Thiên nhiên phân hóa đa dạng
I-Mục tiêu của bài học.
Sau bài học, Hs cần :
1-Về kiến thức.
-Hiểu được sự phân hóa thiên nhiên theo vĩ độ là do sự thay đổi khí hậu từ Bắc vào Nam mà ranh giới là dãy Bạch Mã.
-Biết được sự khác nhau về khí hậu và thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam.
-Hiểu được sự phânhóa thiên nhiên theo kinh độ (Đông – Tây) trước hết do sự phân hóa địa hình và sự tác động kết hợp của địa hình với hoạt động của các luồng gió qua lãnh thổ.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 12 bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiên nhiên phân hóa đa dạng
I-Mục tiêu của bài học.
Sau bài học, Hs cần :
1-Về kiến thức.
-Hiểu được sự phân hóa thiên nhiên theo vĩ độ là do sự thay đổi khí hậu từ Bắc vào Nam mà ranh giới là dãy Bạch Mã.
-Biết được sự khác nhau về khí hậu và thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam.
-Hiểu được sự phânhóa thiên nhiên theo kinh độ (Đông – Tây) trước hết do sự phân hóa địa hình và sự tác động kết hợp của địa hình với hoạt động của các luồng gió qua lãnh thổ.
-Biết được sự phân hóa thiên nhiên từ đông sang tây theo 3 vùng : biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi.
2-Về kỹ năng.
-Đọc hiểu các trang bản đồ địa hình, khí hậu, đất, thực vật, động vật trong Atlat Địa lý Việt Nam để hiểu các kiến thức nêu trong bài học.
-Nhận xét về chế độ nhiệt và chế độ mưa ở hai biểu đồ khí hậu trong bài tập.
-Liên hệ thực tế để thấy được sự thay đổi thiên nhiên từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây.
II-Các phương tiện dạy học.
-Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam.
-Tranh ảnh, băng hình về cảnh quan thiên nhiên.
III-Một số điểm cần lưu ý về nội dung.
1-Sự tăng lượng bức xạ mặt trời đồng thời với sự giảm sút ảnh hưởng của khối khí lạnh về phía nam là nguyên nhân tạo nên sự phân hóa khí hậu mà ranh giới là dãy Bạch Mã đóng vai trò quan trọng. Biểu hiện sự khác nhau về khí hậu là ở nền nhiệt độ (lượng bức xạ, số giờ nắng) và biên độ nhiệt. Sự phân hóa khí hậu là nguyên nhân chính làm phân hóa thiên nhiên theo vĩ độ (Bắc – Nam).
2-Sự khác nhau về thiên nhiên giữa phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam thể hiện ở đới cảnh quan tiêu biểu : đới rừng nhiệt đới gió mùa (từ dãy Bạch Mã trở ra) và đới rừng cận xích đạo gió mùa (từ dãy Bạch Mã trở vào) sự thay đổi cảnh sắc thiên nhiên theo mùa, ở thành phần các loài động, thức vật tự nhiên và nuôi trồng.
3-Sự phân hóa thiên nhiên theo kinh độ (từ Đông sang Tây) biểu hiện rõ nhất là sự phân hóa thành 3 vùng : vùng biển – thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi.
4-Sự phân hóa thiên nhiên từ Đông sang Tây có sự khác nhau giữa các vùng do độ cao, hướng các dãy núi với sự tác động của các luồng gió mùa Đông Bắc, gió mùa Tây nam. Biểu hiện ở sự phân hóa thiên nhiên giữa Đông và Tây Bắc Bộ, giữa Đông và Tây Trường Sơn.
IV-Tiến trình dạy học.
1-Để hiểu sự thay đổi khí hậu theo vĩ độ, Gv có thể gợi ý cho Hs ôn lại kiến thức đã học trong bài 10 và nêu số liệu trong bài về sự thay đổi nhiệt theo vĩ độ, hệ quả hoạt động của gió mùa Đông Bắc.
-Gv cho Hs dựa vào nội dung SGK nêu các chỉ số về nhiệt độ, số tháng lạnh để phân tích thiên nhiên lãnh thổ phía Bắc nước ta (từ dãy Bạch Mã trở ra). Nhấn mạnh đặc điểm là thiên nhiên của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
-Nêu biểu hiện của đặc điểm này về cảnh quan thiên nhiên theo mùa và qua thành phần động, thực vật.
2-Tương tự Gv cùng Hs phân tích thiên nhiên phần phía Nam lãnh thổ (từ Bạch Mã trở vào). Nêu biểu hiện của cảnh quan thiên nhiên cận xích đạo gió mùa và thành phần động thực vật.
3-Gv sử dụng bản đồ địa hình để yêu cầu Hs nhận xét sự phân hóa thiên nhiên từ Đông sang Tây theo 3 vùng địa hình : vùng biển và thềm lục địa; vùng đồng bằng ven biển; vùng đồi núi. Đặc điểm thiên nhiên mỗi vùng và sự thay đổi thiên nhiên 3 vùng địa hình ấy khi đi từ Bắc vào Nam.
Một số gợi ý :
Thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa : Sự đa dạng, đặc sắc của thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa ở nước ta. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu Biển Đông và ảnh hưởng của các yếu tố hải văn của Biển Đông đến thiên nhiên phần đất liền.
Thiên nhiên vùng đồng bằng ven biển : Cho Hs quan sát trên bản đồ để hiểu thiên nhiên vùng đồng bằng ven biển cũng rất đa dạng. Nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa hình thài đồng bằng với hình thể vùng đồi núi phía Tây và vùng thềm lục địa phía Đông.
Thiên nhiên vùng đồi núi : Hs đã được học về sự phân hóa địa hình vùng đồi núi. Sự phân hóa thiên nhiên vùng đồi núi rất phức tạp do tác động của địa hình với các luồng gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ, thể hiện sự phân hóa thiên nhiên Đông - Tây Bắc Bộ và Đông – Tây Trường Sơn.
Giải thích sự khác nhau về khí hậu và thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc : do ảnh hưởng của các dãy núi đối với các luồng gió mùa trong năm : gió Đông Bắc, Gió Đông Nam, gió Tây Nam và địa hình núi cao của vùng Tây Bắc. Nêu biểu hiện sự khác nhau về thiên nhiên giữa hai vùng này .
Nêu vai trò của dãy Trường Sơn đối với các luồng gió từ biển vào và gió mùa Tây Nam tạo nên sự khác nhau về mùa mưa, mùa khô, về thiên nhiên giữa hai vùng ven biển miền Trung và Tây Nguyên.
Cuối mục này, Gv phân tích cho Hs hiểu được sự phù hợp giữa hình thái đồng bằng, hình thể núi non và vùng thềm lục địa thể hiện ở các đồng bằng Bắc Bộ, miền Trung và Nam Bộ.
File đính kèm:
- Bai 11.doc