Giáo án Địa lý 9 - Trường THCS Thọ Nghiệp

Địa lý Việt Nam (tiếp)

Tiết 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

A. Mục tiêu bài học.

- HS nắm được, nước ta rất đa dạng về thành phần dân tộc, trong đó người Việt chiếm tỉ lệ chủ yếu. Sự đa dạng về thành phần chủng tộc, tạo nên sự phong phú của nền văn hóa Việt. Các dân tộc luôn gắn bó đoàn kết, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Giáo dục tinh thần tôn trọng đoàn kết giữa các dân tộc.

B .Chuẩn bị:

Thầy: Bản đồ dân cư Việt nam, Tranh ảnh về trang phục các dân tộc Việt nam.

Trò: SGK+ Tập bản đồ.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học dạy học

1. ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị tài liệu học tập của Hs

 

doc94 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 735 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 9 - Trường THCS Thọ Nghiệp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:1 Ngày soạn Ngày dạy Địa lý Việt Nam (tiếp) Tiết 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam A. Mục tiêu bài học. - HS nắm được, nước ta rất đa dạng về thành phần dân tộc, trong đó người Việt chiếm tỉ lệ chủ yếu. Sự đa dạng về thành phần chủng tộc, tạo nên sự phong phú của nền văn hóa Việt. Các dân tộc luôn gắn bó đoàn kết, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Giáo dục tinh thần tôn trọng đoàn kết giữa các dân tộc. B .Chuẩn bị: Thầy: Bản đồ dân cư Việt nam, Tranh ảnh về trang phục các dân tộc Việt nam. Trò: SGK+ Tập bản đồ. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị tài liệu học tập của Hs 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính ? Theo dõi SGK, nước ta có bao nhiêu thành phần dân tộc? Dân tộc nào chiếm tỉ lệ cao nhất? ? Những yếu tố nào tạo nên bản sắc của mỗi dân tộc? - Trong quá trình dựng nước và giữ nước, ta nhận thấy tinh thần tốt đẹp nào của các dân tộc ? Hãy so sánh hoạt động kinh tế của dân tộc Kinh và dân tộc ít người? - Dân tộc ít người: nghề thủ công, hoạt động nông nghiệp là chủ yếu. - Dân tộc Kinh: Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Trình độ phát triển kinh tế cao. Dân tộc Việt phân bố chủ yếu ở vùng lãnh thổ nào? ? Các dân tộc ít người sinh sống chủ yếu ở vùng nào? - Sự phân bố của các dân tộc ít người có gì khác nhau giữa miền bắc và miền nam ? Em có nhận xét gì về sự phân bố của các dân tộc trên lãnh thổ nước ta? - Các thành phần dân tộc phân bố không đồng đều trên lãnh thổ nước ta. ? Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có ảnh hưởng gì đến sự phân bố dân cư không? - Sự phân bố dân cư ngày nay đang có sự thay đổi ? Trong số các dân tộc ít người phân bố hầu hết ở các cao nguyên và miền núi cũng có sự khác biệt như thế nào trong sự phân bố Hãylập bảng theo các tiêu chí sau: Dân tộc ít người chia ra làm mấy địa bàn cư trú - Số lượng dân tộc ở từng vùng? ? Kể tên một số dân tộc tiêu biểu -Sự phân bố cụ thể của từng dân tộc Gv: Hướng dẫn Hs làm một số bài tập trong SGK. I. Các dân tộc ở Việt Nam - Nước ta có 54 thành phần dân tộc - Dân tộc Kinh (Việt) đông nhất, chiếm 86% -Mỗi dân tộc có nét văn hóa riêng thể hiện ở ngôn ngữ, trang phục, tập quán Các dân tộc cùng nhau đoàn kết, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. II. Sự phân bố dân cư 1.Dân tộc Việt (Kinh) - Phân bố ở đồng bằng, đồng bằng duyên hải và trung du 2. Dân tộc ít người Sống chủ yếu ở miền núi và cao nguyên * Ghi nhớ(SGK) 4. Củng cố: Gv hệ thống lại kiến thức bài học. 5. Hướng dẫn: Học bài, làm bài tập trong tập bản đồ. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 2: Dân số và gia tăng dân số A. Mục tiêu bài học - Giúp HS nắm được dân số nước ta, hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả của việc gia tăng dân số. - Biết được đặc điểm cơ cấu dân số (theo độ tuổi, giới tính) và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số của nước ta, nguyên nhân của sự thay đổi đó. - Có kĩ năng phân tích bản thống kê, một số biểu đồ dân số. - ý thức được sự cần thiết phải có quy mô dân số hợp lý. B. Chuẩn bị: Thầy: Biểu đồ GTDS Việt Nam; tranh ảnh về một số hậu quả của việc gia tăng dân số. Trò: Tìm hiểu các thông tin trên sách báo các vấn đề về dân số. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ ? Nước ta có bao nhiêu thành phần dân tộc ? ? Dân tộc nào chiếm tỉ lệ chủ yếu? Nêu sự phân bố của các dân tộc? 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nột dung chính GV: Con người là nhân tố quan trọng trong quá trình CNH, HĐH. Vậy hiện nay dân số nước ta có đặc điểm gì ? Theo dõi SGK dân số nước ta là bao nhiêu? ? So sánh về diện tích, và dân số trên thế giới và khu vực, em rút ra đặc điểm chung gì về dân số nước ? Dân số đông theo em có những thuận lợi và khó khăn gì trong điều kiện nước ta hiện nay? - Thuận lợi: Nguồn nhân lực dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Khó khăn: Gây sức ép lớn về vấn đề giải quyết việc làm, môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống. ? Dựa vào hình 2.1 nhận xét tình hình gia tăng dân số ở nước ta? *Hs: Thảo luận nhóm: - Những năm có N% cao, cao nhất vào năm nào? - Những năm nào có N% giảm và ổn định? TL: Những năm có N% cao là từ 1954 đến 1989, cao nhất là năm 1960 gần tỉ lệ gia tăn tự nhiên gần lên đến 4%. ? Tại sao vào những năm 1954"1960 lại có N% cao như vậy? - Vì sau chiến tranh, đời sống nhân dân được cải thiện, chăm sóc y tế, sức khỏe được nâng cao...dân số tăng nhanh đột ngột trong một thời gian ngắn gây ra nguy cơ bùng nổ dân số ở nước ta. ? Em rút ra nhận xét chung về tình hình gia tăng dân số ở nước ta? ? Dân số tăng nhanh đột biến đã gây ra những hậu quả gì? - Hậu quả của dân số đông và tăng nhanh: gây ra sức ép cho nền kinh tế, đời sống nhân dân chậm cải thiện, ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường. ? Ngày nay, tỉ lệ gia tăng tự nhiên ổn định và đạt được mức trung bình trên thế giới là do nguyên nhân nào? - Do Nhà Nước ta đã thực hiện tốt chính sách KHHGĐ. Hs: Thảo luận: Việc giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên sẽ mang lại những lợi ích gì? - ổn định về dân số góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, giải quyết được vấn đề việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống... ? Hãy theo dõi bảng 2.1, cho biết tỉ lệ gia tăng tự nhiên cả nước và các vùng khác? Nhận xét? ? Dựa vào SGK, Nước ta có cơ cấu dân số nước ta có đặc điểm gì? thuộc loại nào? Phân tích những khó khăn, thuận lợi từ đặc điểm cơ cấu dân số nước ta? - Số người trong và dưới độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ lớn, tỉ lệ người trong và trên độ tuổi lao động ngày càng tăng, tỉ lệ trẻ em dưới 4 tuổi thì ngày càng giảm " Cơ cấu dân số nước ta đang có xu hướng già đi - Cơ cấu dân số giới tính dang có sự thay đổi tỉ số giới tính nam cao hơn nữ. H: Nguyên nhân dẫn đến sự mất cân bằng về giới tính ở nước ta là gì? - Do quan niệm trọng nam khinh nữ vẫn còn rất sâu sắc ở nước ta. ? Nhận xét chung về đặc điểm cơ cấu dân số nước ta? ? Cho đến nay nước ta là một nước có cơ cấu dân số trẻ. Điều đó có ý nghĩa như thế nào trong quá trình hội nhập ngày nay? - Là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế, đồng thời đây là một tiềm năng lớn để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. GV: Nguồn nhân lực, nhưng chất lượng lao động ở nước ta như thế nào và ảnh hưởng của nó đến việc sử dụng lao động ở nước ta các em sẽ được tìm hiểu ở bào tiếp theo. ? Em hãy khái quát những nét chính về dân số nước ta? - Nước ta là một nước đông dân, tỉ lệ gia tăng tự nhiên trung bình và đang có xu hướng giảm dần, cơ cấu dân số trẻ, nhưng cũng đan có sự thay đổi lớn về giới tính và nhóm tuổi. Gv: Hướng dẫn Hs làm một số bài tập trong SGK và tập bản đồ 1.Dân số - Năm 2003 dân số nước ta là 80,9 triệu người - Việt Nam là một nước đông dân, đứng thứ 2 khu vực và đứng thứ 14 trên thế giới. 2. Gia tăng dân số - Nước ta có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao và tăng nhanh, đã gây ra hiện tượng bùng nổ dân số vào những năm 50-60 của thế kỉ trước. - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cả nước là 1,43% và có sự khác nhau đồng bằng và miền núi giữa nông thôn và thành thị, 3. Cơ cấu dân số - Cơ cấu dân số nước ta trẻ và đang thay đổi theo nhóm tuổi và giới tính * Ghi nhớ (SGK) 4. Củng cố: Dân số, Sự gia tăng dan số, Cơ cấu dân số nước ta 5. Hướng dẫn: Học bài+ Làm bài tập trong Tập bản đồ Ngày tháng năm 2008 Đủ giáo án tuần 1. Ký Duyệt Tuần: 2. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư A. Mục tiêu bài học: - HS nắm được dân cư nước ta phân bố không đồng đều. Ơr từng nơi người dân chọ loại hình quần cư phù hợp với điều kiện sống và hoạt động sản xuất của mình tạo nên sự đa dạng về hình thức quần cư ở nước ta. - Rèn cho HS phân tích lược đồ, bảng số liệu. B. Chuẩn bị Thầy: Lược đồ phân bố dân cư và đô thị nước ta Trò: Đọc và nghiên cứu bài học C. Tiến trnhf tổ chức các hoạt động dạy học 1. ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: ?Trình bày nững nét chính về dân số và cơ cấu dân số nước ta 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính H: Nêu đặc điểm chung về dân số nước ta? - Nước ta là một nước đông dân 80,2 triệu người (năm 2003) - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên tương đối cao, có sự không đồng đều giữa các vùng lãnh thổ. - Cơ cấu dân số trẻ, có sự thay đổi theo độ tuổi và giới tính. GTB: Sự phân bố dân cư và các loại hình quần cư cũng tạo nên đặc điểm riêng của dân số nước ta ? Dựa vào lược đồ. So sánh mật độ dân số nước ta với một số quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới, từ đó rút ra kêt luận gì về dân số nước ta? H: Tìm các khu vực có mật độ dân số dưới 100 người/ km2 và trên 1000 người/ km2. Nhận xét về sự phân bố dân cư ở nước ta? H: Em hãy giải thích tại sao dân cư nước ta lại có sự tập trung không đồng đều? - Dân cư tập trung chủ yếu ở các đô thị, vùng đồng bằng, đồng bằng ven biển vì thuận lợi về địa hình, vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, thủy văn...để cư trú sản xuất. GV: Trong đó đồng bằng sông Hồng có lịch sử định cư lâu đời hàng nghìn năm với nền văn minh lúa nước... ? Dân cư phân bố không đồng đều đã mang lại những KK gì trong quá trình phát triển kinh tế? - Dân cư phân bố không đồng đều làm cho nguồn lao động tập trung không đồng đều, dư thừa lao động ở các đô thị, thiếu lao động, đặc biệt lao động có trình độ ở vùng miền núi. Đây là một khó khăn trong quá trình sử dụng lao động. H: Hiện nay Nhà nước ta đã có những biện pháp nào để phân bố lại dân cư trên toàn vùng lãnh thổ? - Khuyến khích các gia đình xây vùng kinh tế mới; các biện pháp xóa đói giảm nghèo cho các dân tộc vùng biên giới. ... H: Dựa vào SGK cho biết nước ta có mấy loại hình quần cư? So sánh và giải thích sự khác nhau về hoạt động kinh tế, tên gọi, cách bố trí không gian nhà ở cáu các loại hình quần cư. Quần cư nông thôn: Quần cư đô thị: +Tên gọi: làng, ấp bản, buôn. +Hoạt động kinh tế: Nông nghiệp là chủ yếu +Nhà ở: Nhà ngói, sàn, rống, mái ngói . +Tên gọi: Thành phố, thị xã, thị trấn, phường quận... +Hoạt động kinh tế: Công nghiệp, dịch vụ +Cách bố trí không gian nhà ở: nhà ống, biệt thự, ttrung cư cao tầng. ? Theo dõi hình 3.1. Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị nước ta ? Quá trình thay đổi tỉ lệ dân thành thị phản ánh quá trình đô thị hóa ở nước ta như thế nào? ? Nguyên nhân nào làm cho quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra nhanh? - Do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự phát triển mạnh mẽ các đô thị, và mở rộng quy mô các đô thị, đã thu hút nguồn lao động ở nhiều nơi, nên tỉ lệ dân thành thị nngày càng tăng nhanh, thúc đẩy mạnh quá trình đô thị hóa. GV: So sánh tỉ lệ dân thành thị ở nước ta với các nước phát trển trên thế giới, đẻ học sinh rút ra kết luận: Trình đô thị hóa của nước ta còn thấp, còn mang tính tự phát. ? Quan sát hình 3.1. Nhận xét về quy mô và sự phân bố các đô thị? ? Đọc ghi nhớ SGK GV hướng dẫn HS làm bài tập 3 SGK I. Mật độ dân số và phân bố dân cư Năm 2003 mật độ dân số nước ta là 246 người /km2 Dân cư nước ta phân bố không đồng đều: giữa nông thôn và thành thị, giữa đồng bằng và miền núi; 74% dân cư sống ở nông thôn II. Các loại hình quần cư a. Quần cư nông thôn b. Quần cư đô thị III. Đô thị hóa Quá trình đô thị hóa ở nước ta càng ngày với tốc độ ngày càng cao. Tuy nhiên trình độ đô thị hóa còn thấp. - Các đô thị nước ta vừa và nhỏ,phân bố tập trung ở các đồng bằng ven biển * Ghi nhớ (SGK) 4. Củng cố: Hệ thống lại các kiến thức đã học 5. Hướng dẫn: Học bài+ Làm các bài tập trong SGK và TBĐ. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 4: Lao động và việc làm Chất lượng cuộc sống A. Mục tiêu bài học: - Giúp HS hiểu và trình bày được đặc điểm của nguồn lao động và tình hình sử dụng lao động ở nước ta. - Biết sơ lược về chất lượng cuộc sống và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta. - Rèn kĩ năng nhận xét, phân tích, đánh giá biểu đồ. B. Chuẩnbị : Các biểu đồ cơ cấu lao động Bảng thống kê sử dụng lao động C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: 1. ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính H: Nêu đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta? - Nước ta có mật độ dân số cao. Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, đồng bằng ven biển và các đô thị; thưa thớt ở miền núi, cao nguyên. năm 2003 MĐDS nước ta là 260 người/km2. H: Phân tích sự ảnh hưởng của sự phân bố dân cư đối với việc sử dụng lao động ở nước ta? - Sự phân bố dân cư không đồng đều là một khó khăn cho việc sử dụng lao đông, thừa lao động ở các đô thị, thiếu lao động ở vùng miền núi... H: Hãy quan sát biểu đồ 4.1. Nhận xét về cơ cấu lực lượng giữa nông thôn và thành thị? Giải thích nguyên nhân? - Nguồn lao động phân bố không đồng đều giữa nông thôn và thành thị,ở nông thôn chiếm 75,8% H: Quan sát biểu đồ 2. Nhận xét về chất lượng lao động ở nước ta? H: Từ đặc điểm nguồn lao động nướnc ta, em hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn cho việc sử dụng lao động ? - Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, cần cù chịu khó, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật. Có kinh nghiệm sản xuất nông lâm ngư nghiệp.. Mặt hạn chế: - Trình độ lao động yếu. - Hạn chế về thể lực H: Để nâng cao chất lượng lao động cần phải những biện pháp gì? - Đa dạng hóa các loại hình đào tao, đẩy mạnh hướng nghiệp, dạy nghề. Quan sát hình 4.2. Nêu nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta? H: Em đánh giá như thế nào về sự chuyển biến này? H: Sự thay đổi trong việc sử dụng lao động ở nươc ta đang phản ánh điều gì? Phản ánh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang thực hiện có hiệu qủa. H: Dựa vào những thông tin SGK hãy CMR giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta trong giai đoạn hiện nay? - ở nông thôn, tình trạng thiếu vệc làm là nét đặc trưng do đặc điểm cơ cấu mùa vụ và sự phát triển ngành nghề còn hạn chế -77,7% là tỉ lệ thời gian sử dụng lao động - Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị là tương đối cao gần 6%. H: Em đánh giá gì về vấn đè sử dụng nguồn lao động của nước ta trong giai đoạn hiện nay? H: Để giải quyết việc làm cho lao động theo em phải có những giải pháp nào? H: Nhà nước ta đã đạt được những thành tựu gì trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống? - Tỉ lệ người biết chữ đạt 90,3% - Mức thu nhập bình quân theo đầu người tăng. - Dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn - Tuổi thọ trung bình ngày càng tăng. Tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, tử vong giảm. ? Neu những giải pháp để nâng cao chất lượng cuộc sống của Đang và nhà nước ta hiện nay - Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo cho các dân tộc vùng sâu vùng xa, giải quyết việc làm cho lực lượng lao động còn thất nghiệp ở vùng nông thôn, miền núi... ? Đọc ghi nhớ SGK Gv: Hướng dẫ HS làm bài tập 3 1. Nguồn lao động và sử dụng lao động a. Nguồn lao động - Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh. Mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động( năm 2003 nước ta có 41,3 triệu lao động) - Nguồn lao động phân bố không đồng đều giữa nông thôn và thành thị. - Đội ngũ lao động có trình độ cao còn mỏng và tập trung không đồng đều - Sử dụng lao động: Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo chiều hướng tích cực. II. Vấn đề việc làm Nguồn lao động của nước ta dồi dào trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển đã gây sức ép rất lớn cho vấn đề giải quyết việc làm. * Giải pháp: - Phân bố lại lao động dân cư giữa các vùng. - Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn. Phát triển các hoạt động công nghiệp dịch vụ ở đô thị. - Đa dạng hóa các laọi hình đào tạo, đẩy mạnh hướng nghiệp dạy nghề, giới thiệu việc làm. III. Chất lượng cuộc sống - Trong qúa trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa việc nâng cao chất lượng cuộc sống là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển con người. * Ghi nhớ (SGK) 4. Củng cố: Lao động việc làm, chất lượng cuộc sống 5. Hướng dẫn: Học bài + Làm bài tập Trong SGK và TBĐ Ngày tháng năm 2008 Đủ giáo án tuần 2. Ký Duyệt Tuần 3. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 5: Thực hành: Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1998 và năm 1999 A. Mục tiêu bài học: - Giúp HS bết cách so sánh, phân tích tháp dân số - Tìm được sự thay đổi và xu hướng PT của cơ cấu dân sos theo tuổi ở nước ta - Xác lập được mối quan hệ giữa gia tăng dân số theo độ tuổi, giữa dân số và phát triển ki nh tế – xã hội của nước ta. - Rèn kỹ năng đọc phân tích các yếu tố Địa lí qua biểu đồ. B. Chuẩn bị: Thầy: Bảng phụ, tranh ảnh về vấn đề kế hoạch hóa gia đình Ơr Việt nam những năm cuối thế kỉ XX Trò: HS Tập bản đồ C. Tiến trình tố chức các hoạt động dạy học: 1. ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt H: Quan sát tháp dân số năm 1989-1999 và trả lời câu hỏi? ? So sánh hình dạng tháp dân số năm 1989- 1999? - Hình dạng đó nói lên đặc điểm gì về cơ cấu dân số nước ta? ( Câu hỏi thảo luận) H: Tại sao ở độ tuổi trẻ em trong năm 1999 giảm so với năm 1989? - Do nhà nước ta đã thực hiện tốt chính sách kế hoặch hóa gia đình. H: Hãy nhận xét về cơ cấu dan số nước ta theo độ tuổi? - Tỉ lệ em cao, có xu hướng giảm - Tỉ lệ người trong và trên độ tuổi lao động tăng H: Dân số nước ta đang phát triển theo xu hướng nào? - Xu hướng già đi. H: Tỉ lệ dân số phụ thuộc thể hiện ở nhóm tuổi nào? và tỉ lệ này có sự thay đổi như thế nào trong 10 năm? - Tỉ lệ dân số phụ thuộc: là tỉ số giữa ngườ 15 tuổi và trên 60 tuổi của dan cư một vùng, một nước . H: Em nhận xét gì về tỉ lệ dân số phụ thuộc ở nước ta? H: Giải thích vế sự thay đổi này? - Do thực hiện tốt chính sách kế hoặch hóa gia đình. Chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện, tuổi thọ trung bình ngày càng cao H: Với đặc điểm cơ cấu dân số nước ta thì có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phat triển kinh tế xã hội? - Chúng ta cần phải có những biện pháp nào để từng bước khắc phục khó khăn này? Bài tập 1 Hình dáng: Đều có đáy rộng, đỉnh nhọn, sườn dốc. Đáy tháp năm 1999 ở nhóm từ 0-4 tuổi thu hẹp hơn so với năm 1989. "Hình dáng tháp nói lên nước ta có cơ cấu dân số trẻ Cơ cấu dân số nước ta theo độ tuổi: Tăng tỉ lệ người trong và trên độ tuổi lao động ; giảm tỉ lệ trẻ em Tỉ lệ dân số phụ thuộc ở nước ta cao Bài tập 2: Cơ cấu dân số nbước ta có xu hướng già đi: tỉ lệ trẻ em giảm, người trong và trên độ tuổi lao động tăng Bài tập 3: Thuậnlợi: Nguồn lao động dồi dào, Khó khăn: Thiếu việc làm Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện Giải pháp: Giảm tỉ lệ sinh bằng cách thực hiện chính sách KHHGĐ Nâng cao chất lượng cuộc sống. 4. Củng cố: Kỹ năng nhận xét đánh giá các yếu tố Địa lí qua biểu đồ. 5. Dặn dò: - Học sinh làm bài tập bản đồ, Nắm được các đặc điểm về dân số nước ta, phân tích những mặt mạnh và mặt còn hạn chế. Ngày soạn Ngày dạy Địa lý kinh tế Tiết 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam. Mục tiêu bài học HS trình bày được tóm tắt quá trình phát triển kinh tế của nước ta trong những thập kỉ gần đây. Hiểu và trình bày được xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, những thành tựu, khó khăn và thách thức trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước Biết phân tích biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế. Các thiết bị daỵi và học: Thầy: Tìm hiểu những thông tin cập nhận về những chỉ tiêu phát triển kinh tế của nước ta trong năm qua. Trò: Bài tập bản đồ C. Hoạt động của thầy và trò I. ổn định lớp. II. Kiểm trabài cũ ( Kết hợp). III. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính H: Dựa vào SGK trình bày tóm tắt quá trình phát triển đất nước trước thời kỳ đổi mới thêo các giai đoạn? - năm 1945: thành lập nước VNDCCH Từ năm 1945-1951: Bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - năm 1960 Miền bắc bước vào xây dựng XHCN, chống chiến tranh phá hoại, chi viện cho Miền Nam. - Từ năm 1976- 1986 cả nước đi lên XHCN. Nên fkinh tế gặp nhièu khó khăn do bị cấm vận... SX đình trệ, lạc hậu - GV mở rộng về cơ chế quan liêu bao cấp và hậu quả H: Công cuộc đổi mới được triển khai từ năm nào? ý nghĩa? - Sự đổi mới trong nền kinh tế của nước ta được thể hiện ở những mặt nào? - Sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu thành phần kinh tế H: Quan sát biểu đồ chuyển dịch...Phân tích xu hướng chuyến dịch cơ cấu kinh tế. Xu hướng này thể hiện rõ ở khu vực nào? ( GV: Thông thường biểu đồ cơ cấu knh tế người ta thường được biểu diễn bằng biểu đồ hình tròn, miền hay cột chồng. Tuy nhiên trong bài biểu diễn bằng hình đường để nhấn mạnh sự thay đổi tỉ trọng của từng khu vực kinh tế) - Khu vực nông, lâm ngư Nghiệp có xu hương giảm - Công nghiệp, xây dựng có xu hướng tăng dần - Dịch vụ tăng nhưng không ổn định. H: Cơ cấu kinh tế nước ta có sự chuyển biến mạnh mẽ vào thời điểm nào? Tại sao? - Năm 1995 nước ta bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ. Việt nam gia nhập ASEAN mở ra giai đoạn hội nhập. - Năm 1997: Cuộc khủng hoảnh kinh tế tài chính bắt đàu từ Thái Lan, sau đó ảnh hưởng rộng ra toàn khu vực Châu á. H: Tỉ trọng khu vực nông, lâm, ngư nghỉệp giảm dần và tăng dần tỉ trọng khu vực công nghiệp xây dựng, dịch vụ phản ánh nền kinh tế nước ta đang phát triển theo xu hướng nào? GV yêu cầu HS tra cứu khái niêm “Vùng kinh tểtọng điểm”: Vùng kinh tế trọng điểm được nhà nước phê duyệt quy hoặch tổng thể nhằm tạo ra động lực để phát triển mới cho toàn bộ nền kinh tế. H: Hãy xác định 7 vùng kinh tế và 3 vùng KT trọng điểm? HS xác đinh trên lược đồ Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ thể hiện như thế nào? H: Cơ cấu kinh tế thay đổi dãn đến sự thay đổi các thành phần kinh tế như thế nào? Từ khi bước vào công cuộc đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu gì và đang đứng trước những thách thức nào trong giai đoạn hội nhập? H: Đứng trước khó khăn ấy, theo em chúng ta càn có những giải phấp nào? - Đẩy nhanh qua trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế... ? Đọc ghi nhớ SGK. Gv: Hướng dẫn HS làm bài tập SGK I. Nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới II. Nền kinh tế nước ta trong thời kỳ đổi mới - Công cuộc đổi mới được triển khai từ năm 1986 đã đưa nền kinh tế nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, từng bước ổn định và phát triển. 1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế a. Chuyển dịch cơ cấu ngành - Giảm tỉ trọng của khu vực: Nông lâm, ngư nghiệp - tăng dần tỉ trọng khu vực: Công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. " phản ánh quá trình CNH-HĐH đang trên đà tiến triển b. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động c. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà Nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần (5 thành phần) Những thành tựu và thách thức a Thành tựu: - Tăng trưởng kinh tê vững trắc. - Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa. - Nước ta đang trong qúa trình hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. b. thách thức: - Sự phân hóa giàu nghèo, và tình trạng vẫn còn các xa nghèo, vùng nghèo - Những bất cập trong sự phát triển văn hóa giáo dục, y tế - Vấn đề việc làm. - Sự canh tranh khi gia nhập thổ chức WTO, những biến động trên thị trường... * Ghi nhớ (SGK) 4. Củng cố : Khái quát lại nội dung bài học 5. Hướng dẫn: Hs làm bài tập 2 Tuần 4 Ngày soạn Ngày dạy Tiết7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp A. Mục tiêu bài học Giúp HS nắm được vai trò của các nhân tố tự nhiên và kinh tế- xã hội đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta. - Thấy được những nhân tố này đã ảnh hưởgn đến nền npông nghiệp ở nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới, đan phát triển theo hướng thâm canh và chuyên môn hóa. Có kỹ năng đánh giá giá trị kinh tế các tài nguyên Biết sơ đồ hóa cac nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. B. Chuẩn bị: Thầy: Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam Bản đồ khí hậu Việt Nam C. Tiến trình tổ chức các họat động dạy học 1. ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động cuả thầy và trò Nội dung cần đạt ? Có những nhân tố tự nhiên nào ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp ở nước ta:? - Đất, nước khí hậu,sinh vật H: Trong nông nghiệp tài nguyên đất có vai trò như thế nào? H: Nước ta có những loại tài nguyên đát nào? Giá trị sử dụng của từng loại tài nguyên? H: Em hãy xác định sự phân bố của các loại tài nguyên đất và kể tên những cây trồng cụ thể thích hợp với các loại đất này? - Lúa, ngô, khoai, sắn... - Cao su, cà phê, chè, điều, hồ tiêu... H: Hiện thực sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay có gì đáng lưu ý? - Diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp do đáas định cư và hiện tượng sa mạc hóa... H: Dựa vào kiến thức đã học trình bày đặc điểm khí hậu nước ta? - Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nguồn nhiệt và ẩm phông phú. H: Với đặc điểm khí hậu như vậy có những thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp? H: Phân tích những thuận lợi và khó khăn của nguồn tài nguyên nước cho sự phát triển nông nghiệp? H: Theo em có những giải pháp nào để khắc phục những khó khăn trên? - Thực hiên tốt các biên pháp thủy lợi: + Chống úng lụt trong mùa bão + Đảm bảo nước tưới trong mùa khô + cải tạo đất, mở rộng diện tích canh tác. + Tăng vụ, thay đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng Thì sẽ tạo ra được năng suất cây trồng cao và tăng sản lượng cây trồng H: Hãy kể những biện pháp về thủy lợi mà hiện nay chúng ta đ

File đính kèm:

  • docGiao an Dia li 9 Quang.doc
Giáo án liên quan