Giáo án Địa lý lớp 12 bài 19: Thực hành tìm hiểu biến động rừng ở nước ta, nguyên nhân suy giảm và hậu quả

TÊN BÀI : THỰC HÀNH

TÌM HIỂU BIẾN ĐỘNG RỪNG Ở NƯỚC TA, NGUYÊN NHÂN SUY GIẢM VÀ HẬU QUẢ

I. Mục tiêu bài thực hành:

 Sau bài thực hành học sinh cần :

1. Về kiến thức :

- Nhận biết rõ hơn về biến động diện tích các loại rừng ở Việt Nam qua biểu đồ.

- Giải thích được sự biến động diện tích các loại rừng ở nước ta.

- Hậu quả của sự suy giảm tài nguyên rừng.

2. Về kĩ năng :

- Vẽ biểu đồ thể hiện biến động diện tích các loại rừng.

- Phân tích bảng số liệu.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 734 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 12 bài 19: Thực hành tìm hiểu biến động rừng ở nước ta, nguyên nhân suy giảm và hậu quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐƠN VỊ : TỈNH SÓC TRĂNG BÀI : 19 TÊN BÀI : THỰC HÀNH TÌM HIỂU BIẾN ĐỘNG RỪNG Ở NƯỚC TA, NGUYÊN NHÂN SUY GIẢM VÀ HẬU QUẢ ------------------- Mục tiêu bài thực hành: Sau bài thực hành học sinh cần : Về kiến thức : Nhận biết rõ hơn về biến động diện tích các loại rừng ở Việt Nam qua biểu đồ. Giải thích được sự biến động diện tích các loại rừng ở nước ta. Hậu quả của sự suy giảm tài nguyên rừng. Về kĩ năng : Vẽ biểu đồ thể hiện biến động diện tích các loại rừng. Phân tích bảng số liệu. Về tư tưởng : Học sinh có ý thức và trách nhiệm bảo vệ rừng. Phương tiện dạy học : Thước kẻ, máy tính, bút chì Một số tranh ảnh về đất trống đồi trọc, trồng rừng Biểu đồ vẽ sẳn trên giấy khổ lớn Các bước tiến hành : Mở bài : GV đặt vấn đề Hiện nay vấn đề đang được thế giới quan tâm là hiện tượng “Trái đất đang ấm dần lên” và mỗi người trong chúng ta ai cũng biết là do khí thải CO2 ngày càng nhiều và diện tích rừng ngày càng suy giảm. Vậy hôm nay qua bài thực hành chúng ta sẽ tìm hiểu biến động rừng ở nước ta, nguyên nhân suy giảm và hậu quả. Tg Hoạt động của GV & HS Nội dung chính 2’ 2’ 10’ 6’ 4’ 3’ 3’ 2’ 8’ HĐ 1 : Cặp / cả lớp B1 : GV yêu cầu hs xem bảng số liệu : Tổng diện tích rừng, rừng tư nhiên và rừng trồng ở nước ta qua các năm (trang 72 SGK) - GV đặt câu hỏi : Với bảng số liệu trên chúng ta vẽ loại biểu đồ nào thì thích hợp nhất - Hs trả lời và gv xác định vẽ biểu đồ cột chồng là thích hợp nhất B2 : GV mời 2 hs xung phong vẽ biểu đồ trên bảng (1 hs vẽ và 1 hs dùng SGK có bảng số liệu để hỗ trợ). Các nhóm còn lại thảo luận và vẽ vào tập B3 : GV treo biểu đồ vẽ sẳn lên bảng, cho học nhận xét, so sánh đối chiếu với biểu đồ của bạn vẽ trên bảng và sản phẩm của nhóm mình HĐ 2 : Nhóm / cả lớp B1 : Chia lớp thành 6 nhóm Mỗi nhóm thảo luận để đưa ra nhận xét về biến động diện tích rừng của nước B2 : Mời đại diện nhóm trình bày các nhóm còn lại góp ý và giáo viên chuẩn kiến thức B3 : GV mời đại diện nhóm giải thích, các nhóm còn lại đóng góp ý kiến và giáo viên chuẩn kiến thức -GV đặt thêm câu hỏi : Tại sao từ 1976 – 1983 diện tích rừng lại tiếp tục giảm? HĐ 3 : Cả lớp B1 : GV đặt vấn đề với cả lớp : Tài nguyên rừng bị suy giảm thì sẽ có hậu quả như thế nào ? B2 : Hs lần lượt phát biểu ý kiến và giáo viên chọn lựa đưa vào bảng tổng hợp các ý kiến đúng. 1/ Vẽ biểu đồ Hs lên bảng vẽ biểu đồ Các nhóm vẽ tại chỗ GV treo biểu đồ vẽ sẵn lên bảng 2/ Nhận xét và giải thích a. Nhận xét : - Từ năm 1943 đến 2005 tổng diện tích rừng nước ta có sự biến động - Giai đoạn 1943 – 1983 tổng diện tích rừng giảm 50% từ 14,3 triệu ha xuống còn 7,2 triệu ha do diện tích rừng tự nhiện giảm nhanh trong khi diện tích trồng rừng chỉ mới bắt đầu từ năm 1976 và còn rất ít - Giai đoạn 1983 – 2005 tổng diện tích rừng tăng dần từ 7,2 triệu ha lên 12,7 triệu ha. Do diện tích rừng tự nhiên được khôi phục và diện tích rừng trồng ngày càng nhiều. - Tuy nhiên tổng diện tích rừng của năm 2005 vẫn chưa bằng tổng diện tích rừng của năm 1943 b. Giải thích : - Giai đoạn 1943 – 1983 tổng diện tích rừng suy giảm là do hậu quả chiến tranh và sau năm 1976 là do việc đẩy mạnh xuất khẩu gỗ để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế. - Giai đoạn 1983 – 2005 tổng diện tích rừng tăng dần là do chủ trương tu bổ rừng tự nhiên và trồng thêm rừng mới để bảo vệ môi trường sinh thái của nhà nước 3. Hậu quả của sự suy giảm tài nguyên rừng: - Tăng lượng CO2 trong khí quyển làm trái đất nóng dần lên - Mực nước ngầm hạ thấp - Tốc độ dòng chảy tăng lên gây lũ lụt - Đất đai bị xói mòn và rửa trôi - Tổn thất tài nguyên động thực vật Đánh giá : Dùng sơ đồ ở trang 83 SGV để đánh giá học sinh Dặn dò : Vẽ lại biểu đồ trong vở bài tập và chuẩn bị trước bài 20. ---------------------------------------------- TRẢ LỜI CÂU HỎI ------------------------- Yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng Yêu cầu về kiến thức : + Hs hiểu rõ hơn về biến động rừng ở Việt Nam qua biểu đồ được vẽ giải thích được hậu quả của sự suy giảm tài nguyên rừng + Qua bài học giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ rừng nói riêng và tài nguyên thiên nhiên nói chung Yêu cầu về kĩ năng: + Rèn luyện cho học sinh kĩ năng vẽ biểu đồ (cụ thể là biểu đồ hình cột chồng) + Xử lí số liệu, phân tích bảng số liệu 2 . Xác định kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài - Nhận xét, phân tích nguyên nhân và hậu quả của việc suy giảm nguồn tài nguyên rừng - Hiểu được tác hại của việc suy giảm tài nguyên rừng đối với đời sống con người, giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 3. Các vấn đề cần rút ra về nội dung , phương pháp để dạy bài học :

File đính kèm:

  • docBai 19.DOC