Giáo án Địa lý 9 - Trưởng THCS Ngũ Lão

ĐỊA LÝ DÂN CƯ

TUẦN 1 - TIẾT 1

BÀI 1 CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

B- Giúp học sinh

- Biết được nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc của nước ta luôn đoàn kết bên nhau, trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc

- Xác định được trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc.

- Có tinh thần tôn trọng, đoàn kết các dân tộc.

C- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Bản đồ dân cư + Bản đồ tự nhiên Việt Nam

- Một số tranh ảnh về các dân tộc

- Bảng phụ + compa

 

doc91 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 9 - Trưởng THCS Ngũ Lão, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: địa lý dân cư Tuần 1 - tiết 1 Bài 1 cộng đồng các dân tộc việt nam Mục tiêu bài học: Giúp học sinh - Biết được nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc của nước ta luôn đoàn kết bên nhau, trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc - Xác định được trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc. - Có tinh thần tôn trọng, đoàn kết các dân tộc. Phương tiện dạy học - Bản đồ dân cư + Bản đồ tự nhiên Việt Nam - Một số tranh ảnh về các dân tộc - Bảng phụ + compa C - Các bước lên lớp Bước 1: ổn định tổ chức (1’) Bước 2: Kiểm tra (5’) : sách vở, vở bài tập hoặc tập bản đồ, atlát, đồ dùng, máy tính Nêu đặc trưng địa hình Việt Nam? Địa hình VN được chia thành mấy khu vực? (+ 3/4 diện tích là đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp. 1/4 diện tích là đồng bằng + Chia thành hai khu vực lớn: . Khu vực đồi núi thấp gồm: Vùng núi Đông Bắc: dãy con Voi -> ven biển Quảng Ninh Vùng núi Tây Bắc: hữu ngạn sông Hồng -> sông Cả Trường Sơn Bắc: Nam sông Cả đến Bạch Mã Trường Sơn Nam: núi và cao nguyên bazalt (Tây Nguyên) Đông Nam Bộ: bán bình nguyên phù sa cổ . Khu vực đồng bằng gồm: Đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Hồng; sông Cửu Long Đồng bẳng duyên hải Trung Bộ Bước 3: Bài mới (1’) * Giới thiệu bài:ở lớp 8 chúng ta đã tìm hiểu một số đăc điểm tự nhiên Việt Nam, lên lớp 9 chúng ta tiếp tục tìm hiểu địa lý VN về mặt kinh tế – xã hội.. Trước hết chúng ta tìm hiểu về dân cư – dân tộc * Tiến trình các hoạt động Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: I – Các dân tộc - GV: Quan sát H1.1, bảng 1.1 và nghiên cứu các kênh chữ SGK, trả lời các câu hỏi sau; - Việt Nam có bao nhiêu dân tộc? Nhận xét? - Trong đó dân tộc nào có số dân đông nhất? Là bao nhiêu? Đặc điểm? - Dân tộc nào có số dân ít nhất? - Nêu hiểu biết của em về dân tộc ít người dựa vào H1.2? - Nét đặc sắc trong văn hoá của các dân tộc ít người? - Hãy biểu diễn tỉ lệ các dân tộc VN trên biểu đồ thích hợp? Đưa ra nhận xét? - Chúng ta vẫn được nghe các cụm từ đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc, Việt kiều yêu nước. Hãy trình bày hiểu biết của em về những cụm từ trên? *GV: VD như việt kiều ở Xiêm đã giúp đồng chí Thầu Chín (Nguyễn ái Quốc) hoạt động cách mạng trước 1930. Việt kiều ở Pháp luôn ủng hộ cuộc kháng chiến chống Pháp ở VN 1946 – 1954. Chuyến thăm Hoa Kỳ của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải được Việt kiều ở Hoa Kỳ và Canada hoan nghênh. Việt Kiều đã tích cực đầu tư và phát triển kinh tế đất nước. - Là một quốc gia đa dân tộc, VN có gặp những khó khăn gì? - Theo em có những biện pháp nào để gỡ bỏ khó khăn trên? - Học sinh chúng ta có những việc làm thiết thực nào thể hiện tình đoàn kết với học sinh miền núi? * Hoạt động 2: - Cho biết dân tộc Kinh phân bố chủ yếu ở đâu? *GV:Theo huyền sử, 50 người con theo LLQ xuống biển khai phá vùng đồng bằng, là cội nguồn của dân tộc Kinh. Thực tế người Kinh đã mở mang đất đai từ thuở vua Hùng cách đây hàng nghìn năm trên miền đồi trung du Vính Phúc, rồi tiến dần xuống đồng bằng. Người Kinh đã tạo nên nền văn minh sông Hồng đặc trưng của văn hoá cho dân tộc Kinh và cho toàn thể 54 dân tộc Việt Nam – văn minh lúa nước. - Nghiên cứu kênh chữ mục 2, thảo luận theo nhóm? - Nhóm 1: Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của dân tộc nào? Vùng này có đặc điểm gì? - Nhóm 2: Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên có bao nhiêu dân tộc? Vùng này có đặc điểm gì? - Nhóm 3: Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có những dân tôc nào? Đặc điểm? - Nhóm 4: Rút ra kết luận sau khi phân tích? - Hãy tóm tắt các vấn đề chính của bài học? * Hoạt động cá nhân - VN có 54 dân tộc. Việt Nam là một trong những quốc gia nhiều dân tộc. Mỗi dân tộc có nền văn hoá riêng, tạo nên bức tranh văn hoá Việt Nam nhiều màu sắc, đa dạng - Dân tộc Kinh chiếm 86% + Có kinh nghiệm và trình độ sản xuất cao. + Là lực lượng lao động đông đảo trong các ngành kinh tế khác. - 53 dân tộc còn lại chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ dân số cả nước. - Có dân tộc biết canh tác lúa nước như dân tộc Thái, lại có dân tộc chỉ biết sống trong hang đá, hàng ngày đi hái lượm kiếm ăn như dân tộc Chứt -> trình độ sản xuất khác nhau. Nhìn chung, phần lớn các dân tộc ít người còn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Ví dụ trường học thiếu, lớp học nhỏ, làm bằng tre nứa, thiếu thốn đồ dùng học tập - Người Chăm có nghề gốm làm bằng tay. Người Thái có điệu múa xoè, có tục cà răng căng tai - HS vẽ biểu đồ vào vở. 1 HS lên bảng vẽ trên bảng. -> Nhận xét: Tỉ lệ số dân của dân tộc Kinh là lớn nhất, là lực lượng chủ yếu cùng sự tham gia của các dân tộc ít người trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc VN. Do nhiều nguyên nhân, họ phải sang nước ngoài sinh sống, đặc biệt là các thời kì CTTG I, CTTG II, 1954, 1975, 1979. Họ luôn hướng về VN - Vấn đề dân tộc luôn đi kèm vấn đề sắc tộc. Mỗi dân tộc có nền văn hoá riêng cần bảo lưu, vì vậy dễ dẫn đến tình trạng bảo thủ xung đột văn hoá, từ đó nảy sinh hiện tượng kì thị dân tộc, là điểm yếu để các thế lực phản động lợi dụng, lôi kéo, chống phá sự nghiệp đại đoàn kết các dân tộc. - Thời phong kiến, các vua nhà Trần đã gả các công chúa cho các tù trưởng, hào trưởng, thủ lĩnh người Thương (chỉ các dân tộc ít người miền núi) nhằm thắt chặt tình đoàn kết. - Hiện nay Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng vấn đề dân tộc, lập ra uỷ ban các vấn đề dân tộc và miền núi, xoá đói giảm nghèo, đưa điện, đưa chữ về bản làng vùng sâu - Tham gia ủng hộ sách vở, đồ dùng học tập, quần áo, nuôi lợn siêu trọng - Quan sát bản đồ dân cư - Tìm nơi phân bố của các dân tộc trên bản đồ địa lý. - Là dân tộc đông nhất nên phân bố rộng khắp cả nước. Nhưng chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng, trung du và duyên hải –nơi có điều kiện để thâm canh lúa nước. . * Hoạt động nhóm : 4 nhóm - Thảo luận trong 2’. - Cử đại diện trình bày trên bản đồ - ở vùng thấp + Tả ngạn sông Hồng: dân tộc Tày + Hữu ngạn sông Hồng: - ở sườn (giữa): dtộc Dao - ở đỉnh cao: dtộc H’Mông * Đặc điểm: - Đây là vùng núi cao, hiểm trở nhất nước ta, giàu tài nguyên, thượng nguồn của các dòng sông lớn giáp biên giới Trung Quốc, Lào. Các dân tộc ít người ở đây có số dân tương đối đông, có nền văn hoá vô cùng đặc sắc. Đây là chiếc nôi của cách mạng nhưng cũng ngầm chứa nhiều khó khăn: ảnh hưởng của các “xứ Mường, Thái tự trị” thời Pháp thuộc; nơi trung chuyển, buôn bán hàng lậu, hàng cấm từ bên kia biên giới sang trong thời kì này; những tranh chấp xung đột về chủ quyền lãnh thổ với Trung Quốc - Đaklak: dtộc Êđê - Kontum và Giarai: dtộc Giarai - Lâm Đồng: dtộc K’ho * Đặc điểm - Vùng núi chạy dọc lãnh thổ, là biên giới tự nhiên với Lào, Campuchia gồm Trường Sơn Bắc và Nam. Các dân tộc có số dân ít, sống rải rác, trình độ sản xuất chưa cao, có dân tộc mới được phát hiện: Chứt Có đường mòn HCM thời kháng chiến và là quốc lộ xuyên Việt hịên nay. Nơi có nhiều cảnh quan, vườn quốc gia, di tích lịch sử. ở Tây Nguyên, hiện tượng đốt rừng làm rẫy, săn bắn thú quý vẫn xảy ra, trình độ dân trí còn thấp, dễ bị lôi kéo, kích động như nổi loạn, di tản trái phép ra nước ngoài. - Nam Trung Bộ: dtộc Chăm - Tây nam Nam Bộ: Khmer - Đô thị: người Hoa Người Chăm là con cháu của đất nước Chăm pa cổ xưa, theo đạo Hồi. Người Khmer Việt có mối liên hệ với người Khmer Cambodia. Người Hoa di cư sang VN đặc biệt là ở TPHCM từ thời nhà Thanh. Tất cả đều có lòng tự tôn dân tộc, dễ bị lôi kéo. Đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn và sông Mê Công là vấn đề quan trọng trong uỷ ban các nước tiểu vùng sông Mê Công. - Các dân tộc ít người có tỉ lệ nhỏ trong tổng số dân cả nước nhưng sinh sống trên một vùng rộng lớn, là vùng núi và trung du. Đây là khu vực có tầm quan trọng về kinh tế, môi trường, an ninh chính trị – quốc phòng; là các trọng điểm của vấn đề “3 Tây: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam”. - Phát triển kinh tế, giữ vững an ninh khu vực này sẽ tạo điều kiện cho đồng bằng phát triển. Sự đoàn kết giữa đồng bằng với miền núi là cơ sở cho sự thành công của mọi mặt hoạt động kinh tế đất nước. Chính sách vận động định canh định cư đối với dân tộc ít người kết hợp chính sách khuyến khích cán bộ miền xuôi công tác lâu năm ở miền núi cũng góp phần phát triển kinh tế và thắt chặt mối đoàn kết giữa các dân tộc anh em. Từ đó tình hình phân bố dân tộc cũng có sự thay đổi. - HS đọc phần ghi nhớ Việt Nam - 54 dân tộc - Nên văn hoá riêng trong nền văn hoá chung - Đặc điểm của dân tộc Kinh + Đông nhất + Trình độ + Lực lượng lao động. - Các dân tộc ít người II- Sự phân bố các dân tộc 1. Dân tộc Kịnh - Nơi phân bố chủ yếu: + Đồng bằng + Duyên hải 2. Các dân tộc ít người a. Khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ - Thấp - Sườn - Đỉnh b.KhuvựcTrường Sơn - Tây Nguyên - Kon tum – Gia rai - Đaklalk - Lâm Đồng c.Khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ d. Kết luận Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập. Nối các ý cho đúng vị trí cư trú của các dân tộc. A. Đỉnh núi cao 1. Kinh B. Thung lũng hữu ngạn sông Hồng 2. Tày C. Sườn núi 3. H’Mông (Mèo) D. Vùng thấp tả ngạn sông Hồng 4. Khmer E. Trung du phía Bắc 5. Mường 6. Dao (Đáp án: A3, B5, C6, D2, E1) 2. Sưu tầm các làn điệu dân ca các dân tộc. Hoạt động 4: Họat động nối tiếp: Trả lời câu hỏi trong SGK Làm bài tập trong SBT Xem trước bài 2 Vẽ hình H2.1 trên khổ A0, H5.1, H6.2, H4.1, H42 Nên thường xuyên theo dõi thời sự VTV, báo chí và ghi lại các thông tin có liên quan đến môn học. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy: -----------------------------------*************---------------------------------------- Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần 1 - tiết 2 Bài 2 dân số và gia tăng dân số A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh - Biết rõ dân của nước ta năm 2002 - Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả - Biết sự thay đổi cơ cấu dân số và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số của nước ta, nguyên nhân thay đổi. - Có kĩ năng phân tích bảng thống kê, biểu đồ ý thức được sự cần thiết phải có quy mô gia đình b-Phương tiện dạy học - Biểu đồ biến đổi dân số của nước ta - Tranh ảnh về một số hậu quả của dân số tới môi trường, chất lượng cuộc sống. C - Các bước lên lớp Bước 1: ổn định tổ chức (1’) Bước 2: Kiểm tra (5’) Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Trình bày sự hiểu biết của mình về dân tộc VN? (+ VN có 54 dân tộc, trong đó người Kinh chiếm tỉ lệ nhiều nhất 86% số dân. + Dân tộc Kinh đông nhất, chủ yếu sống tại vùng đồng bằng, trung du và ven biển (1/3 diện tích lãnh thổ) là lực lượng chính trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc. . Khu vực trung du và miền núi phía Bắc là nơi cư trú của hơn 30 dân tộc, trong đó có một số dân tộc có số dân tương đối nhiều. Dân tộc Tày, Nùng: tả ngạn sông Hồng (khu Việt Bắc) Dân tộc Thái, Mường: hữu ngạn sông Hồng (khu Tây Bắc) . Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên với gần 20 dân tộc: . Khu vực cực Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ Bước 3: Bài mới (1’) * Không chỉ là quốc gia nhiều dân tộc, Việt Nam còn là quốc gia đông dân. Sự đông dân có ảnh hưởng gì, chúng ta nghiên cứu trong bài hôm nay * Tiến trình các hoạt động Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: I – Số dân (5’) - Nêu số dân của Việt Nam? Thế giới có gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, em nhận xét gì về thứ hạng diện tích và dân số Việt Nam? - Nhận xét tình hình biến đổi dân số của nước ta? - Quan sát cột màu xanh và nhận xét? - Nhận xét đường màu đỏ – biểu diễn? - Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh? - Thảo luận câu hỏi SGK theo 2 nhóm? - Nhóm 1: Dân số đông và tăng nhanh gây ra hậu quả gì? - Nhóm 2: Lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên? - Chúng ta đã tìm hiểu tình hình gia tăng dân số chung của VN. Nhưng tỉ lệ này có sự khác nhau giữa các vùng, miền, vì sao? - Do tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao trong thời gian dài nên nước ta có cơ cấu dân số trẻ. Thế nào là cơ cấu dân số trẻ? - Cơ cấu dân số trẻ có ảnh hưởng gì? Lấy ví dụ? - Cơ cấu dân số VN ngày nay có thay đổi như thế nào? Nguyên nhân? *GV:Ngoài cơ cấu dân số theo độ tuôir, còn có cơ cấu dân số theo giới tính – rất quan trọng đối với việchoạch định phát triển kinh tế. - Nhận xét tỉ lệ hai nhóm dân số nam, nữ thời kỳ 1979-1989? - Vậy, tỉ số giới tính là gì? có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế? - Ngoài nguyên nhân chiến tranh, tỉ số giới tính còn chịu ảnh hưởng của yếu tố nào? * Hoạt động cá nhân - Năm 2002, dân số VN có gần 80 triệu người: 79,7 - So với thế giới, VN là quốc gia có diện tích trung bình nhưng dân số lại đông. * Cả lớp quan sát H2.1 - Cột màu xanh thể hiện số dân bằng tỉ lệ tuyệt đối là triệu người. Các cột cao dần từ 1954 -> 2003 cho thấy số dân VN tăng nhanh liên tục - Đường màu đỏ biểu diễn tỉ lệ gia tăng tự nhiên % + Từ 1954 – 1960, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta tăng đột biến, cao nhất là 3,9% năm 1960. Đây là thời kỳ hoà bình ở miền Bắc, đời sống được nâng cao, tỉ lệ tử giảm và do nhu cầu phát triển nhân lực bù đắp thiếu hụt do chiến tranh gây ra, nên tỉ lệ sinh cao. + Từ năm 1960 - 1989, tỉ lệ gia tăng luôn cao, trên 2,1% - mức độ bùng nổ dân số. + Từ 1989 đến nay, tỉ lệ giảm dần và giữ ổn định dưới 1,5% nhờ thực hiện tốt chính sách kế hoạch hoá dân số. - Do bản thân dân số nước ta vốn đông, dù giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên nhưng vẫn tăng thêm mỗi năm khoảng 1 triệu người. * Nhóm 1: - Kinh tế: không đáp ứng đủ nhu cầu, thiếu lương thực, thiếu các phương tiện sinh hoạt - Môi trường: ô nhiễm do quá đông, chật chội. - Giáo dục – y tế: quá tải - An ninh trật tự: thất nghiệp vô gia cư, chợ người, chuyển cư bất hợp pháp, các tệ nạn xã hội khác. * Nhóm 2: - Kinh tế: do giảm chi phí chăm sóc y tế nên tăng đầu tư phát triển kinh tế. - Môi trường: được đảm bảo, không vì đói nghèo mà chặt phá rừng không quá chật chội mà thải rác bừa bãi. - Văn hoá - giáo dục: được chú trọng, chất lượng cuộc sống được nâng cao, tệ nạn xã hội giảm. * Phân tích bảng 2.1 - Thứ tự từ cao xuống thấp 1. Tây Bắc: 2,19% 2. Tây Nguyên: 2,11% 3. Bắc Trung Bộ 4. Duyên hải Nam Trung Bộ 5. Đồng bằng sông Cửu Long: 1,39% 6. Đông Nam Bộ: 1,37% 7. Đông Bắc 1,30% 8. Đồng bằng sông Hồng 1,11% + Khu vực đồng bằng là nơi kinh tế phát triển, đô thị hoá cao, trình độ dân trí cao, công tác kế hoạch hoá dân số thực hiện tốt nên tỉ lệ gia tăng thấp. + Khu vực miền núi: trình độ dân trí còn thấp, tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu, dân cư sống tản mát, du canh du cư nên việc thực hiện kế hoạch hoá dân số gặp nhiều khó khăn. * Phân tích bảng 2.2 - Nhóm 0 – 14 tuổi: dưới độ tuổi lao động. 15-59: trong độ tuổi lao động 60 trở lên: trên độ tuổi lao động - 1979: Nhóm 1 và 2 cao, tương đương nhau 42,5% và 50,4% Nhóm 3 thấp: dưới 10% - 1989: Nhóm 1 giảm nhanh 3,5%, còn 39% nhưng vẫn ở mức độ cao. Nhóm 2 tăng nhanh 3,4% đạt 53,8% -> Nhóm 1 tăng chậm 0,1%, đạt 7,2% nhưng vẫn thấp (dưới 10%)-> Nhóm 1 chiếm tỉ lệ cao nên cơ cấu dân số VN thuộc loại trẻ. - Đặt ra những vấn đề cấp bách về văn hoá, y tế, giáo dục, việc làm. + Thiếu phòng học, lớp học chật chội, không đảm bảo. + Thiếu bác sĩ, bệnh viện phục vụ làm nảy sinh nhiều bệnh tật. - Ngày nay với chính sách KHHGD, tỉ lệ trẻ em đang có xu hướng giảm. * Phân tích bảng 2.2 - 1979: + Nhóm 1: nam cao hơn nữ 1,1% + Nhóm 2: nam thấp hơn nữ 2,8% + Nhóm 3: nam thấp hơn nữ 1,3% - 1989: + Nhóm 1: nam cao hơn nữ 1,2% + Nhóm 2: nam thấp hơn nữ 2,6% + Nhóm 3: nam thấp hơn nữ 1,2% - 1999: + Nhóm 1: nam cao hơn nữ 1,3% + Nhóm 2: nam thấp hơn nữ 1,6% + Nhóm 3: nam thấp hơn nữ 1,3% -> Tỉ lệ nam 0-14t thường cao do ý thích sinh con trai và thuận theo tự nhiên: trẻ em trai có khả năng sống khoẻ hơn. Tỉlệ nam từ 15 tuổi trở lên thấp hơn nhiều so với với nữ do tác động của chiến tranh kéo dài, nam giới thường tham gia các công việc nặng nhọc, vất vả hơn. - Hiện nay tỉ lệ nam-nữ đang tiến dần tới cân bằng. - Là số nam so với 100 nữ, cứ 100 nữ có bao nhiêu nam ít hơn: tỉ số giới tính thấp; nam nhiều hơn: tỉ số giới tính cao. - Tỉ số giới tính thấp, lao động nữ nhiều, cần chú trọng trong phát triển ngành kinh tế phù hợp: may mặc, chế biến lương thực (công nghiệp nhẹ), các yếu tố quản lý khác như: chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho nữ lao động` chế độ nghỉ – làm việc. - Phụ thuộc hiện tượng chuyển cư do nam giới có khả năng đi xa đến các vùng đất mới. + Tỉ số giới tính thấp: đồngbằng sông Hồng, vì đông dân nên phải di dân đến vùng kinh tế mới. + Tỉ số giới tính cao: trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. - Số dân: - Nhận xét: II- Gia tăng dân số (15’) - Dân số VN tăng nhanh liên tục - Hiện tượng bùng nổ dân số từ giữa TK XX. - Chính sách kế hoạch hoá dân số - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên các vùng + Thấp: đồng bằng + Cao: miền núi III – Cơ cấu dân số (15’) * Cơ cấu dân số theo độ tuổi: - Thuộc loại cơ cấu dân số trẻ. - Đang có sự thay đổi theo cơ cấu giảm tỉ lệ trẻ em. * Cơ cấu dân số theo giới tính. - Tỉ số giới tính chung của VN: + Thời kì chiến tranh + Thời kì hoà bình - Tỉ số giới tính ở các địa phương + Cao + Thấp Hoạt động 3: Đánh giá kết qủa học tập Chọn ý đúng: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở miền núi cao. Trình độ dân trí thấp, lạc hậu Tồn tại nhiều hủ tục Sống du canh, du cư nên khókiểm soát việc thực hiện kế hoạch hoá dân số Tất cả đều đúng Tỉ số giới tính thấp thể hiện ở: Số nam và số nữ tương đương nhau Số nam ít hơn số nữ Số nữ ít hơn số nam Cả số nam và số nữ đều thấp Cơ cấu dân số theo độ tuổi ở VN đang thay đổi theo chiều hướng sau A. Tỉ lệ trẻ em giảm, tỉlệ người trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động tăng lên B. Tỉ lệ trẻ em giảm, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động tăng và tỉ lệ người trên lao động giảm Tỉ lệ trẻ em và người trong độ tuổi lao động giảm, tỉ lệ trên độ tuổi lao động tăng Cả ba tỉ lệ cùng giảm Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp: Trả lời câu hỏi trong SGK ; Làm bài tập trong SBT Sưu tầm tranh ảnh làng mạc, đô thị VN - BT3 SGK + Tính tỉ lệ tăng tự nhiên: tỉ suất sinh – tỉ suất tử (1979:25,3% 1999: 14,3%)+ Vẽ hai đường biểu diễn tỉ suất sinh và tử trên cùng một toạ độ, khoảng cách giữa hai đường đó chính là tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số. *Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần 2 - tiết 3 Bài 3 phân bố dân cư. Các loại hình quần cư Mục tiêu bài học: Giúp học sinh Hiểu và trình bày được đặc điểm mật độ dân số và phân bố dân cư của VN Biết đặc điểm các loại hình quần cư nông thôn, thành thị và đô thị hoá ở nước ta Biết phân tích lược đồ, bảng số liệu về phân bố dân cư và đô thị VN ý thức sự cần thiết phải phát triển đô thị trên cơ sở phát triển công nghiệp, bảo vệ môi trường sống, chấp hành chính sách nhà nước về phân bố dân cư. Phương tiện dạy học - Bản đồ phân bố dân cư và đô thị VN - Bảng thống kê mật độ dân số một số quốc gia - Tranh ảnh một số hình thức quần cư ở VN C - Các bước lên lớp Bước 1: ổn định tổ chức (1’) Bước 2: Kiểm tra (5’) Phân tích ý nghĩa của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và thay đổi cơ cấu dân số nước ta? (Dân số VN từ kết cấu dân số trẻ sang kết cấu ổn định, giảm sức ép dân số đối với các vấn đề kinh tế – xã hội, môi trường) Bước 3: Bài mới (1’) * Giới thiệu bài: Chúng ta đã được biết VN là một quốc gia có diện tích lãnh thổ thuộc loại trung bình nhưng dân số lại đông. Vậy dân cư VN sinh sống như thế nào, ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. * Tiến trình các hoạt động Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: I – Mật độ dân số * Nhận xét số liệu sau: - 2001, Trung Quốc – quốc gia đông dân nhất TG, mật độ dân số là 133 người/km2; Indonexia - đông dân nhất khu vực ĐNA: 107 người/km2; Việt Nam 238 người/km2 - 1989: mật độ 195 2003: mật độ 246 *GV: Đây là mật độ trung bình trên toàn lãnh thổ VN. Nhưng không phải nơi nào cũng có mật độ này. Quan sát H3.1 trả lời câu hỏi SGK. - Dân cư tập trung đông đúc ở những vùng nào? Vì sao? - Vùng nào thưa dân, vì sao? - Ngoài phân bố không đều giữa miền núi và đồng bằng, dân cư VN còn có đặc điểm gì? * Hoạt động 2: - Em hiểu “quần cư” là gì? - Dân cư phân bố không đều giữa các vùng, miền như vậy có ảnh hưởng gì đến cách sinh sống không? - Có điểm gì giống và khác nhau giữa làng quê đồng bằng và miền núi? - Nêu những thay đổi của quần cư nông thôn hiên nay? - Có đặc điểm gì khác giữa nông thôn với thành thị? - Hãy nhận xét về nơi em sống, thuộc loại hình quần cư nào? - Sự phân bố các đô thị nước ta ra sao? - Vậy tại sao phần lớn dân cư VN (74% dân số) sinh sống ở nông thôn? - Hiện nay quá trình công nghiệp hoá phát triển. Cùng với nó là sự phát triển của đô thị. Đô thị hoá của VN có đặc điểm gì? (Phân tích bảng 3.1 trả lời câu hỏi SGK) - Nhận xét quy mô đô thị nước ta? - Lấy ví dụ minh hoạ việc mở rộng quy mô thành phố? Hệ quả? - Tuy nhiên, cùng với việc mở rộng quy mô các thành phố còn có sự tập trung dân cư quá đông tại 2 thànhphố lớn HN, Tp HCM. Điều này có ảnh hưởng gì? *GV: Để giải quyết vấn đề đô thị hoá-> tiếp tục nghiên cứu các bài sau. * Hoạt động cá nhân - VN nằm trong số các nước có mật độ dân số cao của TG -> Mật độ dân số nước ta còn cao hơn cả Trung Quốc và Inđonexia, chứng tỏ VN là một nước đất chật người đông. - Mật độ dân số ngày càng tăng sau 14 năm, tăng thêm 51 người/km2 - HS quan sát H3.1 trả lời - Đây là lược đồ phân bố dân cư và đô thị VN năm 1999.. + Vùng tô màu đỏ thể hiện mật độ dân số trên 1000 người/km2, chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng. + Vùng màu hồng: mật độ từ 501-1000 người/km2 gồm khu vực nhỏ bao quanh đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. -> Đây là những khu vực có mật độ dân số cao hơn mật độ trung bình cả nước. Do thuận lợi về điều kiện sinh sống, lại là vùng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời. Khu vực mật độ cao cũng là nơi tập trung nhiều đô thị. + Vùng màu da cam: mật độ trung bình 101-500 người/km2 gồm vùng trung du Bắc Bộ, chạy thành dải hẹp ven biển Trung Bộ đến Đông Nam Bộ và Nam Bộ. + Vùng màu vàng: mật độ thấp hơn trung bình cả nước: 100 người/km2 gồm toàn bộ miền núi phía Bắc và Nam -> Là vùng núi non hiểm trở, nhiều rừng và thượng nguồn sông. - Phân bố dân cư không đều, có sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn - Quần cư: quần thể, tập hợp dân cư, cư trú tại một khu vực. - Quan sát 3 bức tranh: Làng quê đồng bằng, thôn bản miền núi và đô thị -> Cách sinh sống khác nhau - Giống: + Có diện tích đất rộng để phát triển nông nghiệp. + Người dân sống tập trung thành các điểm dân cư với quy mô lớn nhỏ khác nhau và mỗi điểm rải rác trên một vùng rộng lớn (đi từ làng này sang làng khác phải qua con đường liên thôn chạy giữa cánh đồng) - Khác: + Do đồng bằng đất đai bằng phẳng nên thường canh tác lúa nước, xây nhà ngói ba gian, năm gian, nnhiều tầng. + Miền núi đất dốc phải làm ruộng bậc thang, trồng lúa nương, dụng nhà sàn tránh lũ. - Tích cực: bê tông hoá đường làng, ngõ xóm, hệ thống thuỷ lợi, đê điều; mạng lưới điện về từng gia đình, xây dựng hệ thống bể biogas, phát triển các nghề thủ công. - Tiêu cực: các kiểu nhà ống, nhà mái bằng, bê tông hoá phá vỡ cảnh quan làng quê; thuốc trừ sâu, nước thải của các làng nghề làm ô nhiễm nguồn nước tưới hoa màu; chuyển đổi đất canh tác thành đất ngụ cư bất hợp pháp. - Nông thôn chủ yếu phát triển nông nghiệp, đất đai rộng, dân cư tập trung thành từng cụm nhỏ, gọi là làng, bản. Mỗi làng bản lại cách xa nhau bởi những cánh đồng – chiều rộng. Đô thị tập trung nhiều loại hình kinh tế; hệ thống hạ tầng cơ sở như đường sắt, cầu cống, công viên, công sở san sát, không gian hẹp, phát triển theo chiều cao. - HS liên hệ thực tế trả lời * HS quan sát H3.1. - Các đô thị tập trung ở những vùng đông dân, mật độ cao. - VN vốn là một nước phát triển nông nghiệp đang trong thời kỳ công nghiệp hoá nên số lao động trong ngành nông nghiệp còn nhiều, tập trung sống ở nông thôn. * .Phân tích bảng H3.1 - Số dân thành thị và tỉ lệ thị dân tăng liên tục nhưng không đều giữa các giai đoạn. Tốc độ tăng nhanh nhất là giai đoạn 1995-2000: thời kì mở cửa kinh tế, đẩy mạnh CNH, HĐH. - Tuy nhiên, tỉ lệ thị dân VN còn thấp + Thấp hơn so với Châu á: 37% (2001) + Thấp hơn rất nhiều so với Châu Âu: 73% -> Trình độ đô thị hoá còn thấp, kinh tế nông nghiệp còn có vị trí khá cao. Số dân của NewYork cũng bằng số dân thành thị của cả nước ta. - Có hai đô thị trên 1 triệu dân: Hà Nội, Tp HCM (hình vuông đỏ, to) 03 đô thị từ 350.000 -> 1 triệu: HP, Đà Nẵng, Biên Hoà (hình vuông đỏ, nhỏ) 33 đô thị 100-350nghìn dân (hình tròn xanh nhỏ) là các đô thị mới thành lập. -> Đô thị VN quy mô vừa và nhỏ, chủ yếu do phát triển mở rộng quy mô các thành phố. - HP trước đây có 3 quận nội thành HB,NQ, LC; nay sát nhập thêm Kiến An, Hải An – vốn là thị xã, ngoại thành vào thành phố -> thay đổi * HS thảo luận nhóm - Sức ép dân số đến nhà gây các cơn sốt đất, buộc dân nghèo phải sống ở các xómliều, nhà ổ chuột không đảm bảo vệsinh; thành phố không phát triển kịp hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật: đường chật gây ách tắc, cống rãnh nhỏ không thoát nước kịp, rác thải nhiều và phân bố dân cư (10’) - VN có mật độ dân số cao và ngày càng tăng - Phân bố dân cư không đề

File đính kèm:

  • docgiao an dia li 3 cot.doc