Bài 9: Nhật Bản
Tiết 2: Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế
I- Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trình bày và giải thích được sự phát triển và phân bố của những ngành kinh tế then chốt của Nhật bản
- - Trình bày và giải thích được sự phát triển và phân bố của những ngành sản xuất tại vùng kinh tế ở đảo Hôn su và Kiu siu
- Ghi nhớ một số địa danh
2. Kỹ năng
- Sử dụng bản đồ, lược đồ để nhận biết và trình bày về sự phân bố của một số ngành kinh tế
- Nhận xét các số liệu, tư liệu
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 715 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 11 Bài 9: Nhật Bản - Tiết 2: Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15.2.2008
Tiết thứ: 22
Ngày giảng: 19.2.2008
Bài 9: Nhật Bản
Tiết 2: Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế
I- Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trình bày và giải thích được sự phát triển và phân bố của những ngành kinh tế then chốt của Nhật bản
- - Trình bày và giải thích được sự phát triển và phân bố của những ngành sản xuất tại vùng kinh tế ở đảo Hôn su và Kiu siu
- Ghi nhớ một số địa danh
2. Kỹ năng
- Sử dụng bản đồ, lược đồ để nhận biết và trình bày về sự phân bố của một số ngành kinh tế
- Nhận xét các số liệu, tư liệu
3. Thái độ
Nhận thức được con đường phát triển kinh tế thích hợp của Nhật Bản, từ đó liên hệ để thấy được sự đổi mới, phát triển kinh tế hợp lý ở nước ta hiện nay.
II- Kiến thức trọng tâm
- Vị trí công nghiệp Nhật bản trog nền kinh tế đất nước và trên thế giới. Đặc điểm phát triển và phâ bố một số ngành công nghiệp nổi tiếng của Nhật Bản.
- Đặc điểm phát triển của thương mại và tài chính.
- Đặc điểm chủ yếu của nông nghiệp Nhật Bản, tình hình phát triển và phân bố của cây lúa và đánh bắt hải sản.
III- Phương pháp
Giải thích minh họa
Đàm thoại gợi mở
Nêu vấn đề
Hoạt động nhóm.
IV- Phương tiện
Bản đồ kinh tế chung Nhật Bản
V- Hoạt động dạy và học
Mở bài: Để tìm hiểu nguyên nhân vì sao nền kinh tế Nhật Bản phát triển vượt bậcchúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1: Cả lớp
GV yêu cầu HS đọc SGK trả lời nhanh các câu hỏi sau:
- Vị trí của giá trị sản lượng công nghiệp NB trên trường quốc tế.
- Em biết gì về những sản phẩm công nghiệp nổi tiếng của NB.
HĐ 2: Nhóm: Chia lớp thành 6 nhóm
Bước 1: Yêu cầu các nhóm đọc bảng 9.4, lược đồ các trung tâm công nghiệp hãy trình bày những sản phẩm nổi tiếng của NB
Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày và chỉ bản đồ.
Bước 3: Gv nhận xét cho từng nhóm và chuẩn kiến thức.
HĐ 3: Nhóm
Bước 1: Yêu cầu HS đọc SGK và hoàn thành phiếu học tập
Bước 2: Đại diện HS lên trình bày GV chuẩn kiến thức.
HĐ 4: Cá nhân
Bước 1: Yêu cầu Hs xác định vị trí 4 đảo và các trung tâm, các ngành của mỗi trung tâm.
Bước 2: Gọi HS lên bảng xác định trên bản đồ.
I- Các ngành kinh tế
1- Công nghiệp
- Đứng thứ 2 thế giới sau Hoa Kỳ
- Các ngành chính:
- Mức độ tập trung cao nhất là trên đảo Hôn su. Các trung tâm công nghiệp tập trung chủ yếu ở ven biển đặc biệt là phía đông.
2- Dịch vụ
- Là cường quốc thương mại, tài chính
- Đứng thứ 4 thế giới về thương mại
- Bạn hàng khắp nới trên thế giới nhưng quan trọng nhất lag Hoa Kỳ, Trung Quốc EU, ĐNA
- Ngành tài chính, ngân hàng phát triển hàng đầu thế giới.
3- Nông nghiệp
- Đặc điểm
+ Giữ vai trò thứ yếu 1 % trong GDP
+ Đất nông nghiệp ít 14% lãnh thổ
+ phát triển theo hướng thâm canh
+ Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản được chú trọng
- Phân loại
+ Trồng trọt: Lúa gạo, che, thuốc lá, dâu tằm
+ Chăn nuôi: Bò, lợn, gà
+ Đánh bắt hải sản
+ Nuôi trồng hải sản
II- Bốn vùng kinh tế gắn với 4 đảo lớn
- Hôn su
- Kiu xiu
- Xi cô cư
- Hôc cai đô
Củng cố:
Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau: Chọn ý trả lời đúng
1.Sản phẩm công nghiệp truyền thống của NB vẫn được duy trì và phát triển là
A. Ô tô B. Vải, sợi
C. Xe gắn máy D. Rô bốt
2. Khó khăn lớn nhất trong sản xuất công nghiệp của NB là
A. Thiếu LĐ B. Thiếu mặt bằng sản xuất
C. Thiếu tài nguyên D. Thiếu tài chính
File đính kèm:
- Tiet 22.doc