịnh. + Khí hậu nhiệt đới ẩm mang sắc thái á xích đạo cho phép khia thác quanh năm, cho sản lượng lớn...) GV: Mở rộng. Đàn bò 1,1 triệu con (chiếm 20% bò cả nước, chương trình sinh hoá đàn bò đang phát triển tốt. GV: Dựa vào SGK và kiến thức đã học cho biết tình hình sản xuất lương thực? Khó khăn lớn trong phát triển nông nghiệp là gì? HS: Khí hậu khô, bão, lũ lụt, cát, nước mặn xâm lấn... GV: Lưu ý: Hiện nay định hướng phát triển nông lâm nghiệp theo hướng bảo vệ môi trường sinh thái, giải quyết tốt vấn dề lương thực phát triển nhanh một số loại cây công nghiệp ngắn ngaỳ, dài ngày(đậu tương, vùng, cà phên, đào lộn hột, nho....) GV: Quan sát H 26.1 hãy xác định các bãi tôm, bãi cá? - Vì sao vùng biển NTB nổi tiếng về nghề làm muối, đánh bắt và nuôi trồng hải sản? HS: Ven biển có nhiều đồng muối tốt khả năng khai thác lớn, ít mưa. - Vùng biển ngoài khơi có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là điểm trú ngụ tùa thuềy, chắn sóng ven bờ cho thuỷ sản phát triển. - Vùng biển có 177 loài cá thuộc 81 họ.... - Dân cư có truyền thống, kinh nghiệm trong nghề.... GV: Kể tên các bãi muối nổi tiếng của vùng? Cho biết các biện pháp giảm bớt tác động của thiên tai trong vùng? HS: Tr GV: Dựa vào bảng 26.2 nhận xét sự tăng trưởng gia trị sản xuất công nghiệp của duyên hải NTB so với cả nước? HS: Mỏ cát- Cam ranh chất lượng tốt, trữ lượng cao GV: Vùng có lực lượng công nhân cơ khí có tay nghề cao, năng động. - Nhiều dự án quan trọng đang được triển khai như: + Khai thác vàng ở Bồng Miêu. + Khu CN Liên Chiểu - Đà Nẵng. + Khu CN Diệu Ngọc - Quảng Nam diện tích 145 ha. + Khu CN Dung Quất diện tích 10.300 ha. + Khu kinh tế mở Chu Lai diện tích 3700 ha. GV: Hoạt động giao thông ( thuỷ, bộ của vùng có điều kiện thuận lợi gì để phát triển? HS: Phân tích vai trò, giao thông trong vùng đối với việc phát triển kinh tế Duyên hải NTB và vùng lân cận.Vị trí địa lí: Bắc -Nam, Tây - Đông. - Phát triển mạnh nhiều loại hình dịch vụ... Cảng biển, hàng không, viễn thông quốc tế, tài chính...) GV: Tại sao nói du lịch là thế mạnh của vùng? HS: Tài nguyên du lịch tự nhiên. Tài nguyên du lịch văn hoá lịch sử nổi tiếng) Hoạt động 2: GV: Xác định trên H 26.1 vị trí của các thành phố Đà Nãng, Quy Nhơn, Nha Trang. - Vì sao các thành phố này được coi là cửa ngõ của Tây Nguyên. HS: Đầu mối giao thông quan trọng của Tây Nguyên - Hành khách, hàng hoá xuất nhập khẩu của Tây Nguyên trong ngoài nước qua các tỉnh của vùng. GV: (Mở rộng) Chương trình phát triển kinh tế vùng 3 biên giới Đông Dương. IV. Tình hình phát triển kinh tế: 1. Nông nghiệp: - Ngư nghiệp và chăn nuôi bò là thế mạnh của vùng. + Ngư nghiệp gồm nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, chiếm 27,4 % giá trị thuỷ sản khai thác cả nước. + Chăn nuôi bò phát triển vùng núi phía tây. - Sản xuất lương thực phát triển kém, sản lượng lương thực bình quân đầu người thấp hơn cả nước. - Thiên tai là khó khăn lớn trong sản xuất nông nghiệp. - Nghề làm muối, chế biến thuỷ sản phát triển. 2. Công nghiệp: - Sản xuất CN còn chiếm tỉ trọng nhỏ. - Tốc độ tăng trưởng khá cao. - CN cơ khí, chế biến nông sản thực phẩm. khai thác phát triển. 3. Dịch vụ: - Phát triển mạnh nhiều loại hình dịch vụ...Cảng biển, hàng không, viễn thông quốc tế, tài chính, du lịch... V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung: Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có tầm quan trọng không chỉ với vùng duyên hải NTB mà cả với BTB và Tây Nguyên. IV. Củng cố: 1. Duyờn hải NTB dó khai thỏc tiềm năng kinh tế biển như thế nào? 1. Thế mạnh trong ngành thuỷ sản của vùng Duyên hải NTB là: a. Nuôi trồng thuỷ sản và làm muối. b. Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. c. Đánh bắt thuỷ sản và chế biến thuỷ sản. d. Làm muối và chế biến thuỷ sản e. Đánh bắt thuỷ sản và làm muối. 2. Duyên haỉ NTB đã khai thác tiềm năng KT biển như: a. Phát triển hệt hống cảng biển, du lịch biển, nghề muối b. Phát triển khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. c. Đánh bắt và chế biến thuỷ sản. d. Công nghiệp khai thác khoáng sản, cơ khí phát triển. V. Dặn dũ: - Hướng dẩn HS làm bài tập 2 SGK - Học thuộc bài củ và làm BTTH 26. - Chuẩn bị baì tiếp theo.Thực hành Tiết : 29 Ngày soạn: ..../..../2007 Bài 27 :THỰC HÀNH A. MỤC TIấU: 1. Kiến thức: Sau bài học giỳp học sinh - Củng cố sự hiểu biết về cơ cấu KT biển ở hai vùng BTB và DHNTB gồm các hoạt động của các hải cảng nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, nghề muối và chế biến thuỷ sản xuất khẩu, du lịch và dịch vụ biển. 2. Kỹ năng: - Hoàn thiện phương pháp đọc bản đồ, phân tích số liệu thống kê, liên kết không gian kinh tế BTb và DHNTB. 3. Thỏi độ: - yêu thiên nhiên đất nước, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường. B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY - Thảo luận nhóm. - Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ - Giỏo viờn: - bản đồ địa lí tự nhiên Việt nam. - Lược đồ tự nhiên hoặc kin htế vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. - HS chuẩn bị máy tính cá nhân, bút chì, màu, át lát địa lí Việt Nam - Học sinh: - HS chuẩn bị máy tính cá nhân, bút chì, màu. D. TIẾN TRèNH BÀI DẠY: I. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số II. Kiểm tra bài cũ: Không III.Nội dung bài mới: 1. Đặt vấn đề:GV nêu mục đích yêu cầu của bài thực hành. 2. Triển khai bài. Bài tập 1: a. HS đọc đề xác định yêu cầu của đề bài. b. GV yêu cầu: Tìm trên lược đồ(H24.3, 26.1) và át lát địa lí Việt Nam các địa danh theo 4 nhóm. Phần 1. Hoạt động nhóm: (5 phút) B 1 Đại diện nhóm sau khi thảo luận nhanh, lên bảng chỉ địa danh trên bản đồ. - Nhóm 1: cảng biển chính của BTB và DHNTB theo thứ tự từ bắc vào nam. Cửa Lò, Đồng Hới, Chân Mây(Thừa Thiên - Huế), Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn, Nha Trang. - Nhóm 2: Các bãi cá, bãi tôm chính của hai vùng theo chiều từ Bắc xuống Nam. - Nhóm 3: Các cơ sở sản xuất muối Sa Huỳnh, Cà Ná. - Nhóm 4: Những bãi biển có giá trị du lịch nổi tiếng ở BTB và DHNTB: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Lăng Cô, Non Nước, Nha Trang, Mũi Né. B2 Các nhóm bổ sung cho nhau B3 Giáo viên chuẩn xác kiến thức Phần 2: Nhận xét tiềm năng phát triển kinh tế biển ở BTB và DHNTB. - Dựa vào các địa danh xác định ở phần 1, kết hợp kiến thức đã học ở 2 vùng Duyên hải Miền Trung, nhận xét đánh giá tiềm năng kinh tế biển gồm các vấn đề: + Kinh tế cảng. + đánh bắt hải sản + sản xuất muối + Du lịch tham quan, nhĩ dưỡng( bãi biển đẹp, nhiều di sản thiên nhiên và lịch sử văn hoá được UNESCO công nhận: động Phong Nha, Cố đô Huế, Phố cổ Hội an, di tích mĩ Sơn. + Quần đảo Hoàng Sa và Trường sa có ý nghĩa về an ninh quốc phòng và có ý nghĩa lớn về khai thác các nguồn lợi kinh tế. Kết luận: tài nguyên thiên nhiên, nhân văn trên đất kiền, tài nguyên biển là cơ sở để Duyên hải Miền Trung xây dựng nền kinh tế biển với nhiều triển vọng. Phần 3: a. Nêu sự khác biệt về tự nhiên và Kt-XH giữa hai vùng BTB và DHNTB: + BTB có nhiều khoáng sản, chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió Lào. + DHNTB có nhiều tiềm năng phát triển thuỷ hải sản. b. Sự đồng nhất của hai vùng: + Hình thể hẹp ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp( Thanh Hoá) đến cực Nam Bình Thuận. + Phía Tây bị chi phối bởi dải Trường Sơn. + Phía Đông chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Đông. + Thiên tai đe doạ, tàn phá thường xuyên. +Tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng. - Giá trị sản xuất công nghiệp 2 vùng còn thấp so với cả nước, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Bài tập 2: Hoạt động cả lớp: a. Đọc yêu cầu của đề bài b. GV hướng dẫn HS tính tỉ trọng (%) về sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản của từng vùng và toàn vùng duyên hải miền Trung phải lập bảng so sánh xử lí số liệu: Cách tính tỉ lệ Số liệu một vùng ì100% Toàn vùng Sản lượng thuỷ sản ở bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002(%) Toàn vùng duyên hải Miền Trung bắc Trung Bộ Duyên hải Nam trung Bộ Thuỷ sản nuôi trồng 100% 58,43 41,57 Thuỷ sản khai thác 100% 23,75 76,25 c. So sánh sản lượng và gía trị xuất khẩu thuỷ sản giữa hai vùng. - BTB nuôi trồng thuỷ sản nhiều hơn Duyên hải NTB. - Duyên hải NTB khai thác nhiều hơn hẳn BTB. d, giải thích: Sự khác biệt giữa hai vùng: - Tiềm năng KT biển Duyên hải NTB lớn hơn BTB. - Duyên hải NTB có truyền thống nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản có lợi thế: vùmg nước trồi trên biển vùng cực nam Trung Bộ có năng suất sinh học cao nhiều cá. IV. Củng cố: 1. Thế mạnh trong ngành thuỷ sản của vùng Duyên hải NTB là: a. Nuôi trồng thuỷ sản và làm muối. b. Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. c. Đánh bắt thuỷ sản và chế biến thuỷ sản. d. Làm muối và chế biến thuỷ sản e. Đánh bắt thuỷ sản và làm muối. 2. Duyên haỉ NTB đã khai thác tiềm năng KT biển như: a. Phát triển hệt hống cảng biển, du lịch biển, nghề muối b. Phát triển khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. c. Đánh bắt và chế biến thuỷ sản. d. Công nghiệp khai thác khoáng sản, cơ khí phát triển. V. Dặn dũ: - Học thuộc bài cũ và làm BTTH 27. - Chuẩn bị baì tiếp theo.(tìm hiểu, sưu tầm tài liệu , tranh ảnh về tây Nguyên. Tiết : 30 Ngày soạn: ..../..../2007 Bài :28 VÙNG TÂY NGUYấN A. MỤC TIấU: 1. Kiến thức: Sau bài học giỳp học sinh - Hiểu được Tây Nguyên có vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội , an ninh quốc phòng của đất nước. - Thấy được vùng có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn để phát triển kinh tế -xã hội. - Hiểu rõ Tây Nguyên là vùng sản xuất nông sản hnàg hoá xuất khẩu lớn nhất của cả nước. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng phân tích bản đồ, bảng thống kê. - Có kĩ năng phân tích bảng số liệu, kết hợp kênh chữ và kênh hình để nhận xét, giải thích đặc điểm tự nhiên, dân cư -xã hội của vùng. 3. Thỏi độ: - yêu thiên nhiên đất nước, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường. B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY - Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ - Giỏo viờn: - Lược đồ tự nhiên vùng Tây Nguyên. - Tài liệu, tranh ảnh về thiên nhiên, các dân tộc Tây Nguyên. - Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà D. TIẾN TRèNH BÀI DẠY: I. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số II. Kiểm tra bài cũ: 1. Lên bảng xác định vị trí, giới hạn các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm mà em đã được học trên" Lược đồ các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm"(hình 6.2) III.Nội dung bài mới: Đặt vấn đề: Nằm ở phía Tây nước ta, là vùng duy nhất không giáp biển Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - chính trị, quốc phòng đối với cả nước và khu vực Đông Dương. Tây Nguyên có tiềm năng tự nhiên để phát triển kinh tế và có đặc điểm dân cư xã hội rất đặc thù. Chúng ta cùng tìm hiểu Tây Nguyên qua bài học hôm nay. 2. Triển khai bài. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY + TRề NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: GV: Giới thiệu trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam giới hạn lãnh thổ vùng Tây Nguyên. Quan sát H28.1, hãy xác định giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng? - Gồm những tỉnh nào? diện tích? dân số? - Tiếp giáp? so với các vùng khác có đặc điểm gì đặc biệt? HS: Xác định ’Lợi thế độ cao, cơ hội liên kết trong khu vực, nhiều điều kiện giao lưu kihn tế, văn hoá trong và ngoài nước GV: Mở rộng: Một nhà quân sự đã nói: " Làm chủ được Tây Nguyên là làm chủ được bán đảo Đông Dương.". Với vị trí ngã ba biên giới giữa ba nước đem lại cho Tây Nguyên lợi thế về độ cao phía nam bán đảo Đông Dương kiểm soát được toàn bộ vùng lân cận. - ở Việt Nam,Tây Nguyên là địa bàn chiến lược vô cùng quan trọng, đặc biệt là nơi mở màn cho chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng 4/1975, kết thúc hắng lợi sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Hoạt động 2: GV: Quan sát H28.1 kết hợp kiến thức đã học cho biết từ Bắc - Nam có những cao nguyên nào? nguồn gốc hình thành? HS: 6 cao nguyên xếp tầng kề sát nhau - hình thành do sự phun trào mắc ma giai đoạn Tân kiến tạo. - Các cao nguyên ba dan có độ cao khác nhau. Trung bình 500 -1500m do cường độ hoạt động các núi lửa khác nhau GV: Dựa vào H28.1, tìm các dòng sông bắt nguồn từ Tây Nguyên? chảy qua vùng địa hình nào? về đâu? - Tại sao phải bảo vệ vùng đầu nguồn đối với các dòng sông. HS: Đầu nguồn các sông chảy xuống các vùng lân cận. - Đọc tên các nhà máy thuỷ điện của vùng GV: chốt lại kiến thức. GV: gỉang giải: Khí hậu cận xích đạo, gió mùa có mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 - 5 năm sau. Bảo vệ rừng tức là bảo vệ nguồn năng lượng, nguồn nước cho Tây Nguyên và các vùng lân cận, bảo vệ môi trường sinh thái vùng lãnh thổ rộng phía nam và lưu vực sông Mê công. GV: Quan sát H28.1 hãy cho biét Tây Nguyên có thể phát triển những ngành kinh tế gì? HS: Tây Nguyên có nh

File đính kèm:

  • docTiết 26-30.DOC