Giáo án Địa lý khối 9 bài 10: Thực hành: vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm

Bài 10: THỰC HÀNH:

VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO CÁC LOẠI CÂY, SỰ TĂNG TRƯỞNG ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS cần:

- Biết xử lý bảng số liệu theo các yêu cầu riêng của vẽ biểu đồ: chuyển số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối (tính tỷ lệ %), tính tốc độ tăng trưởng, lấy năm gốc bằng 100%.

- Có kỹ năng vẽ biểu đồ cơ cấu (hình tròn) và vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng.

- Biết đọc biểu đồ, nhận xét và xác lập mối liên hệ địa lý.

- Củng cố và bổ xung phần lý thuyết về ngành trồng trọt và chăn nuôi.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 615 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý khối 9 bài 10: Thực hành: vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 –Tiết 10 Bài 10: Thực hành: vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm Ngày soạn: 15 /9/2008 Ngày dạy: 25/ 9/2008 I. Mục tiêu Sau bài học, HS cần: - Biết xử lý bảng số liệu theo các yêu cầu riêng của vẽ biểu đồ: chuyển số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối (tính tỷ lệ %), tính tốc độ tăng trưởng, lấy năm gốc bằng 100%. - Có kỹ năng vẽ biểu đồ cơ cấu (hình tròn) và vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng. - Biết đọc biểu đồ, nhận xét và xác lập mối liên hệ địa lý. - Củng cố và bổ xung phần lý thuyết về ngành trồng trọt và chăn nuôi. II. phương tiện - HS chuẩn bị máy tính cá nhân, thước kẻ, com pa, bút chì, thước đo độ. - Bản đồ nông nghiệp Việt Nam hoặc bản đồ kinh tế Việt Nam. III. Các hoạt động trên lớp Mở bài: - GV nêu nhiệm vụ của bài thực hành: + Trên lớp mỗi cá nhân phải hoàn thành 1 trong 2 bài tập của bài thực hành. + Về nhà hoàn thành bài còn lại. - Cách thức tiến hành: cá nhân - nhóm. Các nhóm số chẵn làm ở lớp bài số 1. Các nhóm số lẻ làm ở lớp bài số 2. Mỗi cá nhân phải hoàn thành công việc - cùng nhóm trao đổi, báo cáo kết quả. Hoạt động của GV và HS Bước 1: HS xử lý số liệu: chuyển từ số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối (tỷ lệ%) Bài tập số 1: GV hướng dẫn cách xử lý số liệu và vẽ biểu đồ. + GV dạy HS cách vẽ. + Vẽ biểu đồ theo quy tắc; bắt đầu vẽ từ tia 12 giờ, đi theo chiều thuận của kim đồng hồ. + Các hình quạt ứng với tỷ trọng từng thành phần, ghi trị số %, vẽ đến đây làm ký hiệu đên đó và lập bản chú giải. - Ghi tên biểu đồ. Chú ý: Hai hình tròn có bán kính khác nhau (năm 2002 có bán kính to hơn năm 1990 1,2 lần) Bài tập số 2: GV hướng dẫn HS vẽ biểu đồ đường: + Trục tung: trị số %, gốc thường lấy trị số 0 hoặc có thể lấy trị số phù hợp < 100. + Trục hoành: đơn vị thời gian, lưu ý khoảng cách các năm. + Các đồ thi có thể biểu diễn bằng nhiều màu (ở nhà) hoặc bằng các nét khác nhau. + Lập chú giải. + Tên biểu đồ Bước 2: HS vẽ biểu đồ, nhận xét, giải thích. Bước 3: HS trong nhóm cùng nhau trao đổi kiểm tra lẫn nhau. Bước 4: Đại diện nhóm phát biểu, GV chuẩn kiến thức. Kết luận: Bài tập số 1: Nhận xét: + Cơ cấu: Cây lương thực chiếm tỷ trọng lớn nhất. + Từ 1990 đến 2002 diện tích gieo trồng các loại cây đều tăng nhưng tỷ trọng cây lương thực giảm. Bài tập số 2: Nhận xét: + Đàn lợn và gia cầm tăng nhanh nhất, do nhu cầu thực phẩm tăng, giải quyết tốt nguồn thức ăn cho chăn nuôi, hình thức chăn nuôi đa dạng đặc biệt gắn với chế biến. + Đàn trâu không tăng do cơ giới hoá nông nghiệp. IV. Đánh giá GV nhận xét, chấm điểm bài làm của học sinh. V. Hướng dẫn về nhà HS hoàn thành nốt bài còn lại (chưa vẽ trên lớp)

File đính kèm:

  • docBai 10.doc