Giáo án Địa lý lớp 11 tiết 29: Khu vực Đông Nam Á- Tiết 2: Kinh tế

KHU VỰC ĐÔNG NAM Á.

Tiết 2 KINH TẾ.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Phân tích được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực thông qua phân tích biểu đồ.

- Nêu được nền nông nghiệp nhiêt đới của khu vực Đông Nam Á gồm các ngành chính: trồng lúa nước, trông fcây công nghiệp, chăn nuôi, khai thác và nuôi trông thủy hải sản.

- Nêu được hiện trạng và xu hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ của Đông Nam Á.

2.KĨ năng :

- Tiếp tục rèn luyện cho học sinh các kĩ năng đọc phân tích biểu đồ hình cột.

- So sánh các biểu đồ, thực tập tại lớp các bài tập địa lí.

- Tăng cường năng lực thể hiện, biết phương pháp trình bày theo nhóm.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 11 tiết 29: Khu vực Đông Nam Á- Tiết 2: Kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 29 Ngày soạn:20/03/2009 KHU VỰC ĐÔNG NAM Á. Tiết 2 KINH TẾ. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Phân tích được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực thông qua phân tích biểu đồ. - Nêu được nền nông nghiệp nhiêt đới của khu vực Đông Nam Á gồm các ngành chính: trồng lúa nước, trông fcây công nghiệp, chăn nuôi, khai thác và nuôi trông thủy hải sản. - Nêu được hiện trạng và xu hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ của Đông Nam Á. 2.KĨ năng : - Tiếp tục rèn luyện cho học sinh các kĩ năng đọc phân tích biểu đồ hình cột. - So sánh các biểu đồ, thực tập tại lớp các bài tập địa lí. - Tăng cường năng lực thể hiện, biết phương pháp trình bày theo nhóm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC: Bản đồ kinh tế chung Đông Nam Á. Bản đồ địa lí tự nhiên Châu Á. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1.Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên trong sự phát triển kinh tế của khu vực? 3. Bài mới: Hoạt động Thầy - Trò Nội dung Hoạt động: 1. Cá nhân. Dựa vào hình 11.5hãy cho biết cơ cấu GDP của một số nước Đông Nam Á có sự thay đổi như thế nào trong giai đoạn 1991- 2004? Năm 2004 so với năm 1991 tất cả các nước đều có tỉ trong khu vực I giảm, tỉ trọng khu vực II,III tăng. Hoạt động. 2. Cá nhân. Dựa vào sgk và hiểu biết cho biết ngành công nghiệp các nước Đông Nam Á đang phát triển theo xu hướng nào? Tại sao? Dựa vào lược đồ kinh tế: Hãy kể tên và sự phân bố của các ngành công nghiệp chính ở các nước Đông Nam Á. Giáo viên cho học sinh liên hệ với tình hình phát triển công nghiệp ở Việt Nam. Hãy kể tên một số hãng nỏi tiếng ở nước ngoài liên doanh với Việt Nam trong lĩnh vực Công nghiêp. Dựa vào hình 11.5 cho biết những quốc gia nào có tỷ trọng ngành dịch vụ đóng góp vào GDP cao và nước nào còn thấp. tại sao? Hoạt động 3. Căp đôi. Xác định trên hình 11.6 các vùng trồng lúa nước chủ yếu của các nước Đông Nam Á. Kể tên và sự phân bố các loại cây công nghiệp chính ở các nước Đông Nam Á. Tại sao các cây công nghiệp trên được trồng nhiều ở đây? Dựa vào hình 11.7 nhận xét về sản lượng cao su, cà phê của các nước Đông Nam Á so với thế gới. Kể tên một số loại cây công nghiệp được trồng nhiều ở khu vực Đông Nam Á. Các nước đông Nam Á có những thuận lợi gì để phát triển ngành nuôi trông và đánh bắt thủy hải sản? Hãy kể tên các loài thủy hải sản nhiệt đới có giá trị ở khu vực Đông Nam Á. I. Cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệpvà dịch vụ. II. Công nghiệp: - Đặc điểm: Tăng cường liên doanh liên kết với nước ngoài, hiện đại hóa thiết bị chuyển giao công nghệ và đào tạo kỹ thuật cho người lao động, chú trọng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. - Các ngành công nghiệp chính và phân bố: + Lắp giáp ôtô, xe máy , thiết bị điện tử: singapo, Thái lan, Inđônêxia, Việt Nam. + Khai thác dầu khí: Inđônêxia, brunây, Việt Nam. + Khai thác than và khoáng sản kim loại, dệt may, dày da, chế biến lương thực thực phẩm. III. Dịch vụ: - Cơ sở hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc đang được cải thiên và nâng cấp. - Hệ thống ngân hàng, tín dụng được phát triển và hiện đại hóa. IV. Nông nghiệp * Trồng lúa nước: là cây lương thực truyền thống và qua trọng nhất. - Sản lượng đạt:161 triệu tấn (2004), cơ bản giải quyết được lương thực cho nhân dân.. - Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu gạo đứng đầu thê giới. * Cây công nghiệp: chủ yếu dùng để xuất khẩu. - Cao su:Thái Lan, Malaixia, Việt Nam, Inđônêxia -Cà phê, hồ tiêu: Việt Nam, Malayxia, Thái lan, In đônêxia.. * Cây ăn quả: Trồng nhiều loại ở hầu hết các nước. * Chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản: là ngành kinh tế phụ. - Trâu bò: Thái Lan,Inđônêxia, Việt Nam, Mianma - Lợn: Việt Nam, Philippin, Thái Lan, Inđônnêxia. - Thủy sản: Inđônêxia, Thái lan, Philippin, Việt Nam, Malayxia. 4. Củng cố: - Ngành nông nghiệp phát triển và giữ vị trí quan trọng. - Cơ cấu Nền kinh tế các nước Đông Nam Á đang có sự thay đổi. 5. Dặn dò: Học bài và sưu tầm tài liệu về Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á. KT, ngày 31 tháng 03 năm 2009 Tổ trưởng Mã Thị Xuân Thu

File đính kèm:

  • docDong Nam A tiet 29.doc