THỰC HÀNH
ĐỌC BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VÀ ĐIỀN VÀO LƯỢC ĐỒ TRỐNG MỘT SỐ DÃY NÚI VÀ ĐỈNH NÚI
I-Mục tiêu của bài học :
Sau bài học, Hs cần :
1-Về kiến thức :
Khắc sâu thêm, cụ thể và trực quan hơn các kiến thức về địa hình, sông ngòi.
2-Về kỹ năng :
-Đọc hiểu bản đồ địa hình, sông ngòi. Xác định đúng các địa danh trên bản đồ.
-Điền và ghi đúng trên lược đồ một số dãy núi và đỉnh núi.
II-Các phương tiện dạy học :
-Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam.
-Atlat Địa lý Việt Nam.
-Gv chuẩn bị sẵn bản đồ Việt Nam đã điền sẵn các cánh cung, các dãy núi, các đỉnh núi theo yêu cầu của bài.
-Hs chuẩn bị lược đồ khung (lược đồ trống) Việt Nam trên giấy A4.
-Bút màu.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 640 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 12 bài 13: Thực hành đọc bản đồ địa hình và điền vào lược đồ trống một số dãy núi và đỉnh núi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC HÀNH
ĐỌC BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VÀ ĐIỀN VÀO LƯỢC ĐỒ TRỐNG MỘT SỐ DÃY NÚI VÀ ĐỈNH NÚI
I-Mục tiêu của bài học :
Sau bài học, Hs cần :
1-Về kiến thức :
Khắc sâu thêm, cụ thể và trực quan hơn các kiến thức về địa hình, sông ngòi.
2-Về kỹ năng :
-Đọc hiểu bản đồ địa hình, sông ngòi. Xác định đúng các địa danh trên bản đồ.
-Điền và ghi đúng trên lược đồ một số dãy núi và đỉnh núi..
II-Các phương tiện dạy học :
-Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam.
-Atlat Địa lý Việt Nam.
-Gv chuẩn bị sẵn bản đồ Việt Nam đã điền sẵn các cánh cung, các dãy núi, các đỉnh núi theo yêu cầu của bài.
-Hs chuẩn bị lược đồ khung (lược đồ trống) Việt Nam trên giấy A4.
-Bút màu.
III-Một số điểm cần lưu ý :
1-Hướng và độ cao của các dãy núi chính, các đỉnhnúi cao, hướng chảy của các dòng sông chính phản ảnh đặc điểm cấu trúc địa hình.
2-Ghi nhớ một số dãy núi, đỉnh núi chính để điền vào lược đồ trống theo yêu cầu của bài thực hành.
IV-Tiến trình dạy học :
Bài tập 1.
Trước hết, Gv cho Hs đọc bài tập 1, xác định yêu cầu của bài.
Sau đó, Gv cho Hs tìm trong Atlat Địa lý Việt Nam các dãy núi và cao nguyên, các đỉnh núi, các dòng sông mà bài yêu cầu.
Tiếp theo, Gv gọi Hs lên bảng chỉ trên bản đồ Dịa lý tự nhiên Việt Nam lần lượt các dãy núi và cao nguyên, các đỉnh núi, các dòng sông mà Hs đã xác định trên Atlat.
Bài tập 2.
Gv cũng cho Hs nhắc lại yêu cầu của bài.
Hs làm việc cá nhân, điền các cánh cung, các dãy núi, các đỉnh núi, mà bài yêu cầu vào lược đồ trống đã chuẩn bị. Sau đó, Gv thu một số bài, nhận xét và treo lược đồ đã chuẩn bị sẵn cho Hs đối chiếu.
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Dãy núi, cánh cung, khối núi.
Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều (Đông Bắc); Dãy Con Voi (Việt Bắc).
Hòang Liên Sơn (Tây Bắc); Dãy Sông Mã (Tây Bắc & Bắc trung Bộ); Pu Xai Lai Leng, Rào Cỏ, Hòanh Sơn, Bạch Mã (Bắc Trung Bộ)
Kon Tum, dãy Ngọc Linh, Khối núi Cực Nam Trung Bộ, dãy Chư Yang Sin, Lang Biang, Vọng Phu (Trường Sơn Nam)
Ngọn núi (đỉnh)
Tây Côn Lĩnh : 2.419 m, Kiều Liên Ti : 2.403 m (Hà Giang);
Phan-xi-păng : 3.143 m (Lào Cai); Pu Si Lung : 3.076 m (Lai Châu); Pu Sam Sao :1.897 m (Sơn La); Pu Họat : 2.452 m, Pu Xai Lai Leng : 2.711 m (Nghệ An); Rào Cỏ : 2.186 m, Hòanh Sơn : 1.046 m (Hà Tỉnh); Bạch Mã : 1.444 m (Thừa Thiên-Huế)
Đỉnh Ngọc Linh : 2.598 m (Quảng Nam); Chư Yang Sin : 2.405 m, Lang Biang : 2.153 m (Lâm Đồng); Vọng Phu : 2.051 m (Khánh Hòa)
Cao nguyên
Phong Thổ, Tả Phình, (Lào Cai); Sơn La, Mộc Châu (Sơn La); Sìn Chảy (Lai Châu)
Kom Tum, Đắc Lắc, Lâm Viên, Mơ Nông, Di Linh (Trường Sơn Nam).
Sông
Sông Hồng (Việt Bắc & Đồng bằng Bắc Bộ); Sông Chảy, sông Lô (Việt Bắc); hệ thống sông Thái Bình (Đông Bắc & Đồng bằng Bắc Bộ);
Sông Hồng (Tây Bắc); Sông Mã (Tây Bắc & Bắc Trung Bộ); sông Cả, sông Gianh, sông Hương (Bắc Trung Bộ).
Sông Thu Bồn, sông Đà Rằng (Trường Sơn Nam & Đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ); sông Đồng Nai (Trường Sơn Nam & Đông Nam Bộ); sông Tiền, sông Hậu (Tây Nam Bộ).
Điểm nghỉ mát
Sa Pa (Lào Cai); Bà Nà (Thừa Thiên-Huế)
Đà Lạt (Lâm Đồng)
2-Tìm hiểu các miền địa lý tự nhiên :
Bài thực hành này nhằm mục đích củng cố lại kiến thức đã học về các miền địa lý tự nhiên. Gv hướng dẫn cho Hs lập bảng đặc điểm 3 miền địa lý tự nhiên theo gợi ý sau :
Đặc điểm của 3 miền địa lý tự nhiên.
Tên miền
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Phạm vi
Tả ngạn sông Hồng, gồm khu Việt Bắc, Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ.
Hữu ngạn sông Hồng đến 16 ·B (dãy Bạch Mã)
Từ 16 ·B trở xuống.
Đặc điểm chung
-Quan hệ với Hoa Nam về cấu trúc kiến tạo. Tân kiến tạo nâng yếu.
-Gió mùa cực xâm nhập mạnh.
-Quan hệ với Vân Nam về cấu trúc địa hình. Tân kiến tạo nâng mạnh.
-Gió mùa cực giảm sút về phía tây và phía nam.
-Khối núi cổ, bề mặt bóc mòn sơn nguyên và các cao nguyên badan.
-Đất rừng gió mùa á xích đạo.
Địa hình
-Hướng vòng cung của địa hình (5 cánh cung).
-Đồi núi thấp, Độ cao trung bình 600 m.
-Đồng bằng Bắc Bộ mở rộng.
-Địa hình núi trung bình và cao.
-Hướng TB-ĐN, nhiều bề mặt sơn, cao nguyên.
-Đồng bằng thu nhỏ, chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ sang đồng bằng ven biển.
-Địa khối Kontum, sơn nguyên cổ, cao nguyên cực Nam Trung Bộ. Sườn đông dốc mạnh, sườn tây thoải gồm các cao nguyên badan.
-Đồng bằng ven biển thu hẹp, đồng bằng Nam thấp phẳng, mở rộng.
Khí hậu – thủy văn
-Mùa đông 3 tháng, mùa hạ nóng mưa nhiều, mùa đông lạnh ít mưa.
-Mạng lưới sông ngòi dày.
-Hướng sông TB-ĐN và hướng vòng cung.
Gió mùa cực suy yếu và biến tính.
-Bắc Trung Bộ có gió Lào, bão mạnh, mùa mưa lùi vào tháng VIII – XII, I. Lũ tiểu mãn tháng VI.
-Sông ngòi hướng TB-ĐN, ở Trung Bộ hướng T-Đ. Sông có độ dốc lớn, nhiều tiềm năng thủy điện.
-Khí hậu á xích đạo.
-2 mùa mưa, khô rõ. Mùa mưa ở Nam Bộ và Tây Nguyên : V – X, XI, ở đồng bằng ven biển : IX- XII. Mùa lũ có 2 cực đại : IX và tháng VI.
-3 hệ thống sông : sông ven biển hướng T-Đ ngắn dốc (trừ sông Ba), hệ thống sông Mékong và hệ thống sông Đồng Nai.
Thổ nhưỡng – sinh vật
-Đai nhiệt đới chân núi <600 m.
-Thành phần loài cây á nhiệt đới Hoa Nam (Dẻ, Re)
Có đủ hệ thống đai cao : Đai nhiệt đới lên tới 700 – 800 m, đại rừng á nhiệt đới mưa mù trên đất mùn alit, đạo ôn đới > 2.600 m. Gồm thành phần loài cây 3 luồng di cư thực vật.
-Đai nhiệt đới chân núi lên 1.000 m. Thực vật nhiệt đới. Xích đạo ưu thế (luồng di cư Indonésia-Malaysia, họ Dầu). Nhiều thú lớn. Rừng ngập mặn ven biển xích đạo ẩm.
File đính kèm:
- Bai 13.doc