Giáo án Địa lý lớp 12 bài 12 Thực hành: Vẽ biểu đồ khí hậu thể hiện tương quan nhiệt ẩm. Nhận xét sự phân hóa khí hậu

BÀI 12-THỰC HÀNH:VẼ BIỂU ĐỒ KHÍ HẬU THỂ HIỆN

TƯƠNG QUAN NHIỆT ẨM. NHẬN XÉT SỰ PHÂN HÓA KHÍ HẬU.

I-MỤC TIÊU CỦA BÀI THỰC HÀNH:

1-Về kiến thức:

-Khắc sâu cho HS nhận biết sự khác nhau về chế độ khí hậu qua các yếu tố nhiệt, mưa. sự phân hóa mùa và tương quan nhiệt ẩm ở 3 đia điểm Hà Nội,Huế ,TPHCM đặc trưng cho 3 khu vực: Bắc,, Trung, Nam.

-Biết giải thích nguyên nhân của sự khác nhau đó.

2-Về kĩ năng:

-Biết vẽ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.

-Biết phân tích biểu đồ, rút ra nhận xét.

3-Về thaí độ: Yêu thích môn địa lí

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 974 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 12 bài 12 Thực hành: Vẽ biểu đồ khí hậu thể hiện tương quan nhiệt ẩm. Nhận xét sự phân hóa khí hậu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đoàn Bến Tre BÀI 12-THỰC HÀNH:VẼ BIỂU ĐỒ KHÍ HẬU THỂ HIỆN TƯƠNG QUAN NHIỆT ẨM. NHẬN XÉT SỰ PHÂN HÓA KHÍ HẬU. I-MỤC TIÊU CỦA BÀI THỰC HÀNH: 1-Về kiến thức: -Khắc sâu cho HS nhận biết sự khác nhau về chế độ khí hậu qua các yếu tố nhiệt, mưa. sự phân hóa mùa và tương quan nhiệt ẩm ở 3 đia điểm Hà Nội,Huế ,TPHCM đặc trưng cho 3 khu vực: Bắc,, Trung, Nam. -Biết giải thích nguyên nhân của sự khác nhau đó. 2-Về kĩ năng: -Biết vẽ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa. -Biết phân tích biểu đồ, rút ra nhận xét. 3-Về thaí độ: Yêu thích môn địa lí II-CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: -Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. -Bản đồ khí hậu Việt Nam. -Atlat địa lí Việt Nam. -Phóng to : H .12 và bảng: Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng ở một số địa điểm H Nội 21001’B, 105048Đ (5m) Huế 16024’B;107041’Đ (17m) TP Hồ Chí Minh 10047’B;106047’Đ (9m) Nhiệt độ TB(0C) Lượng mưa (mm) Nhiệt độ TB(0C) Lượng mưa (mm) Nhiệt độ TB(0C) Lượng mưa (mm) I 16.4 18 20 161 25.8 14 II 17 26 20.9 62 26.7 4 III 20.2 44 23.9 47 27.9 10 IV 23.7 90 26 51 28.9 50 V 27.3 188 28.3 82 28.3 218 VI 28.8 240 29.3 116 27.5 312 VII 28.9 288 29.4 95 27.1 294 VIII 28.2 318 28.9 104 27.1 270 IX 27.2 265 27.1 473 26.8 327 X 24.6 130 25.1 795 26.7 267 XI 21.4 43 23.1 580 26.4 116 XII 18.2 23 20.8 297 25.7 48 TB năm 23.5 1676 25.2 2867 27.1 1931 -Phiếu học tập: Điền vào bảng theo mẫu sau Số tháng lạnh Số tháng nóng Mùa mưa Từ tháng.. đến.. Mùa khô Từ tháng.. đến Số tháng khô..,số tháng hạn Nhận xét về sự phân mùa Hà Nội Huế TPHCM III-MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý: 1-Biểu đổ thể hiện sự tương quan nhiệt ẩm theo chỉ tiêu p< 2t:tháng khô và p<t :tháng hạn .(p biểu thị lượng mưa, t biểu thị nhiệt độ.) 2-Những nhận xét chủ yếu cần rút ra: -Càng vào Nam nhiệt độ càng tăng. -Khí hậu ở miền Bắc (Hà Nội) có một mùa động lạnh, ít mưa và một mùa hạ nóng, mưa nhiều. Mùa đông ngắn không lạnh lắm (có 3 tháng nhiệt độ TB<200C). -Khí hậu ven biển Trung bộ (Huế) không còn tháng lạnh ,mùa mưa vào Thu đông, có hai cưc đại trong biến trình mưa (Cực đại chính vào tháng X, cực đại phụ vào tháng VI gây nên lũ tiểu mãn trong dòng chảy sông ngòi). -Khí hậu miền Nam (TPHCM) phân hóa hai mùa mưa, khô rõ rệt, mùa khô rất khắc nghiệt 3-Giải thích sự khác nhau về chế độ nhiệt cần xem xét tổng hợp các nhân tố vĩ độ lượng bức xa Mặt trời ) hoạt động của gió mùa kết hợp với bức chắn địa hình (yếu tố hướng và độ cao địa hình) IV-TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: 1-Ổn định: (1’) điểm danh 2-Kiểm tra baì cũ : (4’) -Dựa vào bảng số liệu dưới đây, hãy so sánh về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của 3 địa đ iểm, giải thích. Địa điểm Lượng mưa (mm) Lượng bốc hơi (mm) Cân bằng ẩm (mm) Hà Nội 1676 989 +687 Huế 2868 1000 +1868 TP. Hồ Chí Minh 1931 1686 +245 _ GV nhận xét, cho điểm 3-Vào bài mới: (35’) Từ tiết 9 đến 11 các em đã tìm hiểu thiên nhiên nước ta là nhiệt đới ẩm gió mùa; Hôm nay chúng ta sẽ ôn tập qua tiết thực hành nầy, TG Hoạt động của thầy và trò Nội Dung 18’ (8’) (10’) 17’ (4’) (10’) (3’) *Hoạt động 1:Cả lớp/nhóm +Bước 1: Cả lớp -GV Hỏi: Nôi dung tiết thực hành gồm mấy phần ? (hai phần: Vẽ biểu đồ khí hậu và nhận xét chế độ nhiệt ,chế độ mưa và sự phân hóa mùa của các địa điểm theo các tiêu chí sau) -GV treo bảng nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng ở một số địa điểm phóng to từ SGK cho HS đọc và giải thích bảng số liệu. -Treo H.12 (Biểu đồ thể hiện sự tương quan nhiệt ẩm của khí hậu Hà Nội) *Hỏi Hs Phương pháp vẽ biểu đồ:->Một HS đọc các yếu tố thể hiện biểu đồ gồm: +Một đường biểu diễn nhiệt độ +Một đường biểu diễn lượng mưa +Trục ngang chỉ 12 tháng +Trục đứng chia theo tỉ lệ với P+2t (p là lượng mưa ,t là nhiệt độ) *GV hướng dẫn HS :Nhận xét H.12 về nhiệt độ,lượng mưa,tháng mưa ,tháng khô và nói lại cách vẽ 2 đường biểu diễn nhiệt độ và lượng mưa của mỗi trạm trên cùng 1 biểu đồ với 2 trục tung.Một trục chia khoảng theo nhiệt độ,trục thứ 2 chia khoảng theo lượng mưa, khoảng chia theo trị số tương đương p= 2t(P biểu thị lượng mưa.t biểu thị nhiệt độ) -Tháng có lượng mưa lớn hơn 100 mm ,chia khoảng tương ứng 100mm. -Trục ngang chia khỏang tương ứng 12 tháng, trị số trung bình về nhiệt độ , lượng mưa được xác định từ điểm giữa của khoảng +Đường biểu diễn nhiệt độ tô màu đỏ +Đường biểu diễn lượng mưa tô màu xanh +Bước2: nhóm -Chia lớp ra 2 nhóm : +Nhóm 1 vẽ đồ thị Huế . +Nhóm 2 vẽ đồ thị TPHCM. ->2 HS đại diện nhóm lên vẽ, các em ở dưới nhóm nào vẽ biểu đồ tổ đó. Cả lớp nhận xét 2 em vẽ biểu đồ. GV nhận xét sau cùng và đưa ra lời giải thích nếu các em còn sai sót *Hoạt động2 : Cá nhân/nhóm/Cả lớp Bước 1:Cá nhân GV gọi đại diện học sinh đọc phần nhận xét về chế độ nhiệt ẩm và sự phân hóa mùa của các địa điểm trên theo các chỉ tiêu sau: -Nhiệt độ TB tháng ( t)< 180C :tháng lạnh. -Nhiệt độ TB tháng t> 250C :tháng nóng. -Lượng mưa TB tháng (p) > 100mm : tháng mưa. -Lượng mưa TB tháng p, 2t :tháng khô.Ví dụ theo bảng trên ,nhiệt độ tháng 1 ở Hà Nội là 16,40C .lượng mưa TB 18,6mm ,đó là tháng khô. -Lượng mưa TB tháng p< t:tháng hạn .Theo bảng nhiệt độ TB tháng 1 ở TPHCM là 25,80C ,lượng mưa 13,8 mm,đó là tháng hạn. Bước2: Nhóm ( cặp) _GV chia lớp làm 6 nhóm, giao nhiệm vụ từng nhóm, thời gian hoàn thành công việc 3 phút Điền vào bảng theo mẫu sau Số tháng lạnh Số tháng nóng Mùa mưa Từ t háng.. đến.. Mùa khô Từ t háng.. đến Số tháng khô.., số tháng hạn Nhận xét về sự phân mùa Hà Nội Huế TPHCM +Nhóm 1,2: Điền, nhận xét Hà Nội +Nhóm 3,4: Điền, nhận xét Huế +Nhóm 5,6:Điền, nhận xét TP. HCM _GV gợi ý học sinh nhận xét theo câu hỏi: +Từ B –->N nhiệt độ thay đổi như thế nào? +Khí hậu miền Bắc (Hà Nội) có mùa Đông, mùa hạ ra sao? +Khí hậu ven biển Trung bộ (Huế) có các mùa, biến trình mưa ra sao? +Khí hậu miền Nam (TP. HCM) có các mùa ra sao? _ GV gọi đại diện nhóm 1,3,5 trình bày quả thảo luận, nhóm 2,4,6 bổ sung (nếu chưa hoàn chỉnh) -GV hoàn chỉnh nhận xét. +Bước 3: Cả lớp. _GV yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức đã học, bản đồ Địa lí tự nhiên, khí hậu hoăc atlat địa lí Việt Nam cho biết vì sao có sự khác biệt về nhiệt độ và lượng mưa giữa các địa điểm trên. _Đại diện hs trả lời, tập thể lớp bổ sung, GV tổng hợp và giải thích. a-Hà Nội có một mùa lạnh ,không quá khô. * Hà Nội có một mùa lạnh ,không quá khô:Do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên trong năm có 2 tháng nhiệt độ dưới 180C,nếu tính tháng có nhiệt độ TB dưới 20 0C là 3 tháng.Mùa khô không quá khô do khối khí lạnh qua biển gây nên mưa phùn. b- Huế có mùa mưa vào thu đông (tháng VIII đến tháng I),lượng mưa lớn nhất vào tháng X * Huế có mùa mưa vào Thu Đông ( tháng VIII đến tháng 1),lượng mưa lớn nhất vào tháng X :Do bức chắn dãy Bạch Mã đối với các khối khí từ biển thổi vào theo hướng Đông Bắc ,do bão và hội tụ nhiệt đới( giữa Tm và Em. ) Cực đại phụ trong biến trình mưa vào tháng VI do hội tụ nhiệt đới giữa Tm và TBg. c--TPHCM nóng quanh năm do vĩ độ thấp ,nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn và khôngchịu tác động của gió mùa Đông Bắc. .Mùa khô rõ rệt do sự thống trị của khối Tín phong nửa cầu Bắc (Tm) trong điều kiện ổn định( không gặp bức chắn địa hình,hội tụ với TBg hoặc Em) I-Vẽ biểu đồ về nhiệt độ nhiệt và lượng mưa của: Hà Nội, Huế và TPHCM II- Điền vào bảng mẫu và nhận xét về chế độ nhiệt, ẩm và sự phân hóa mùa của các địa điểm: 1-Điền vào bảng mẫu: Thơng tin phản hồi phiếu học tập: Điền vào bảng theo mẫu sau Số tháng lạnh Số tháng nóng Mùa mưa Từ tháng.. đến.. Mùa khô Từ tháng.. đến Số tháng khô..,số tháng hạn Nhận xét về sự phân mùa Hà Nội 2 (-I-II) 5 V-> IX V->X XI ->IV 3 tháng.khô XII-I-II 1 mùa mưa; 1 mùa khô (2 tháng lạnh) Huế 0 7 IV ->X VIII ->I II >VII 1 tháng khô IV 1 mùa mưa (Thu Đông nhiều) 1 mùa khô TP HCM 0 12 I ->XII V->XI T XII ->IV -2 Tháng khô: XII,IV; - 3 Tháng hạn :I-II-III Nóng quanh năm Mùa mưa khô rõ rệt 2-Nhận xét: -Càng vào Nam nhiệt độ càng tăng. -Khí hậu ở miền Bắc (Hà Nội) có một mùa động lạnh,ít mưa và một mùa hạ nóng ,mưa nhiều.Mùa đông ngắn ,không lạnh lắm (có 3 tháng nhiệt độ TB<200C). -Khí hậu ven biển Trung bộ (Huế) không còn tháng lạnh ,mùa mưa vào Thu đông,có hai cưc đại trong biến trình mưa(Cực đại chính vào tháng X,cực đại phụ vào tháng VI gây nên lũ tiểu mãn trong dòng chảy sông ngòi.). -Khí hậu miền Nam (TPHCM) phân hóa hai mùa mưa ,khô rõ rệt,mùa khô rất khắc nghiệt 4- Đánh gía: (4’): - Gọi đại diện học sinh nêu lại cách vẽ biểu đồ - GV yêu cầu đại diện học sinh nhận xét sự khác nhau về khí hậu giữa 3 địa điểm: Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh, tập thể lớp bổ sung cho đến khi hoàn chỉnh. 5-Hoạt động nối tiếp: (1’) Học sinh về nhà hoàn chỉnh bài thực hành vào tập và nghiên cứu trước:” H.13 tr 51 ,câu 1 tr 53 bài Thiên nhiên phân hóa đa dạng.” Thông tin phản hồi Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng ở một số địa điểm H Nội 21001’B, 105048Đ (5m) Huế 16024’B;107041’Đ (17m) TP Hồ Chí Minh 10047’B;106047’Đ (9m) Nhiệt độ TB(0C) Lượng mưa (mm) Nhiệt độ TB(0C) Lượng mưa (mm) Nhiệt độ TB(0C) Lượng mưa (mm) I 16.4 (lạnh) 18 (khô) 20 161 (mưa) 25.8 (nóng) 14 (hạn) II 17 (lạnh) 26 (khô) 20.9 62 26.7 (nóng) 4 (hạn) III 20.2 44 23.9 47 27.9 (nóng) 10 (hạn) IV 23.7 90 26 (nóng) 51 (khô) 28.9 (nóng) 50 (khô) V 27.3 (nóng) 188 (mưa) 28.3 (nóng) 82 28.3 (nóng) 218 (mưa) VI 28.8 (nóng) 240 (mưa) 29.3 (nóng) 116 (mưa) 27.5 (nóng) 312 (mưa) VII 28.9 (nóng) 288 (mưa) 29.4 (nóng) 95 27.1 (nóng) 294 (mưa) VIII 28.2 (nóng) 318 (mưa) 28.9 (nóng) 104 (mưa) 27.1 (nóng) 270 (mưa) IX 27.2 (nóng) 265 (mưa) 27.1 (nóng) 473 (mưa) 26.8 (nóng) 327 (mưa) X 24.6 130 (mưa) 25.1 (nóng) 795 (mưa) 26.7 (nóng) 267 (mưa) XI 21.4 43 23.1 580 (mưa) 26.4 (nóng) 116 (mưa) XII 18.2 23 (khơ) 20.8 297 (mưa) 25.7 (nóng) 48 (khô) TB năm 23.5 1676 25.2 2867 27.1 1931

File đính kèm:

  • docBai 12.doc