BÀI 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
Tiết 1: Tự nhiên, dân cư, xã hội
BÀI DÀI NÊN CỐ GẮNG CÔ ĐỌNG KIẾN THỨC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học, HS phải:
1. Kiến thức
- Biết được vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á, ghi nhớ tên 11 quốc gia trong khu vực.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế.
- Phân tích các đặc điểm dân cư xã hội và những ảnh hưởng của chúng tới sự phát triển kinh tế của khu vực.
6 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 631 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 11 Bài 11: khu vực Đông Nam Á - Tiết 1: Tự nhiên, dân cư, xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THỰC GIẢNG
Trường THPT chuyên Thái Bình Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Lan Anh
Lớp 11 Văn Môn Địa lí Giáo sinh thực tập: Đặng Thị Mai
Tiết 3
Ngày 20 tháng 3 năm 2012
BÀI 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
Tiết 1: Tự nhiên, dân cư, xã hội
BÀI DÀI NÊN CỐ GẮNG CÔ ĐỌNG KIẾN THỨC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học, HS phải:
1. Kiến thức
- Biết được vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á, ghi nhớ tên 11 quốc gia trong khu vực.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế.
- Phân tích các đặc điểm dân cư xã hội và những ảnh hưởng của chúng tới sự phát triển kinh tế của khu vực.
2. Kĩ năng
Sử dụng bản đồ để nhận biết và trình bày được vị trí của các nước thành viên, đặc điểm chung về địa hình, khoáng sản của khu vực.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp
- Nêu vấn đề
- Sử dụng bản đồ
- Thảo luận nhóm
2. Phương tiện
- Bản đồ tự nhiên châu Á
- Bản đồ hành chính châu Á
- Máy chiếu
- Giấy A0, bút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
2. Nội dung dạy học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu lãnh thổ và vị trí địa lý của ĐNA (cả lớp).
Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát bản đồ hình 11.1 (SGK tr 98), đặt câu hỏi
- Xác định tọa độ 4 điểm cực bắc, nam đông, tây của khu vực Đông Nam Á → ĐNA nằm ở khu vực nào?
- ĐNA giáp với quốc gia và đại dương, biển nào?
- Các quốc gia của khu vực Đông Nam Á
Bước 2: HS trả lời
Bước 3: GV chuẩn kiến thức
Bước 4: GV đặt câu hỏi: Đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí khu vực ĐNA về mặt tự nhiên và mặt kinh tế xã hội
Bước 5: HS trả lời
Bước 6: GV chuẩn kiến thức
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên khu vực ĐNA (theo nhóm)
Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát bản đồ 11.1 cho biết ĐNA bao gồm mấy bộ phận?
Bước 2: Chia lớp thành 2 nhóm. Yêu cầu hoàn thành phiếu học tập sau
-Nhóm 1: Đông Nam Á lục địa
-Nhóm 2: Đông Nam Á hải đảo
ĐNA
lục địa
ĐNA
hải đảo
Địa hình
Đất
Khí hậu
Sông ngòi
Tài nguyên
Biển
Bước 3: GV chuẩn kiến thức qua phiếu học tập.
? Từ các đặc điểm tự nhiên trên, các em đánh giá những thuận lợi, khó khăn đối với khu vực ĐNA
Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm dân cư xã hội các nước ĐNA
Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào nội dung mục II SGK tr 101, trình bày đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á và những ảnh hưởng của nó tới sự phát triển kinh tế?
Bước 2: HS trả lời
Bước 3: GV nhận xét, chuẩn kiến thức
Liên hệ Việt Nam
I. Tự nhiên
1. VTĐL và lãnh thổ
a) Vị trí địa lí
- Tọa độ địa lí
+ Cực bắc: 28030’B
+ Cực nam: 100N
+ Cực tây: 920Đ
+ Cực đông: 1400Đ
→ Nằm ở phía đông nam châu Á
-Tiếp giáp:
+ Giáp 3 quốc gia: Ấn Độ, Trung Quốc, Bănglađét
+ Giáp 2 đại dương: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương
b) Lãnh thổ
- Diện tích: 4.5 triệu km2
- Gồm hệ thống các bán đảo, đảo và quần đảo đan xen giữa các biển và vịnh biển phức tạp
- Gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma, Inđônêxia, Philippin, Brunây, Singapo, Đông Timo, Malaisia
Ý nghĩa của vị trí địa lí:
- Về mặt tự nhiên:
+ Nằm trọn vẹn trong khu vực nội chí tuyến nên các đặc điểm tự nhiên đặc trưng của vùng gió mùa châu Á.
+ Nằm trên vành đai núi lửa
- Về mặt kinh tế - xã hội:
+Là cầu nối giữa hai lục địa (Á-Âu và châu Úc)
+Nằm trên tuyến đường biển quốc tế quan trọng, là cầu nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua eo biển Malacca.
+Có vị trí địa chính trị quan trọng, giao thoa các nền văn hóa, xã hội. Nằm trong vùng kinh tế phát triển năng động trên thế giới, tạo các mối quan hệ với các nước.
- Khó khăn:
+ Nằm ở vị trí kề sát vành đai lửa TBD - nơi hoạt động của các áp thấp nhiệt đới nên chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai (động đất, sóng thần, bão, lũ lụt)
+ Xảy ra sự tranh chấp về lãnh thổ, kinh tế.
2. Đặc điểm tự nhiên
ĐNA gồm 2 bộ phận: ĐNA lục địa và ĐNA hải đảo
a)ĐNA lục địa
- Địa hình:
+ ĐH bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi theo hướng TB-ĐN hoặc hướng B-N, nhiều nơi núi lan ra sát biển
+ Giữa các núi là thung lũng rộng
+Ven biển có đồng bằng phù sa
-Đất: Chủ yếu là đất feralit (đất feralit phát triển trên đá bazan là chủ yếu) và phù sa
-Khí hậu:
+ Nhiệt đới ẩm gió mùa
+ Một phần nhỏ phía Bắc VN và Myanma có mùa đông lạnh
-Sông ngòi:
+ Có nhiều sông lớn bắt nguồn từ Trung Quốc (Mê Nam, Mê Kong, Hồng), có nhiều thác ghềnh
+Chế độ nước theo mùa
-Tài nguyên: Khoáng sản (than, dầu mỏ, sắt, thiếc,...), rừng nhiệt đới ẩm
-Biển: Có vùng biển rộng, tài nguyên biển phong phú
b)ĐNA hải đảo
- Địa hình:
+ Gồm nhiều đảo, quần đảo
+ Ít đồng bằng, nhiều đồi, núi, núi lửa. Núi cao <3000m chạy theo hướng vòng cung (từ Xumatra-Java-Xulavedi)
+ Đồng bằng nhỏ hẹp ven biển
-Đất: đất bazan màu mỡ, đất phù sa
- Khí hậu:
+ Phần lớn nằm trong khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và khí hậu xích đạo
+ Chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
-Sông ngòi:
+ Mạng lưới sông dày đặc
+ Nhiều nước, chế độ nước điều hòa
+ Sông nhiều thác ghềnh
-Tài nguyên: nhiều khoáng sản kim loại, dầu mỏ; rừng xích đạo
- Biển: Biển bao quanh, đường bờ biển dài, ăn sâu vào đất liền
Đánh giá
- Thuận lợi:
+ Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, cây lương thực ở đồng bằng, cây công nghiệp ở đồi núi, đa dạng hóa cây trồng, cây cận nhiệt, cây nhiệt đới, cây ôn đới
+ Phát triển tổng hợp kinh tế biển
+ Phát triển công nghiệp khai khoáng
+ Phát triển thủy điện, giao thông, du lịch, lâm nghiệp
-Khó khăn:
+Thiên tai (động đất, sóng thần, bão, lũ lụt)
+ Sâu bệnh phát triển mạnh mẽ
+ Diện tích rừng đang ngày càng thu hẹp
II. Đăc điểm dân cư xã hội
1. Dân cư
- Dân số đông: 586 triệu người (2010), chiếm 8.8% dân số TG, mật độ dân số cao 135 người/km2
- Gia tăng dân số nhanh (trừ Thái Lan): phần lớn trên 1%/năm. Cao nhất là Brunay 2.6%, nhỏ nhất là Thái Lan 0.6%. nhưng đang có xu hướng giảm.
- Cơ cấu dân số trẻ
- Phân bố không đều.
+ Tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng ven biển, vùng hạ lưu sông, vùng đất đỏ bazan.
+Thưa thớt ở các vùng đồi núi cao.
Tác động:
- Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn
- Tuy nhiên trình độ lao động chuyên môn kĩ thuật còn hạn chế.
- Sức ép tới việc làm, dân số, môi trường
2. Xã hội
- Là một khu vực đa dân tộc, đa tôn giáo
- Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới
- Có nhiều nét tương đồng về văn hóa giữa các nước.
Tác động:
- Bản sắc văn hóa đa dạng, có nhiều nét tương đồng tạo điều kiện giao lưu, hợp tác.
- Vấn đề dân tộc, tôn giáo, an ninh trật tự xã hội trở nên nhạy cảm.
IV. CỦNG CỐ
Chọn câu trả lời đúng nhất
1.Đông Nam Á có vị trí địa chính trị rất quan trọng là nhờ những yếu tố
A: Tiếp giáp với Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương
B: Cầu nối giữa lục địa Á-Âu và lục địa Oxtraylia
C: Giao thoa giữa các nền văn hóa lớn
D: Cả A, B, C đều đúng
2.Đông Nam Á có khả năng phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới là nhờ
A: Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú
B: Đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, sông ngòi dày đặc
C: Nhiều rừng và biển
D: Cả A, B, C đều đúng
3. Khó khăn lớn nhất về điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á
A: Tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt
B: Bão, lũ lụt, động đất, núi lửa
C: Rừng suy giảm
D: Cả A, B, C đều đúng
V. DẶN DÒ
Chuẩn bị bài học tiếp theo
File đính kèm:
- Khu vuc dong nam a.doc