Tiết 1 – Bài 1
SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA CÁC NHÓM NƯỚC.
CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết được sự tương phản về trình độ phát triển KT-XH của các nhóm nước: phát triển, đang phát triển và các nước công nghiệp mới (NIC)
+ Dựa vào trình độ phát triển KT-XH, chia thành 2 nhóm nước : PT và đang PT
+ Sự tương phản giữa 2 nhóm nước ( Dân số, các chỉ số xã hội, tổng GDP và bình quân GDP/người, cơ cấu KT theo khu vực )
- Trình bày được đặc điểm nổi bật của cuộc Cách mạng KH và CN hiện đại với 4 trụ cột chính là : Công nghệ(CN) sinh học, CN vật liệu, CN năng lượng và CN thông tin.
- Trình bày được tác động của cuộc Cách mạng KH và CN hiện đại tới sự phát triển kinh tế: xuất hiện các ngành kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế tri thức:
76 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý lớp 11 sau giảm tải, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/8/2011
Tiết 1 – Bài 1
SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA CÁC NHÓM NƯỚC.
CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết được sự tương phản về trình độ phát triển KT-XH của các nhóm nước: phát triển, đang phát triển và các nước công nghiệp mới (NIC)
+ Dựa vào trình độ phát triển KT-XH, chia thành 2 nhóm nước : PT và đang PT
+ Sự tương phản giữa 2 nhóm nước ( Dân số, các chỉ số xã hội, tổng GDP và bình quân GDP/người, cơ cấu KT theo khu vực)
- Trình bày được đặc điểm nổi bật của cuộc Cách mạng KH và CN hiện đại với 4 trụ cột chính là : Công nghệ(CN) sinh học, CN vật liệu, CN năng lượng và CN thông tin.
- Trình bày được tác động của cuộc Cách mạng KH và CN hiện đại tới sự phát triển kinh tế: xuất hiện các ngành kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế tri thức:
+ Xuất hiện nhiều ngành Cnghieejp mới, có hàm lượng kỹ thuật cao
+ Cơ cấu nền KT chuyển đổi theo hướng tăng tỉ trọng DV, giảm tỉ trọng CN và NN
+ Nền KT tri thức dựa trên tri thức, kỹ thuật, công nghệ cao.
2. Kĩ năng:
- Nhận xét sự phân bố các nước theo mức GDP bình quân đầu người ở hình 1
- Phân tích bảng số liệu về KT-XH của từng nhóm nước
3. Thái độ:
Xác định trách nhiệm học tập để thích ứng với cuộc Cách mạng KH và CN hiện đại
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC :
- Phóng to các bảng 1.1, 1.2 trong SGK
- Bản đồ các nước trên thế giới
- Phiếu học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Bài mới:
Định hướng vào bài: GV nêu lại sơ lược chương trình Địa lý lớp 10, Năm học nầy các em sẽ được học cụ thể hơn về tự nhiên , kinh tế-xã hội của các nhóm nước , các nước. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu vềcuộc cách mạng khoa học và công nghệ cùng với sự hình thành các nhóm nước.
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ
NỘI DUNG CƠ BẢN
10’
15’
15’
Hoạt động 1: Cá nhân hoặc cặp
- GV yêu cầu HS đọc SGK và làm việc với hình 1 để nêu:
+ Hai nhóm nước trên thế giới
+ Phân bố (xét khái quát) của hai nhóm nước
- GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2:
- Thảo luận theo nhóm:
+ Nhóm 1: So sánh GDP/người (bảng 1.1)
+Nhóm 2: So sánh cơ cấu GDP (bảng 1.2)
+Nhóm 3: So sánh tuổi thọ TB
+Nhóm 4: So sánh chỉ số HDI (bảng 1.3)
của hai nhóm nước
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. HS bổ sung. GV chuẩn kiến thức
è rút ra kết luận: trình độ phát triển KT-XH.
Trong quá trình HS thảo luận, GV có thể sơ lược giải thích các thuật ngữ, đặc biệt là chỉ số HDI (đây là khái niệm mới xuất hiện ở CT 11)
Hoạt động 3:
- GV giảng giải về cuộc Cách mạng KH-KT, Cách mạng KH và CN hiện đại, chủ yếu là về đặc trưng của Cách mạng KH và CN hiện đại. GV có thể nêu một số thành tựu của bốn công nghệ trụ cột:
+ CN sinh học: tạo ra những giống mới không có trong tự nhiên cùng những bước tiến quan trọng trong chẩn đoán và điêù trị bệnh
+ CN vật liêu: tạo ra những vật liệu chuyên dụng mới, với những tính năng mới
+ CN năng lượng: sử dụng ngày càng nhiều các dạng năng lượng mới (hạt nhân, mặt trời, sinh học, thuỷ triều)
+ CN thông tin: tạo ra các vi mạch, chip điện tử có tốc độ cao, kĩ thuật số hoá, cáp sợi quangnâng cao năng lực của con người trong xử lí, lưu giữ và truyền tải thông tin.
- HS trao đổi theo cặp để nêu tác động của cuôc Cách mạng KH và CN hiện đại đối với nền KT-XH thế giới
- GV giới thiệu về khái niệm nền kinh tế tri thức
I. SỰ PHÂN CHIA THÀNH CÁC NHÓM NƯỚC:
1. Hai nhóm nước trên thế giới:
- Nhóm nước phát triển
- Nhóm nước đang phát triển:
(trình độ cao nhất là các nước công nghiệp mới – NIC)
2. Phân bố:
- Các nước PT: các nước Bắc
- các nước đang PT: các nước Nam
II. SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KT-XH CỦA CÁC NHÓM NƯỚC:
Theo phiếu học tập (Phụ lục cuối giáo án)
III. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI:
1. Khái niệm:
- Cách mạng KH và CN hiện đại là một giai đoạn mới trong quá trình phát triển KH – KT của nhân loại, bắt đầu từ cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI.
- Đặc trưng là sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng các công nghệ cao ( trong đó quan trọng nhất là bốn công nghệ trụ cột)
2. Tác động:
- Tác động đến nền kinh tế thế giới
+ Xuất hiện các ngành mới, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ
+ xuất hiện nền kinh tế tri thức
- Thúc đẩy quan hệ giao lưu quốc tế trên nhiều lĩnh vực xuất hiện è xu hướng toàn cầu hoá.
2. Củng cố kiến thức:
1. Các quốc gia trên Thế giới được chia thành hai nhóm: đang phát triển và phát triển dựa trên cơ sở:
a. Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên
b. Sự khác nhau về tổng DS của mỗi nước
c. Sự khác nhau về trình độ KT – XH
d. Sự khác nhau về tổng thu nhập bình quân đầu người
2. Hàn Quốc, Singapore, Bra-xin, Ác-hen-ti-na, được gọi là:
a. Các nước đang phát triển
b. Các nước phát triển
c. Các nước kém phát triển
d. Các nước công nghiệp mới hoặc là các nước đang phát triển
3. Dựa vào bảng 1.2, chọn nhận định nào sau đây là không chính xác:
a. Ở các nước phát triển, cơ cấu GDP cao nhất thuộc Khu vực III
b. GDP Khu vực I chiếm tỉ lệ nhỏ nhất ở cả hai nhóm nước
c. GDP Khu vực III chiếm tỉ lệ nhỏ nhất ở cả hai nhóm nước
d. Cơ cấu GDP Khu vực II của các nước phát triển cao hơn các nước đang phát triển
4/ Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là:
a/ Ra đời hệ thống các ngành công nghệ hiện điện – cơ khí
b/ Chuyển từ nền sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp
c/ Xuất hiện và phát triển các ngành công nghệ cao
d/ Tự động hóa nền sản xuất công nông nghiệp
5/ Kinh tế tri thức là loại hình KT dựa trên:
a. Chất xám, KT, công nghệ cao
b. Vốn, KT cao, lao động dồi dào
c. Máy móc hiện đại , lao động rẻ
d. Máy móc nhiều, lao động rẻ
6/ Nhân tố tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Thế giới, chuyển nền kinh tếThế giới sang giai đọan phát triển nền KT tri thức là:
Cuộc CM KHoa KỳT
Cuộc CM KH
Cuộc CM công nghệ hiện đại
Cuộc CM KH và công nghệ hiện đại
3. Hướng dẫn học ở nhà:
* Phụ lục: PHIẾU HỌC TẬP
HS ghi kết quả thảo luận nhóm vào bảng sau: (GV chuẩn kiến thức)
Các chỉ số
Nhóm nước phát triển
Nhóm nước đang phát triển
GDP/người
Cao
Thấp
Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế
Khu vực1: thấp
Khu vực3: cao
Khu vực1: cao
Khu vực3: thấp
Tuổi thọ bình quân (2005)
Cao
Thấp
Chỉ số HDI
Cao
Thấp
Kết luận về trình độ phát triển KT-XH
Cao
Thấp (lạc hậu)
Danh sách các quốc gia
Rank
Country
HDI
1
Na Uy
0.963
2
Iceland
0.956
3
Úc
0.955
4
Luxembourg
0.949
5
Canada
0.949
6
Sweden
0.949
7
Switzerland
0.947
8
Republic of Ireland
0.946
9
Belgium
0.945
10
United States
0.944
11
Japan
0.943
12
Netherlands
0.943
13
Finland
0.941
14
Denmark
0.941
15
UK
0.939
16
France
0.938
17
Austria
0.936
18
Ý
0.934
19
New Zealand
0.933
20
Germany
0.930
21
Spain
0.928
22
Hong Kong
0.916
23
Israel
0.915
24
Greece
0.912
25
Singapore
0.907
26
Slovenia
0.904
27
Portugal
0.904
28
South Korea
0.901
29
Cyprus
0.891
30
Barbados
0.878
31
Czech Republic
0.874
32
Malta
0.867
33
Brunei Darussalam
0.866
34
Argentina
0.863
35
Hungary
0.862
36
Ba Lan
0.858
37
Chile
0.854
38
Estonia
0.853
39
Lithuania
0.852
40
Qatar
0.849
41
United Arab Emirates
0.849
42
Slovakia
0.849
43
Bahrain
0.846
44
Kuwait
0.844
45
Croatia
0.841
46
Uruguay
0.840
47
Costa Rica
0.838
48
Latvia
0.836
49
Saint Kitts and Nevis
0.834
50
Bahamas
0.832
51
Seychelles
0.821
52
Cuba
0.817
53
Mexico
0.814
54
Tonga
0.810
55
Bungary
0.808
56
Panama
0.804
57
Trinidad and Tobago
0.801
58
Libya
0.799
59
Republic of Macedonia
0.797
60
Antigua and Barbuda
0.797
61
Malaysia
0.796
62
Nga
0.795
63
Brazil
0.792
64
Romania
0.792
65
Mauritius
0.791
66
Grenada
0.787
67
Belarus
0.786
68
Bosnia and Herzegovina
0.786
69
Colombia
0.785
70
Dominica
0.783
71
Oman
0.781
72
Albania
0.780
73
Thái Lan
0.778
74
Samoa
0.776
75
Venezuela
0.772
76
Saint Lucia
0.772
77
Saudi Arabia
0.772
78
Ukraine
0.766
79
Peru
0.762
80
Kazakhstan
0.761
81
Lebanon
0.759
82
Ecuador
0.759
83
Armenia
0.759
84
Philippines
0.758
85
China
0.755
86
Suriname
0.755
87
Saint Vincent and the Grenadines
0.755
88
Paraguay
0.755
89
Tunisia
0.753
90
Jordan
0.753
91
Belize
0.753
92
Fiji
0.752
93
Sri Lanka
0.751
94
Turkey
0.750
95
Dominican Republic
0.749
96
Maldives
0.745
97
Turkmenistan
0.738
98
Jamaica
0.738
99
Iran
0.736
100
Georgia
0.732
101
Azerbaijan
0.729
102
Palestine
0.729
103
Algeria
0.722
104
El Salvador
0.722
105
Cape Verde
0.721
106
Syria
0.721
107
Guyana
0.720
108
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
0.704
109
Kyrgyzstan
0.702
110
Indonesia
0.697
111
Uzbekistan
0.694
112
Nicaragua
0.690
113
Bolivia
0.687
114
Mongolia
0.679
115
Moldova
0.671
116
Honduras
0.667
117
Guatemala
0.663
118
Vanuatu
0.659
119
Egypt
0.659
120
South Africa
0.658
121
Equatorial Guinea
0.655
122
Tajikistan
0.652
123
Gabon
0.635
124
Morocco
0.631
125
Namibia
0.627
126
São Tomé and Principe
0.604
127
Ấn Độ
0.602
128
Solomon Islands
0.594
129
Myanma
0.578
130
Cam Pu Chia
0.571
131
Botswana
0.565
132
Comoros
0.547
133
Laos
0.545
134
Bhutan
0.536
135
Pakistan
0.527
136
Nepal
0.526
137
Papua New Guinea
0.523
138
Ghana
0.520
139
Bangladesh
0.520
140
Timor-Leste
0.513
141
Sudan
0.512
142
Congo
0.512
143
Togo
0.512
144
Uganda
0.508
145
Zimbabwe
0.505
146
Madagascar
0.499
147
Swaziland
0.498
148
Cameroon
0.497
149
Lesotho
0.497
150
Djibouti
0.495
151
Yemen
0.489
152
Mauritania
0.477
153
Haiti
0.475
154
Kenya
0.474
155
Gambia
0.470
156
Guinea
0.466
157
Senegal
0.458
158
Nigeria
0.453
159
Rwanda
0.450
160
Angola
0.445
161
Eritrea
0.444
162
Benin
0.431
163
Côte d’Ivoire
0.420
164
Tanzania
0.418
165
Malawi
0.404
166
Zambia
0.394
167
Democratic Republic of the Congo
0.385
168
Mozambique
0.379
169
Burundi
0.378
170
Ethiopia
0.367
171
Central African Republic
0.355
172
Guinea-Bissau
0.348
173
Chad
0.341
174
Mali
0.333
175
Burkina Faso
0.317
176
Sierra Leone
0.298
177
Niger
0.281
------------------------------0-----------------------------
Ngày soạn: 12/8/2011
Tiết 2 – Bài 2
XU HƯỚNG TOÀN CẦU HOÁ, KHU VỰC HOÁ KINH TẾ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau bài học, HS cần
- Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hoá và các hệ quả của toàn cầu hóa và khu vực hóa : Phát triển mạnh thương mại quốc tế .
- Biết lí do hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và đặc điểm của một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực : Một số quốc gia có những nét tương đồng về địa lý, văn hóa, xã hội , mục tiêu lợi ích phát triển kinh tế liên kết với nhau ( ASEAN, APEC,EU NAFTA,MERCOSUS)
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực
- Phân tích bảng 2 để nhận biết các nước thành viên, quy mô về số dân, GDP của một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực
3. Thái độ:
Nhận thức được tính tất yếu của toàn cầu hoá, khu vực hoá. Từ đó, xác định trách nhiệm của bản thân trong sự đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ KT-XH tại địa phương
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Bản đồ các nước trên thế giới
- Lược đồ các tổ chức liên kết kinh tế thế giới, khu vực (GV có thể dùng kí hiệu để thể hiện trên nề lược đồ các nước trên thế giới vị trí của các nước trong các tổ chức liên kết kinh tế khác nhau)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Bốn trụ cột của công nghệ đó là gì ? đặc điểm của từng loại ?
+ Trình bày nét tương phản về trình độ phát triển kinh tế-xã hội của nhóm phát triển và nhóm nước đang phát triển .
2. Bài mới:
Liên hệ việc gia nhập WTO của VN cũng như tháng 8 hàng năm kỷ niệm sự ra đời của ASEAN, bàn về toàn cầu hóa, thấy sự hội nhập của VN
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ
NỘI DUNG CƠ BẢN
20’
20’
Hoạt động 1: Tìm hiểu xu hướng toàn cầu hoá kinh tế
GV nêu nguyên nhân của xu hướng tpàn cầu hoá: do tác động của cuộc Cách mạng KH và CN hiện đại
- Hoạt động nhóm: Các nhóm dựa vào SGK và các thông tin tự thâu lượm được trình bày trước lớp một biểu hiện của toàn cầu hoá. GV chuẩn kiến thức
- Theo cặp: Tham khảo thông tin trong SGK, nêu mặt tích cực và tiêu cực của toàn cầu hoá
Trong quá trình thảo luận, cần liên hệ thực tế nước ta.
- GV giải thích để HS biết thế nào là “công ti xuyên quốc gia”
Hoạt động 2: Tìm hiểu về xu hướng khu vực hoá nền kinh tế
- Theo cặp: Sử dụng bảng 2.2:
+ So sánh dân số, GDP giữa các khối
+ Rút ra quy mô, vai trò của các khối với nền kinh tế thế giới.
- Toàn lớp:
+ Quan sát, chỉ trên bản đồ thế giới về khu vực phân bố của các khối kinh tế
+ Thảo luận về mặt tích cực và thách thức từ xu hướng khu vực hoá kinh tế mang lại. Liên hệ thực tế nước ta
I. XU HƯỚNG TOÀN CẦU HOÁ KINH TẾ:
1. Những biểu hiện của toàn cầu hoá kinh tế:
- Thương mại quốc tế phát triển mạnh (tăng số thành viên của WTO)
- Đầu tư nước ngoài tăng nhanh
- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng
- Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế quốc tế
2. Hệ quả của việc toàn cầu hoá:
a. Tích cực:
- Đẩy nhanh đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế
- Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu
b. Tiêu cực:
Gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm nước
II. XU HƯỚNG KHU VỰC HOÁ KINH TẾ:
1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực:
a. Nguyên nhân dẫn đến viêc hình thành các tổ chức liên kết kinh tế khu vực:
- tương đồng về địa lý,văn hoá, xã hội; chung mục tiêu và lợi ích phát triển
- Hợp tác để cùng phát triển, chống sự cạnh tranh từ bên ngoài.
b. Một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực:
+Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA)
+ Liên minh châu Âu (EU)
+ Hiệp hội các quốc gia ĐNA (ASEAN)
+Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á TBD (APEC)
Thị trường chung châu Mỹ (MERCOSUR)
2. Hệ quả của khu vực hóa kinh tế :
- Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa
- Các quốc gia phải tự chủ về kinh tế, quyền lựuc quốc gia
3. Củng cố kiến thức:
1/ Toàn cầu hóa:
Là quá trình liên kết một số quốc gia trên Thế giới về nhiều mặt
Là quá trình liên kết các nước phát triển trên Thế giới về KT, văn hóa, KH
Tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền KT – XH các nước đang phát triển
Là quá trình liên kết các quốc gia trên Thế giới về KT, văn hóa, KH
2/ Mặt trái tòan cầu hóa kinh tế thể hiện ở:
a/ Sự phát triển kinh tế diễn ra nhanh chóng tập trung chủ yếu ở các nước phát triển
b/ Khỏang cách giàu nghèo gia tăng giữa các nhóm nước
c/ Thương mại tòan cầu sụt giảm
d/ Các nước đang phát triển sẽ không được hưởng lợi ích nhiều
3/ Các quốc gia có những nét tương đồng về văn hóa, địa lí, xã hội đã liên kết thành các tổ chức kinh tế nhằm chủ yếu:
Tăng cường khả năng cạnh tranh của Khu vực và của các nước trong Khu vực so với Thế giới
Làm cho đời sống văn hóa, XH của các nước thêm phong phú
Trao đổi nguồn lao động và nguồn vốn giữa các nước
Trao đổi hàng hóa giữa các nước nhằm phát triển ngaọi thương
4/ Toàn cầu hóa tạo cơ hội để các nước:
Thực hiện chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc tế
Chủ động khai thác các thành tựu KH và công nghệ
Tạo điều kiện chuyển giao các thành tựu mới
Tất cả các câu trên
5/ Các nước trên Thế giới có thể nhanh chóng áp dụng công nghệ hiện đại vào quá trình phát triển KT-XH là do:
Có các tổ chức như WTO, ASEAN, IMF, NAFTA,
Thành tựu KHoa KỳT phát minh ngày càng nhiều
Quan hệ buôn bán ngày càng phát triển
Toàn cầu hóa thực hiện chuyển giao công nghệ
6/ Động lực cơ bản thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển KT giữa các tổ chức và các nước trong Khu vực là:
Các nước vừa hợp tác vừa cạnh tranh
Các tổ chức liên kết hỗ trợ cho nhau
Các tổ chức vừa liên kết vừa hợp tác cạnh tranh với nhau
Xóa bỏ triệt để đặc trưng riêng của từng nước
4. Hướng dẫn học ở nhà:
- Trả lời các câu hỏi cuối bài
- Giao nhiệm vụ cho 4 nhóm: Vẽ Lược đồ các khối kinh tế (dựa vào Lược đồ các nước trên thế giới – trang 4 SGK)
------------------------------0-----------------------------
EU
Rumani và Bungari đã trở thành thành viên chính thức của Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1/1/2007 và gia đình EU đã bao gồm 27 thành viên. Kể từ nay EU sẽ trải rộng từ Đại Tây dương đến biển Đen. Với đợt mở rộng lần này,EU đang tự cân bằng về hướng Đông Nam.
Với 2 thành viên mới, EU hiện bao gồm 10 nước thuộc khối XHCN cũ và đã trải qua một thời kỳ quá độ tăng tốc trong những năm 1990 để tiến tới dân chủ và kinh tế thị trường. Từ nay, diện tích của EU 27 sẽbao gồm 4,2 triệu km2 và gần 487 triệu dân, so với 3,9 triệu km2và 457 triệu dân của EU 25 khiến EU trở thành một vùng đông dân thứ 3 trên thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ.
Với 3 ngôn ngữ mới là Rumani, Bungari và Gaelic (Ailen), EU hiện sử dụng tổng cộng 23 ngôn ngữ chính thức, trong đó tiếng Đức là thứ ngôn ngữ được nói nhiều nhất và được coi như tiếng "phổ thông" của EU, tiếp đó là tiếng Pháp và tiếng Anh. Trong văn nói ở EU, tiếng Anh chỉ xếp thứ 3 mặc dù đó là ngôn ngữ thống lĩnh trong công việc.
Ngày soạn: 15/8/2011
Tiết 3 – Bài 3
MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Giải thích được tình trạng bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và già hoá dân số ở các nước phát triển
- Biết và giải thích được đặc điểm dân số thế giới, của nhóm nước phát triển, nhóm nước đang phát triển. Nêu hậu quả .
- Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân của ô nhiễm môi trường; phân tích được hậu quả của ô nhiễm môi trường; nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường
- Hiểu được nguy cơ chiến tranh và sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình
2. Kĩ năng:
Phân tích được các bảng số liệu và liên hệ với thực tế
3. Thái độ:
Nhận thức được: để giải quyết các vấn đề toàn cầu cần phải có sự đoàn kết và hợp tác của toàn nhân loại
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC :
- Một số ảnh về ô nhiễm môi trường trên thế giới và Việt Nam
- Một số tin, ảnh thời sự về chiến tranh khu vực và nạn khủng bố trên thế giới
- Phiếu học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu những biểu hiện của xu hướng toàn cầu hoá ?
- Hệ quả của khu vực hoá kinh tế ?
2. Bài mới:
Ngày nay , bên cạnh những thành tựu vượt bật về khoa học kỹ thuật, về kinh tế xã hội, nhân loại đang phải đối mặt với nhiều thách thức mang tính toàn cầu. Đó là những thách thức nào ?Tại sao chúng lại mang tính toàn cầu ? Ảnh hưởng của nó như thế nào đến từng quốc gia ????
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ
NỘI DUNG CƠ BẢN
10’
20’
5’
Hoạt động 1: Tìm hiểu về dân số
- Hoạt động nhóm:
+ Nhóm 1, 3: Đọc mục I.1 và làm việc với bảng 3.1
+ Nhóm 2,4 : Đọc mục I.2 và làm việc với bảng 3.2
để trả lời các câu hỏi kèm theo
- Đại diện nhóm báo cáo, HS bổ sung, GV chuẩn kiến thức: kết luận về đặc điểm bùng nổ dân số, già hoá dân số và hậu quả của chúng. Liên hệ với Việt Nam
Hoạt động 2: Tìm hiểu về môi trường
- Cá nhân:
+ HS ghi vào giấy tên các vấn đề về môi trường mà mình biết
+ Gọi một số HS đọc cho cả lớp nghe, HS sau chỉ cần bổ sung phần còn thiếu của HS trước
+ Khi phần liệt kê vừa đủ, GV gợi ý HS xếp các vấn đề theo nhóm
- Cặp, nhóm:
+ Phương án 1: Mỗi nhóm nhỏ 4-5 HS (1 bàn) nhận 1 phiếu và thực hiện tất cả các mục, sau khi hoàn thành mời các nhóm trình bày kết quả, bổ sung cho đến khi cơ bản hoàn thành các nội dung.
+ Phương án 2: Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm chỉ thực hiện 1 hoặc 2 nội dung. Đại diện nhóm trình bày kết quả, HS bổ sung
+ Sau khi HS trình bày kết quả, bổ sung (theo PA 1 hoặc 2), GV chuẩn kiến thức, đưa một số tranh ảnh minh hoạ Mục này, cần liên hệ thực tế Việt Nam.
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số vấn đề khác
- GV tiến hành đàm thoại gợi mở với HS về các vấn đề mà SGK nêu ra ở mục III, nêu nguyên nhân, giải pháp căn bản để giải quyết vấn đề
- Lưu ý HS,việc giải quyết các vấn đề toàn cầu này, không chỉ là nỗ lực của từng quốc gia mà đòi hỏi sự hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, do xuất phát từ sự khác biệt về nhận thức vấn đề, quyền lợi có liên quannên việc hợp tác để giải quyết triệt để những vấn đề trên đây không phải là đơn giản
I. DÂN SỐ:
1. Tình hình gia tăng dân số ở các nhóm nước:
a. Các nước đang phát triển : Tăng nhanh è bùng nổ dân số
b. Các nước phát triển : Tăng chậm è già hoá dân số
2. Hậu quả:
a. Đối với các nước đang phát triển : Gây sức ép dân số lớn đối với chất lượng cuộc sống, sự phát triển kinh tế, tài nguyên môi trường
b. Đối với các nước PT: Nguy cơ thiếu lao động bổ sung, chi phí cho người cao tuổi lớn
II. MÔI TRƯỜNG:
Theo phiếu học tập (Phụ lục cuối giáo án)
III.MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC:
- Xung đột dân tộc, sắc tộc; tôn giáo; lãnh thổ; khủng bố quốc tế
- Nghèo đói, dịch bệnh
3. Củng cố kiến thức:
1. Bùng nổ DS trong mọi thời kỳ đều bắt nguồn từ:
a. Các nước phát triền
b. Các nước đang phát triển
c. Đồng thời ở các nước phát triển và đang phát triển
d. Ở các nước phát triển và đang phát triển nhưng không đồng thời
2. Trái đất nóng dần lên là do:
a. Mưa axít ở nhiều nơi trên Thế giới c. Lượng CO2 tăng nhiều trong khí quyển
b. Tầng ô dôn bị thủng d. Băng tan ở hai cực
3. Ô nhiễm MT biển và đại dương chủ yếu là do:
a. Chất thải công nghiệp và sinh hoạt b. Các sự cố đắm tàu
c. Việc rửa các tàu dầu d. Các sự cố tràn dầu
4. Sự suy giảm đa dạng sinh học tạo ra hậu quả:
a. Mất nhiều loài sinh vật, các gen di truyền
b. Mất đi nguồn thực phẩm, thuốc chữa bệnh
c. Mất đi nguồn nguyên liệu của nhiều ngành SX
d. Tất cả các câu trên đều đúng
VI. DẶN DÒ
Sưu tập tài liệu về vấn đề MT
Làm BT3/16/SGK
Chuẩn bị tài liệu về tòan cầu hóa, nhất là VN chuẩn bị bài TH
4. Hướng dẫn học ở nhà:
* Phụ lục: PHIẾU HỌC TẬP
HS ghi kết quả thảo luận nhóm vào bảng sau: (GV chuẩn kiến thức)
Vấn đề môi trường
Hiện trạng
Nguyên nhân
Hậu quả
Giải pháp
Biến đổi khí hậu toàn cầu
Nhiệt độ khí quyển tăng, ngày càng cao
Do thải các chất khí gây hiệu ứng nhà kính
Thời tiết thay đổi thất thất thường, băng tan ở hai cựckéo theo hàng loạt hậu quả nghiêm trọng khác
Cắt giảm lượng CO2, SO2,NO2,CH4 trong sản xuất và sinh hoạt
Suy giảm tầng ôdôn
Xuất hiện lỗ thủng, kích thước ngày càng tăng
Hoạt động công nghiệp và đời sống thải CFC, SO2
Cường độ tia tử ngoại tăng gây nhiều tác hại đến sức khoẻ con người, mùa màng, các loại sinh vật
Cắt giảm lượng CFCs trong sản xuất và sinh hoạt
Ô nhiễm nguồn nước ngọt
Các sông, hồ, kênh rạch ô nhiễm, thay đổi màu nước, hôi thối
Chất thải sinh hoạt và công nghiệpchưa qua xử lí
Giảm sút nguồn lợi thuỷ , hải , đe doạ sức khoẻ con người, tác hại đến ngành du lịch
Tăng cường xây dựng các nhà máy xử lý chất thải
Ô nhiễm biển và đại dương
Tràn dầu, rác thải trên biển
Sự cố khai thác dầu khí, tàu biển, vệ sinh tàu biển, chất thải công nghiệp
Đảm bảo an toàn giao thông hàng hải, khai thác dầu khí .
Suy giảm đa dạng sinh vật
Nhiều loại SV bị tuyệt chủng, nhiều hệ sinh thái bị biến mất
Khai thác quá mức, thiếu hiểu biết trong sử dụng tự nhiên
Mất nhiều loài sinh vật, suy giảm sự đa dạng sinh học
Xây dựng các khu bảo vệ thiên nhiên
Ngày soạn: 25/8/2011
BÀI 4:
THỰC HÀNH:
TÌM HIỂU NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TOÀN CẦU HÓA
ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
Hiểu được những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển.
2. Kĩ năng:
Thu thập và xử lí thông tin, thảo luận nhóm và viết báo cáo về một số vấn đề mang tính toàn cầu.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Một số hình ảnh về việc áp dụng thành tựu KH và CN hiện đại vào SX và kinh doanh.
- Đề cương báo cáo.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Hoạt động
Họat động 1: TÌM HIỂU NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TÒAN CẦU HÓA ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
- GV chi lớp thành 7 nhóm nhỏ, mỗi nhóm đảm nhận 1 ô kiến thức
- Đọc thông tin ô kiến thức liên hệ những hiểu biết bản thân, bài cũ, rút ra nhận xét, kết luận
- Tìm VD cụ thể, có thể liên hệ với VN
Họat động 2: báo cáo
(có thể hướng dẫn để mỗi nhóm viết thành 1 báo cáo về nhà thực hiện chi tiết)
V. DẶN DÒ
Hoàn thành bài thực hành.
Ngày soạn 1 tháng 9 năm 2011
BÀI 5:
MỘT SỐ VẦN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC
TIẾT 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết được tiềm năng phát triển kinh tế của châu Phi: Tài nguyên khoáng sản, tiềm năng về con người
- Trình bày được một số vấn đề cần giải quyết để phát triển KT-XH ở các quốc gia ở châu Phi : Chất lượng cuộc sống thấp, nhiều nơi thường xảy ra chiến tranh, xung đột
- Ghi nhớ địa danh : Nam Phi
2. Kĩ năng:
Phân tích được các lược đồ, bảng số liệu và thông tin để nhận biết các vấn đề của châu Phi
3. Thái độ:
Chia xẻ với những khó khăn mà người dân châu Phi phải trải qua.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- BĐ địa lí tự nhiên châu Phi, KT chung.
- Tranh ảnh về cảnh quan và con người, một số hoạt động KT tiêu biểu
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Vào bài:
GV có thể liên hệ thực tế những xung đột, dịch bệnh xảy ra ở Châu Phi hay cảnh quan tự nhiên, công trình Kim tự tháp để bắt đầu về “lục địa đen”
Thế giớiian
Hoạt động
Nội dung
10’
10’
15’
Họat động 1: Một số vấn đề tự nhiên
File đính kèm:
- giao an DIA 11 Sau giam tai.doc