Giáo án Địa lý khối 9 bài 21 đến 28

Bài 21:

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Hiểu và trình bày được tình hình phát triển kinh tế ở đồng bằng sông Hồng. Các ngành công nghiệp và dịch vụ đang phát triển mạnh và tăng tỉ trọng, ngành nông nghiệp tuy giảm tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng, ngành nông nghiệp, ưu thế thuộc về các cây lương thực và rau vụ đông.

- Hiểu rõ vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đang tác động mạnh đến sản xuất và đời sống dân cư. Hai trung tâm kinh tế quan trọng và lớn nhất của vùng là Hà Nội và Hải Phòng.

 

doc29 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 703 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý khối 9 bài 21 đến 28, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12 - Tiết: 23. Bài 21: Vùng đồng bằng Sông Hồng (Tiếp theo) Ngày soạn: 30/10/07 Ngày dạy: 05/11/07 I. Mục tiêu bài học: - Hiểu và trình bày được tình hình phát triển kinh tế ở đồng bằng sông Hồng. Các ngành công nghiệp và dịch vụ đang phát triển mạnh và tăng tỉ trọng, ngành nông nghiệp tuy giảm tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng, ngành nông nghiệp, ưu thế thuộc về các cây lương thực và rau vụ đông. - Hiểu rõ vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đang tác động mạnh đến sản xuất và đời sống dân cư. Hai trung tâm kinh tế quan trọng và lớn nhất của vùng là Hà Nội và Hải Phòng. - Biết kết hợp kênh chữ, kênh hình để giải thích một số vấn đề bức xúc của vùng. - Biết phân tích lược đồ, bản đồ, biểu bảng; xác lập các mối liên hệ địa lí. II. Các thiết bị dạy học: - Bản đồ kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng. - Atlat địa lý Việt Nam. - Biểu đồ cơ cấu kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng hai năm 1995 - 2000. - Một số tranh ảnh về hoạt động sản xuất của vùng. III. Hoạt động trên lớp Mở bài: Phần mở đầu của bài trong SGK. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính GV giới thiệu: Công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng phát triển sớm nhất Việt Nam và đang phát triển mạnh theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá. HĐ1: Cá nhân/Cặp Bước 1: - HS căn cứ vào hình 21.1, nhận xét sự chuyển biến về tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng ở vùng Đồng bằng sông Hồng. - Dựa vào hình 21.2 hoặc Atlat địa lý Việt Nam, kênh chữ trong SGK: + Cho biết phần lớn giá trị công nghiệp tập trung ở đâu? + Đồng bằng sông Hồng có những ngành công nghiệp trọng điểm nào? Phân bố ở đâu? + Kể tên các sản phẩm quan trọng của vùng. IV. Tình hình phát triển kinh tế. 1. Công nghiệp Bước 2: HS trình bày và chỉ bản đồ, GV chuẩn kiến thức. - Giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh, chiếm 21% GDP công nghiệp cả nước. - Tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng tăng nhanh trong cơ cấu GDP của vùng. - Các ngành công nghiệp trọng điểm: Chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí. Chuyển ý: Nông nghiệp tuy chiếm tỉ trọng nhỏ trong GDP của vùng nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng và có sản phẩm đa dạng. HĐ2: Nhóm/cặp 2. Nông nghiệp Bước 1: HS dựa vào bảng 21.1, hình 21.2 hoặc Atlat địa lý Việt Nam, kênh chữ và kiến thức đã học, thảo luận theo câu hỏi: - Sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng có đặc điểm gì? (Diện tích, năng suất, sản lượng). Vì sao vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước? (Trình độ thâm canh cao, cơ sở hạ tầng tốt, nhu cầu dân số đông). - Vì sao vùng trồng được cây ưa lạnh? - Nêu lợi ích của việc đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính ở Đồng bằng sông Hồng? - Ngoài trồng trọt, vùng còn phát triển mạnh nghề gì? Vì sao? Bước 2 - HS trình bày và chỉ bản đồ, GV chuẩn kiến thức. - GV nêu về các ngành khác và hạn chế của vùng: Dư thừa lao động, sản xuất lương thực còn khó khăn do thời tiết kém ổn định, dân số đông. - Đứng thứ 2 cả nước về diện tích, sản lượng lương thực. - Năng suất lúa cao nhất nước, nhờ trình độ thâm canh cao, cơ sở hạ tầng toàn diện. - Vụ đông với nhiều cây ưa lạnh đã trở thành vụ chính. - Chăn nuôi gia súc (đặc biệt nuôi lợn) chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cả nước. - Ngành đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản được chú ý phát triển. Chuyển ý: Các ngành kinh tế phát triển đã thúc đẩy dịch vụ phát triển sôi động và đa dạng HĐ3: Nhóm: Bước 1: - Nhóm 1: Tìm hiểu ngành giao thông, vị trí và ý nghĩa kinh tế xã hội của cảng Hải Phòng, sân bay Nội Bài. - Nhóm 2: Tìm hiểu ngành dịch vụ du lịch và các dịch vụ khác. Bước 2: - HS trình bày và chỉ bản đồ, GV chuẩn kiến thức. 3. Dịch vụ - Giao thông phát triển sôi động, tạo nhiều điều kiện phát triển du lịch. - Hà Nội, Hải Phòng là hai đầu mối giao thông quan trọng, hai trung tâm du lịch lớn. - Ngành du lịch được chú ý phát triển. - Bưu chính viễn thông phát triển mạnh. HĐ 4. Cá nhân Bước 1: - HS tìm trên lược đồ hình 21.2: + Hai trung tâm kinh tế lớn nhất. + Vị trí các tỉnh thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. - Nêu vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Bước 2: - HS trình bày và chỉ bản đồ, GV chuẩn kiến thức. - Hai trung tâm kinh tế lớn nhất là Hà Nội và Hải Phòng. - Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả hai vùng: Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ. IV. Đánh giá 1. Trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng. 2. Nêu những thuận lợi, khó khăn đối với việc sản xuất lương thực của vùng. 3. Ngành du lịch có điều kiện thuận lợi để phát triển như thế nào? V. dặn dò về nhà - HS chuẩn bị thước kẻ, bút chì, để tiết sau thực hành. Tuần 12- Tiết 24 Bài 22: Thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người Ngày soạn: 30/10. Ngày dạy: 07/11. I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần: - Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ đường trên cơ sở bảng số liệu. - Phân tích được mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người để củng cố kiến thức đã học về Đồng bằng sông Hồng - một vùng đất chật, người đông mà giải pháp quan trọng là thâm canh tăng vụ và tăng năng suất. - Biết suy nghĩ về các giải pháp phát triển bền vững cho vùng. II. Các thiết bị dạy học Thước kẻ, máy tính, bút chì, bút màu hoặc bột màu. III. Các hoạt động trên lớp Mở bài: GV nêu nhiệm vụ của bài thực hành. Bài tập số 1 HĐ 1: Cá nhân Bước 1: GV hướng dẫn cách vẽ biểu đồ: - Vẽ trục toạ độ: trục đứng thể hiện %, trục ngang thể hiện thời gian (năm). - Ghi đại lượng ở đầu mỗi trục và chia khoảng cách trên các trục sao cho đúng. - Hướng dẫn vẽ từng đường tương ứng với sự biến đổi dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người. Mỗi đường có kí hiệu (hoặc màu sắc) riêng. - Ghi tên biểu đồ. Bước 2: HS tự vẽ biểu đồ vào vở, GV gọi một HS (khá) lên vẽ biểu đồ trên bảng. Bài tập số 2 HĐ 2: Cặp/nhóm Bước 1: HS trả lời các câu hỏi của bài tập 2. Bước 2: HS trình bày kết quả, GV chuẩn bị kiến thức. Đáp án: a) Nhận xét: - Dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người đều tăng lên. - Sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người tăng nhanh hơn dân số. b) Giải thích: - Sản lượng lương thực tăng nhanh, do: đẩy mạnh thuỷ lợi, cơ khí hoá nông nghiệp, chọn giống có năng suất cao, có thuốc bảo vệ thực vật, chú ý phát triển công nghiệp chế biến, tăng vụ, đưa vụ đông thành vụ chính, chú ý phát triển ngô trên diện rộng năng suất cao. - Dân số tăng chậm do thực hiện tốt chính sách kế hoạch hoá gia đình. - Bình quân lương thực theo đầu người tăng nhanh, do sản lượng lương thực tăng nhanh, dân số tăng chậm IV. Đánh giá Vì sao thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất là biện pháp quan trọng ở vùng Đồng bằng sông Hồng? V. dặn dò về nhà Hoàn thành nốt công việc chưa xong. Tuần 13 - Tiết 25 Bài 23: Vùng bắc trung bộ Ngày soạn: 07/11/07 Ngày dạy: 12/11/07 I. Mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: - Hiểu được ý nghĩa của vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ của Bắc Trung Bộ. - Hiểu và trình bày đặc điểm của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và đặc điểm dân cư, xã hội vùng Bắc Trung Bộ; những thuận lợi và khó khăn. - Biết đọc lược đồ, bản đồ, biểu đồ, phân tích bảng số liệu, sưu tầm tài liệu. - Có ý thức trách nhiệm bảo vệ di sản văn hoá thế giới, phòng chống thiên tai. II. Các thiết bị dạy học. - Bản đồ tự nhiên Bắc Trung Bộ. - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. - Một số tranh ảnh về thiên nhiên vùng Bắc Trung Bộ. - Atlat địa lí Việt Nam. III. Các hoạt động trên lớp. Mở bài: * Phương án 1: Vùng Bắc Trung Bộ nằm trên trục đường giao thông Bắc - Nam, là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Trong chiến tranh, vùng bị đánh phá ác liệt. Vùng có tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng nhưng hay bị thiên tai, gây nhiều khó khăn cho sản xuất, đời sống. Nhân dân vùng Bắc Trung Bộ có truyền thống cần cù lao động, dũng cảm trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Cá nhân/cặp Bước 1: HS dựa vào hình 23.1 hoặc Atlat địa lí Việt Nam, kênh chữ kết hợp vốn hiểu biết: - Xác định vị trí,giới hạn vùng Bắc Trung Bộ. - ý nghĩa của vị trí địa lí vùng Bắc Trung Bộ. I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ. 1. Công nghiệp Bước 2: HS phát biểu (kết hợp chỉ bản đồ). GV chuẩn kiến thức. - Cầu nối giữa Bắc - Nam. - Cửa ngõ hành lang đông - tây của tiểu vùng sông Mê Công. Chuyển ý: Vị trí địa lí của vùng có ý nghĩa rất quan trọng. Còn điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có nét gì nổi bật? Có thuận lợi, khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội. HĐ 2: Cá nhân/cặp Bước 1: HS dựa vào hình 23.1, 23.2 hoặc Atlat, tranh ảnh kết hợp kiến thức đã học. - Cho biết dãy núi Trường Sơn Bắc có ảnh hưởng gì đến khí hậu Bắc Trung Bộ? - So sánh tiềm năng tài nguyên rừng, khoáng sản ở phía Bắc và phía Nam dãy Hoành Sơn. - Từ Tây sang Đông, địa hình của vùng có sự khác nhau như thế nào? Điều đó có ảnh hưởng gì đến phát triển kinh tế? - Nêu các loại thiên tai thường xảy ra ở Bắc Trung Bộ. - Tự nhiên có thuận lợi, khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội vùng? Những giải pháp khắc phục khó khăn. Gợi ý: + Dãy Trường Sơn Bắc vuông góc với hai hướng gió chính của hai mùa. Mùa đông đón gió mùa đông bắc gây mưa lớn. Mùa hạ chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn với gió Tây Nam khô nóng, thu đông hay có bão. II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. + Việc hoàn thành đường Hồ Chí Minh và hầm đường bộ qua đèo Hải Vân à khai thác có hiệu quả nguồn lợi của tài nguyên. + Các giải pháp: Bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, trồng rừng phòng hộ, xây dựng hệ thống hồ chứa nước, triển khai rộng cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp. Bước 2: HS phát biểu, chỉ bản đồ, GV chuẩn kiến thức. - Vùng có một số tài nguyên quan trọng, rừng, khoáng sản, du lịch, biển. - Thiên nhiên khác nhau giữa Bắc - Nam Hoành Sơn, giữa Đông - Tây. - Thường xuyên có bão lũ, hạn hán, gió Tây khô nóng về mùa hạ. Chuyển ý: Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng vùng có nhiều tiềm năng phát triển, đó là sự đa dạng của tài nguyên và nhiều cơ hội phát triển, đặc biệt sự quyết tâm, tinh thần lao động cần cù, dũng cảm của người dân nơi đây. HĐ 3: Cá nhân/cặp Bước 1: HS dựa vào bảng: 23.1, 23.2, kết hợp vốn hiểu biết: - Nêu sự khác biệt về dân cư và hoạt động kinh tế giữa phía Đông và phía Tây của vùng. - So sánh các chỉ tiêu của vùng so với cả nước. - Kể tên một số dự án quan trọng đã tạo cơ hội để vùng phát triển kinh tế - xã hội. III. Đặc điểm dân cư, xã hội Bước 2: HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức - Vùng có 25 dân tộc. - Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa Đông - Tây. - Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. IV. Củng cố 1. Phân tích những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển kinh tế xã hội của Bắc Trung Bộ. 2. Trình bày đặc điểm dân cư, xã hội của Bắc Trung Bộ. Nêu những thuận lợi và khó khăn của các đặc điểm đó đối với phát triển kinh tế - xã hội. 3. Câu sai đúng hay sai? Tại sao? Dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh, hầm đường bộ qua đèo Hải Vân, xây dựng khu kinh tế mở ở biên giới Việt - Lào, dự án phát triển hành lang Đông - Tây đã mở ra nhiều triển vọng phát triển cho vùng Bắc Trung Bộ. V. Dặn dò về nhà Làm bài tập 3 trang 85 SGK Địa lí 9. Tuần 13 - Tiết 26. Bài 24: Vùng bắc trung bộ (Tiếp theo) Ngày soạn: 07/11/07 Ngày dạy: 14/11/07 I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần: - Hiểu được vùng Bắc Trung Bộ còn nhiều khó khăn nhưng đang đứng trước triển vọng lớn trong thời kỳ mở cửa, hội nhập của nền kinh tế nước nhà. - Trình bày tình hình phát triển và phân bố một số ngành kinh tế của vùng. - Biết xác lập mối quan hệ giữa tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người. - Tiếp tục hoàn thành kỹ năng sưu tầm tài liệu theo chủ đề. - Có ý thức, trách nhiệm trong vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên đặc biệt là tài nguyên du lịch. II. Các thiết bị dạy học - Bản đồ tự nhiên và kinh tế Bắc Trung Bộ. - Atlat địa lí Việt Nam. - Tranh ảnh về một số hoạt động kinh tế ở Bắc Trung Bộ. III. Các hoạt động trên lớp Mở bài: Vùng kinh tế Bắc Trung Bộ tuy rất giàu tiềm năng nhưng không ít khó khăn. Người dân nơi đây đã khai thác các điều kiện để phát triển kinh tế như thế nào? Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Cá nhân/cặp Bước 1: HS dựa vào các hình 24.1, 24.3, tranh ảnh, kết hợp kiến thức đã học. IV. Tình hình phát triển kinh tế. 1. Nông nghiệp - So sánh bình quân lương thực đầu người của Vùng Bắc Trung Bộ với cả nước. Giải thích (thấp hơn bình quân cả nước do diện tích canh tác ít, đất xấu, thường bị thiên tai) - Xác định trên bản đồ các cùng nông - lâm kết hợp ? Tên một số sản phẩm đặc trưng. - Nêu ý nghĩa của việc trồng rừng ở Bắc Trung Bộ. Bước 2: HS phát biểu (kết hợp chỉ bản đồ). GV chuẩn kiến thức. - Tiến hành thâm canh cây lương thực nhưng bình quân lương thực đầu người vẫn còn thấp. - Phát triển mạnh nghề rừng, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Chuyển ý: Vùng Bắc Trung Bộ bị thiệt hại nặng nề nhất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta, nhiều cơ sở hạ tầng, nhà máy, xí nghiệp bị tàn phá nhưng với truyền thống lao động cần cù, dũng cảm, nhân dân trong vùng đang chung sức tiến hành công nghiệp hoá. HĐ 2: Cá nhân/cặp Bước 1: HS dựa vào các hình: 24.2, 24.3, kết hợp kiến thức đã học. - Nhận xét về sự gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp ở Bắc Trung Bộ. - Cho biết ngành nào là thế mạnh của Bắc Trung Bộ? Vì sao? - Xác định vị trí trên lược đồ các cơ sở khai thác khoáng sản: thiếc, crôm, titan, đá vôi. - Xác định trên lược đồ các trung tâm công nghiệp, các ngành chủ yếu của từng trung tâm, nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp của vùng. 2. Công nghiệp Bước 2: HS phát biểu, chỉ bản đồ, GV chuẩn kiến thức. - Giá trị sản xuất công nghiệp tăng liên tục. - Các ngành quan trọng: khai thác khoáng sản (crôm, thiếc, titan) sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản xuất khẩu. - Các trung tâm công nghiệp tập trung ở ven biển. Chuyển ý: GV yêu cầu HS nhắc lại ý nghĩa vị trí địa lí của vùng, giá trị tài nguyên du lịch của vùng- khẳng định đây là vùng đất có cơ hội phát triển ngành dịch vụ du lịch. HĐ 3: Cá nhân/cặp Bước 1: HS dựa vào hình 24.3, Atlat địa lí Việt Nam, tranh ảnh, kết hợp vốn hiểu biết. - Xác định vị trí Quốc lộ 7, 8, 9 và nêu tầm quan trọng của các tuyến đường này. - Kể tên một số điểm du lịch nổi tiếng của vùng. Gợi ý: Có thể cho HS xem tranh hoặc đĩa hình về cố đô Huế, quê hương Bác Hồ, động Phong Nha - Kẻ Bảng. 3. Dịch vụ Bước 2: HS phát biểu, chỉ bản đồ, GV chuẩn kiến thức. Nhiều cơ hội, đang trên đà phát triển. Chuyển ý: GV yêu cầu học sinh chỉ trên bản đồ các trung tâm công nghiệp của vùng và khẳng định đó cũng chính là các trung tâm kinh tế lớn của Bắc Trung Bộ. HĐ 4: Cả lớp: Bước 1: HS dựa vào hình 24.3 kết hợp kiến thức đã học, xác định các trung tâm kinh tế và chức năng của từng trung tâm. Bước 2: HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức. V. Các trung tâm kinh tế - Thanh Hoá, Vinh, Huế IV. củng cố Câu 1, 2 trang 89 SGK Địa lý 9. V. Dặn dò về nhà HS làm bài tập 3 trang 89, SGK Địa lí 9. Tuần 15 - Tiết 29. Bài 27:Thực hành Kinh tế biển của bắc trung bộ và duyên hải nam trung bộ Ngày soạn: 17/11/07 Ngày dạy: 26/11/07 I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần: - Hiểu và nắm vững hơn cơ cấu kinh tế biển ở hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ (gọi chung là Duyên hải miền Trung), bao gồm hoạt động của các hải cảng, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, làm muối, du lịch và dịch vụ biển. - Nâng cao kỹ năng đọc bản đồ, phân tích số liệu thống kê, liên kết không gian kinh tế Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. II. Các thiết bị dạy học - Học sinh chuẩn bị máy tính bỏ túi, bút chì, bút màu. - Atlat địa lí Việt Nam. - Bản đồ địa lí tự nhiên hoặc bản đồ kinh tế Việt Nam. III. Các hoạt động trên lớp Mở bài: GV nêu yêu cầu HS cần phải hoàn thành trong giờ học: Làm xong bài 1, bài 2 trang 100 SGK. GV nói rõ cách thức tiến hành để đạt kết quả cao. Bài tập số 1 HĐ 1: Cá nhân Bước 1: HS dựa vào các hình 24.3, 26.1 hoặc Atlat địa lí Việt Nam (trang 15, 18, 20, 22, 23) kết hợp kiến thức đã học, hoàn thành bài tập số 1 trang 100 SGK. Gợi ý: + Kinh tế biển gồm các hoạt động gì? + Sự thống nhất và khác biệt giữa hai vùng phía Bắc và phía Nam dãy núi Bạch Mã. Bước 2: Cá nhân trong nhóm cùng nhau trao đổi kết quả bài làm, bổ sung cho nhau. Bước 3: + Đại diện các nhóm trình bày kết quả, xác định trên bản đồ treo tường các địa danh (mỗi nhóm trình bày một ý của bài tập). - GV chuẩn kiến thức. Nhận xét: Duyên hải miền Trung có tiềm năng kinh tế biển rất lớn. Bài tập số 2 HĐ 2: Cá nhân/nhóm Bước 1: Phương án 1: HS khá, giỏi + HS xử lý số liệu: cộng sản lượng hai vùng thành tổng sản lượng của Duyên hải miền Trung, chuyển từ số liệu tuyệt đối à số liệu tương đối. + Trả lời các câu hỏi của bài tập số 2 trong SGK. Phương án 2: HS đại trà HS chỉ cần làm theo yêu cầu của bài tập 2 trong SGK. Bước 2: Cá nhân trong nhóm cùng nhau trao đổi kết quả bài làm, bổ sung cho nhau. Bước 3: Đại diện nhóm phát biểu, GV chuẩn kiến thức. Đáp án: Sản lượng thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ (%) Toàn vùng Duyên hải miền Trung Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam Trung Bộ Thuỷ sản nuôi trồng 100% 58,4% 41,6% Thuỷ sản khai thác 100% 23,8% 76,2% a) So sánh - Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng ở Bắc Trung Bộ lớn hơn Duyên hải Nam Trung Bộ; dẫn chứng (phương án 1: chiếm 58,4% sản lượng toàn Duyên hải miền Trung. Phương án 2: gấp 1,4 lần Nam Trung Bộ). - Sản lượng thuỷ sản khai thác của Duyên hải Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ rất nhiều; dẫn chứng (phương án 1: chiếm 76,2% sản lượng toàn Duyên hải miền Trung. Phương án 2: gấp 3,2 lần Bắc Trung Bộ). b) Giải thích Duyên hải Nam Trung Bộ: - Có nguồn hải sản phong phú hơn Bắc Trung Bộ, có hai trong bốn ngư trường trọng điểm của cả nước, nhiều cá to có nguồn gốc biển khơi. + Người dân có truyền thống - kinh nghiệm lâu đời về đánh bắt hải sản. + Cơ sở vật chất kỹ thuật được trang bị hiện đại, công nghiệp chế biến thực phẩm phát triển mạnh. IV. Đánh giá 1. Câu sau đúng hay sai? Tạo sao? Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng kinh tế biển lớn hơn Bắc Trung Bộ. 2. Sắp xếp các cảng biển thuộc Duyên hải miền Trung theo thứ tự từ Bắc vào Nam. Cửa Lò, Nha Trang, Đà Nẵng, Cam Ranh, Dung Quất, Quy Nhơn. 3. Chọn ý đúng nhất trong câu sau: Trong chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, việc phát triển kinh tế biển được đặt lên hàng đầu do: A. Vị trí các cảng biển rất thuận lợi. B. Nguồn hải sản phong phú. C. Nhiều bãi tắm nổi tiếng, di tích lịch sử, vườn quốc gia. D. Tất cả các ý trên. V. Dặn dò về nhà HS hoàn thành nốt phần bài tập chưa làm xong. Tuần 15 - Tiết 30. Bài 28: Vùng tây nguyên Ngày soạn: 21/11/07 Ngày dạy: 28/11/07 I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần: - Hiểu được Tây Nguyên có vị trí địa lí quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của nước ta. - Thấy được vùng có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn để phát triển kinh tế - xã hội. Đây là vùng sản xuất nông sản bằng hàng hoá xuất khẩu lớn của cả nước. - Biết phân tích bản đồ, bảng thống kê. - Có kỹ năng phân tích số liệu, kết hợp kênh chữ và kênh hình để nhận xét, giải thích đặc điểm tự nhiên, dân cư - xã hội của vùng. - Có ý thức trách nhiệm trong vấn đề bảo vệ rừng đầu nguồn, tài nguyên du lịch, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. II. Các thiết bị dạy học - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. - Atlat địa lý Việt Nam. - Bản đồ tự nhiên Tây Nguyên. - Một số tranh ảnh về tự nhiên, các dân tộc ở Tây Nguyên. III. Các hoạt động trên lớp Mở bài: * Phương án 1: Với vị trí cửa ngõ của 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia, Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh, quốc phòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời đây cũng là miền đất giàu tiềm năng để phát triển kinh tế. * Phương án 2: Phần mở bài học trong SGK Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Cá nhân Bước 1: HS dựa vào các hình 28.1, kết hợp kiến thức đã học. I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ - Xác định vị trí, giới hạn lãnh thổ vùng Tây Nguyên. So với các vùng khác vị trí vùng có đặc điểm gì đặc biệt? - Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí. Bước 2: HS chỉ bản đồ, phát biển - GV chuẩn kiến thức. - Ngã ba biên giới giữa Việt Nam - Lào - Campuchia. - Không giáp biển. - Vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, quốc phòng. Chuyển ý: Tây Nguyên là nơi bắt nguồn của nhiều dòng sông, suối chảy về các vùng lân cận, có nhiều tiềm năng nhiên nhiên để phát triển kinh tế nhưng có mùa khô kéo dài khốc liệt gây không ít khó khăn cho phát triển sản xuất và đời sống nhân dân HĐ 2: Cá nhân/cặp (nhóm) Bước 1: HS dựa vào hình 28.1, Atlat địa lí Việt Nam, tranh ảnh, kết hợp kênh chữ, mục II và kiến thức đã học hoàn thành phiếu học tập (phần phụ lục). Gợi ý: Các giải pháp để khắc phục khó khăn. + Bảo vệ và trồng rừng đầu nguồn. + Thuỷ lợi: Xây dựng các hồ chứa nước. + Chọn lọc giống cây, con thích hợp. II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Bước 2: HS phát biểu, chỉ bản đồ, GV chuẩn kiến thức. - Địa hình: Cao nguyên xếp tầng. - Khí hậu: Mát mẻ, có một mùa khô kéo dài khốc liệt. - Tài nguyên: + Đất bazan chiếm 66% diện tích đất bazan cả nước. + Rừng chiếm diện tích và trữ lượng lớn nhất. + Tiềm năng thuỷ điện khá. + Khoáng sả: Bôxit có trữ lượng lớn. + Giàu tiềm năng du lịch. Chuyển ý: Tây Nguyên là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc anh em, có truyền thống đoàn kết đấu tranh cách mạng kiên cường, có bản sắc văn hoá phong phú với những nét đặc thù riêng rất Tây Nguyên. HĐ 3: Cá nhân/cặp Bước 1: HS dựa vào bảng 28.2, Atlat địa lí Việt Nam, tranh ảnh, kết hợp kênh chữ mục III và vốn hiểu biết: - Cho biết Tây Nguyên có những dân tộc nào? Địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc? - So sánh một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội ở Tây Nguyên với cả nước và đề ra các giải pháp quan trọng để nâng cao mức sống của nhân dân một cách bền vững. III. Đặc điểm dân cư, xã hội. Bước 2: HS phát biểu - GV chuẩn kiến thức - Tây Nguyên là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người. - Thưa dân nhất nước ta. - Đời sống dân cư còn khó khăn, đang được cải thiện. - Giải pháp: + Ngăn chặn nạn phá rừng, bảo vệ đất, rừng, động vật quý hiếm. + Đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc. IV. củng cố, dặn dò 1. Bài 2 trang 105 SGK 2. Chọn ý đúng trong câu sau: ý nào không thuộc các tiềm năng lớn của Tây Nguyên? A. Đất đỏ badan thích hợp phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cà phê. B. Rừng: diện tích và trữ lượng lớn nhất cả nước. C. Thuỷ điện chiếm 21% trữ lượng lớn nhất cả nước. D. Sinh học đa dạng: Còn nhiều thú quý hiếm, nhiều lâm sản đặc hữu. Đ. Tài nguyên du lịch hấp dẫn: du lịch sinh thái do khí hậu cao nguyên mát mẻ, phong cảnh đẹp (nổi tiếng Đà Lạt). E. Mùa khô kéo dài, sâu sắc. * HS làm bài tập 3, trang 105 SGK VI. Phụ lục Phiếu học tập của HĐ 2 a) HS dựa vào hình 28.1 hoặc Atlat địa lí Việt Nam, tranh ảnh, kết hợp kênh chữ mục II và kiến thức đã học, hoàn thành bảng sau: Điều kiện tự nhiên - tài nguyên Đặc điểm - phân bố Tiềm năng kinh tế Giải pháp Thuận lợi Khó khăn Địa hình Khí hậu Sông ngòi Đất Rừng Khoáng sản b) ý nghĩa của việc bảo vệ rừng đầu nguồn ở Tây Nguyên.  Tuần 12 - Tiết 24 Bài 22: Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh Ngày soạn: 01/11. Ngày dạy: 08/11. I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần nắm được: - Đới lạnh có khí hậu khắc nghiệt song cũng là nơi dân cư sinh sống và khai thác kinh tế từ lâu đời. - Các hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc xứ lạnh. - Việc nghiên cứu, khai thác môi trường đới lạnh và các vấn đề lớn đặt ra trong việc khai thác kinh tế ở đới lạnh hiện nay. II. Các thiết bị dạy học cần thiết: - Bản đồ tự nhiên các vùng vực. - Bản đồ phân bố dân cư thế giới. - Lược đồ địa bàn cư trú của các dân tộc ở môi trường đới lạnh phương Bắc. - Hình ảnh nghiên cứu khoa học và các hoạt động kinh tế của người ở đới lạnh. III. Hoạt động trên lớp Mở bài: Mặc dù đới lạnh có điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt, song lại có những tài nguyên thiên nhiên phong phú và độc đáo. Việc nghiên cứu, khai thác các tài nguyên thiên nhiên đó như thế nào, chúng ta sẽ nghiên cứu trong bài học hôm nay - bài "Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh". Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 1. Hoạt động kinh tế (cổ truyền) của các dân tộc ở phương Bắc. CH: Dựa vào bản đồ phân bố dân cư thế giới và hình 22.1, em hãy cho biết ở đới lạnh phương Bắc: - Có tình hình phân bố dân cư như thế nào? - Có các dân tộc nào và họ sống bằng nghề gì? HS trả lời, GV chuẩn xác: (Dân cư thưa thớt do khí hậu quá lạnh, băng tuyết phủ quanh năm, thực vật rất nghèo nàn GV nhấn mạnh: chống chọi với điều kiện khô lạnh còn khó khăn hơn nhiều so với điều kiện khô nóng trong các hoang mạc) - Người Lapông ở Bắc Âu, người Chúc, Iakut, X

File đính kèm:

  • docTai lieu - DIA.doc
Giáo án liên quan