ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA
I-Mục tiêu của bài học :
Sau bài học, Hs cần :
1-Về kiến thức :
-Biết được những thế mạnh và hạn chế của nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta.
-Biết được đặc điểm của nền nông nghiệp nước ta đang chuyển dịch từ nông nghiệp cổ truyền sang nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hóa quy mô lớn.
-Biết được xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở nước ta.
2-Về kỹ năng :
-Phân tích bản đđồ.
-Phân tích bảng số liệu.
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 715 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 12 bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA
I-Mục tiêu của bài học :
Sau bài học, Hs cần :
1-Về kiến thức :
-Biết được những thế mạnh và hạn chế của nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta.
-Biết được đặc điểm của nền nông nghiệp nước ta đang chuyển dịch từ nông nghiệp cổ truyền sang nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hóa quy mô lớn.
-Biết được xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở nước ta.
2-Về kỹ năng :
-Phân tích bản đđồ.
-Phân tích bảng số liệu.
II-Phương tiện dạy học :
-Bản đồ Việt Nam – Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
-Bảng số liệu cần thiết bổ sung cho bài giảng.
-Một số hình ảnh về hoạt động nông nghiệp tiêu biểu, minh họa cho nội dung của bài.
-Atlat Địa lý Việt nam.
III-Một số vấn đề cần lưu ý :
1-Nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta dựa trên sự đa dạng của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa ẩm, tài nguyên đất, khí hậu, nguồn nước và sinh vật phong phú. Hs cần nắm vững những mặt mạnh của nông nghiệp nhiệt đới nước ta, đồng thời hiểu được những hạn chế của nông nghiệp nhiệt đới. Có thể gợi ý cho Hs đặt câu hỏi và trả lời, chẳng hạn, làm thế nào để có thể phát huy các thế mạnh và khắc phục những hạn chế của nền nông nghiệp nhiệt đới.
2-Nền nông nghiệp của nước ta đang trong quá trình chuyển đổi rất sâu sắc, với tính chất sản xuất hàng hóa ngày càng cao, quy mô sản xuất ngày càng lớn. Vì vậy, bên cạnh tính chất bấp bênh vốn có của nông nghiệp nhiệt đới, thì các rủi ro do sự biến động của thị trường sẽ tác động ngày càng mạnh đến sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Việc đẩy mạnh sản xuất hàng hóa cũng thúc đẩy việc chế biến nông sản, hình thành các hình thức liên kết nông-công nghiệp.
3-Những vấn đề của nông nghiệp gắn bó chặt chẽ với những vấn đề về nông dân và nông thôn.
4-Trọng tâm của bài là mục 1.b ; mục 2.b ; mục 3.
IV-Tiến trình dạy học :
1-Một nền nông nghiệp nhiệt đới :
Gv cần đặt các câu hỏi nhỏ để Hs huy động các kiến thức đã học về đặc điểm thiên nhiên nhiệt đới gió mùa ẩm của nước ta. Mục 1.a tập trung vào việc phân tích các ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đếùn sản xuất nông nghiệp.
Về câu hỏi “Lấy thí dụ chứng minh sự phân hóa mùa vụ do sự phân hóa khí hậu”, Gv nên cho Hs lấy các ví dụ về sự khác biệt mùa vụ giữa miền Bắc và miền Nam, giữa đồng bằng và miền núi. Sự phân hóa mùa vụ cho phép sản xuất các sản phẩm chính vụ và trái vụ, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mặt khác, nhờ có mùa vụ khác nhau giữa các vùng mà việc cung cấp thực phẩm cho người, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến diễn ra đều đặn hơn giữa các tháng trong năm.
Về câu hỏi : Hãy kể tên các loại đất chính ở nước ta. Việc sử dụng đất trong điều kiện nông nghiệp nhiệt đới cần chú ý gì ? Gv cho Hs xem lại kiến thức ở bài 6 - 7 , bài 10 và bài 14. Hs phát biểu ý kiến, Gv hệ thống hóa lại kiến thức.
Gv tóm tắt mục 1a)
Về những thuận lợi chủ yếu :
-Sản phẩm nông nghiệp đa dạng (sản phẩm nhiệt đới là chính, có thể có 1 số sản phẩm á nhiệt đới và ôn đới).
-Khả năng xen canh, tăng vụ lớn.
-Thế mạnh khác nhau giữa các vùng.
Những khó khăn chủ yếu :
-Tính mùa vụ khắc khe trong nông nghiệp.
-Thiên tai, tính chất bấp bênh của nông nghiệp.
Mục 1.b) : Gv đặt câu hỏi : Hãy kể tên các cây trồng chính ở các vùng nông nghiệp của nước ta. Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 9 về Địa lý kinh tế-xã hội Việt Nam, Hs trả lời câu hỏi này không khó khăn. Sự tập trung các cây trồng chính vào những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi chính là điều chứng minh cho nhận định trong SGK (sự phân bố cây con phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp). Câu hỏi này có thể kết hợp với bản đồ.
Gv cũng đặt câu hỏi (đối với Hs ở nông thôn) về sự thay đổi mùa vụ ở địa phương. Gv cũng có thể đặt câu hỏi : Tại sao ở Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, trong những năm qua có sự mở rộng diện tích lúa hè thu, trong khi giảm diện tích lúa mùa ?
Gv cũng phân tích cho Hs thấy rằng sự phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa và đẩy mạnh sự trao đổi sản phẩm giữa các vùng là điều kiện tốt để khai thác sự khác biệt mùa vụ giữa các địa phương, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Gv nhấn mạnh rằng việc áp dụng tiến bộ khoa học-công nghệ là cơ sở để khai thác có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới.
2-Phát triển nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới :
Gv tổ chức cho Hs lập bảng so sánh giữa nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hóa ở nước ta.
Một số nét chính có thể thấy như sau :
Nền nông nghiệp cổ truyền
Nền nông nghiệphiện đại
-Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công.
-Năng suất lao động thấp.
-Sản xuất tự cấp tự túc, đa canh là chính.
-Người sản xuất quan tâm nhiều đến sản lượng.
-Sản xuất quy mô lớn, sử dụng nhiều máy móc.
-Năng suất lao động cao.
-Sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa. Liên kết nông-công nghiệp.
-Người sản xuất quan tâm nhiều hơn đến lợi nhuận.
Gv có thể cho Hs thấy sự thay đổi tư duy kinh tế của người sản xuất qua phong trào “cánh đồng 5 tấn” trước đây và phong trào “cánh đồng 50 triệu” hiện nay ở tỉnh Thái Bình.
Có thể thấy rằng sự chuyển từ nông nghiệp cổ truyền sang nông nghiệp sản xuất hàng hóa là bước tiến lớn cả về lực lượng sản xuất ở nông thôn, sự thay đổi trong tổ chức sản xuất và trong tư duy kinh tế. Gv đặt câu hỏi cho Hs : Tại sao việc phát triển nông nghiệp hàng hóa lại góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới ? Rõ ràng là việc phát triển nông nghiệp hàng hóa, kết hợp với côngnghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp có thể làm thau đổi cơ cáu mùa vụ, khắc phục những hạn chế do tính mùa vụ khắc khe vốn có của nông nghiệp nhiệt đới, đồng thời phát huy lợi thế của nông nghiệp nhiệt đới trong việc cung cấp các nông sản hàng hóa với khối lượng lớn (tươi sống và đã qua chế biến) tới các thị trường khác nhau trên thế giới, với những khác biệt về mùa vụ giưca nước ta và nhiều nước khác trên thế giới.
3-Kinh tế nông thôn nước ta đang chuyển dịch rõ nét :
Tiết mục a) Trong phần này có 1 câu hỏi tương đối khó là :“Hãy quan sát (bảng 21.1) để rút ra nhận xét về xu hướng đa dạng hóa hoạt động kinh tế nông thôn”. Có thể thấy như sau : Số hộ nông thôn đước xác định là hộ nông-lâm-thủy sản đã giảm từ 80,9 % (2001) xuống còn 71,0 %, trong khi đó tỉ lệ hộ công nghiệp – xây dựng tăng khá mạnh, từ 5,8 % lên 10,0 %, tỉ lệ hộ dịch vụ cũng tăng từ 10,6 % lê 14,8 %. Có thể nói, trong cơ cấu kinh tế nông thôn, các hoạt động phi nông nghiệp đang dóng vai trò ngày càng cao.
Tiết mục b) đề cập đếùn quan hệ sản xuất ở nông thôn. Các doanh nghiệp nông-lâm-thủy sản có vai trò không lớn và còn nhiều khó khăn. Các HTX nông-lâm nghiệp vàthủy sản được xây dựng thành HTX kiểu mới, vớiù nhiệm vụ chủ yếu là dịch vụ cho kinh tế hộ. Kinh tế hộ vẫn đóng vai trò chủ yếu nhất ở nông thôn. Kinh tế trang trại đang phát triển mạnh, góp phần quan trọng đưa nông nghiệp tiến lên sản xuất hàng hóa.
Tiết mục c) có đề cập đếùn sự phân hóa không gian của cơ cấu kinh tế nông thôn. Bản đồ ở hình 21.1 cho thấy : ở các tỉnh thuần nông, thì tỉ lệ nông-lâm nghiệp và thủy sản trong cơ cấu nguồn thu của hộ nông thôn là cao, thậm chí trên 90% như hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây nguyên. Ngược lại, ở các tỉnh mà cơ cấu kinh tế nông thôn đã chuyển biến theo hướng đa dạng hóa, phát triển nhiều ngành nghề phi nông nghiệp thì tỉ lệ này giảm nhiều, ở nhiều tỉnh chỉ còn dưới 70% như các vùng ven các thành phố lớn (ở đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ )
Về giải bài tập cuối bài : Theo cách đối chiếu các hàng số liệu và các cột số liệu trong bảng, trước hết, Gv cho Hs xác định cơ cấu (%) của các loại trang trại của cả nước, cũn như của từng vùng. Kết quả như sau :
Cơ cấu các loại trang trại ở cả nước, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2006
Cả nước
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
Tổng số
100,0
100,0
100,0
Trang trại trồng cây hàng năm
28,7
10,7
44,9
Trang trại trồng cây công nghiệp lâu năm
16,0
58,3
0,3
Trang trại chăn nuôi
14,7
21,4
3,6
Trang trại nuôi trồng thủy sản
30,1
5,3
46,2
Trang trại khác
10,5
4,3
5,0
Gv cho Hs nhận xét về cơ cấu trang trại của cả nước, về tỉ trọng cao của cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ (so với vùng và so với cả nước), trang trại nuôi trồng thủy sản và trang trại cây hàng năm ở Đông bằng sông Cửu Long (so với vùng và so với cả nước). Hs giải thích về sự phát triển của các loại trang trại nêu trên dựa vào các thế mạnh (tự nhiên, kinh té – xã hội) cũng như tác động của thị trường tới các sản phẩm xuất khẩu thếù mạnh.
Mục tiêu
Thời gian
Hoạt động
Sản phẩm
1-Một nền nông nghiệp nhiệt đới :
Nội dung : Nắm được những thế mạnh và hạn chế của nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta.
2-Phát triển nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa :
Nội dung : Nắm được đặc điểm của nền nông nghiệp nước ta đang chuyển dịch từ nông nghiệp cổ truyền sang nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hóa quy mô lớn.
3-Kinh tế nông thôn nước ta đang chuyển dịch rõ nét.
Nội dung : Nắm được xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở nước ta.
Kỹ năng : Phân tích lược đồ trong SGK. Phân tích bảng số liệu.
-Em hãy lấy thí dụ chứng minh sự phân hóa mùa vụ do sự phân hóa khí hậu.
-Hãy kể tên các loại đất chính ở nước ta. Việc sử dụng đất trong điều kiện nông nghiệp nhiệt đới cần chú ý gì ? Gv cho Hs xem lại kiến thức ở bài 8 , bài 11 và bài 13. Hs phát biểu ý kiến, Gv hệ thống hóa lại kiến thức.
- Gv tóm tắt mục 1a)
- Gv cũng phân tích cho Hs thấy rằng sự phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa và đẩy mạnh sự trao đổi sản phẩm giữa các vùng là điều kiện tốt để khai thác sự khác biệt mùa vụ giữa các địa phương, nâng cao hiệu quả sản
xuất nông nghiệp. Gv nhấn mạnh rằng việc áp dụng tiến bộ khoa học-công nghệ là cơ sở để khai thác có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới.
- Gv tổ chức cho Hs lập bảng so sánh giữa nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hóa ở nước ta.
- Gv có thể cho Hs thấy sự thay đổi tư duy kinh tế của người sản xuất qua phong trào “cánh đồng 5 tấn” trước đây và phong trào “cánh đồng 50 triệu” hiện nay ở tỉnh Thái Bình.
-Có thể thấy rằng sự chuyển từ nông nghiệp cổ truyền sang nông nghiệp sản xuất hàng hóa là bước tiến lớn cả về lực lượng sản xuất ở nông thôn, sự thay đổi trong tổ chức sản xuất và trong tư duy kinh tế.
-Hãy quan sát (bảng 20.1) sự không phù hợp giữa cơ cấu hộ nông dân phân theo ngành sản xuất chính và cơ cấu nguồn thu từ kinh doanh của hộ nông thôn để rút ra nhận xét về xu hướng đa dạng hóa hoạt động kinh tế nông thôn.
-Sự khác biệt mùa vụ giữa miền Bắc và miền Nam, giữa đồng bằng và miền núi. Sự phân hóa mùa vụ cho phép sản xuất các sản phẩm chính vụ và trái vụ, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mặt khác, nhờ có mùa vụ khác nhau giữa các vùng mà việc cung cấp thực phẩm cho người, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến diễn ra đều đặn hơn giữa các tháng trong năm.
Về những thuận lợi chủ yếu :
-Sản phẩm nông nghiệp đa dạng (sản phẩm nhiệt đới là chính, có thể có 1 số sản phẩm á nhiệt đới và ôn đới).
-Khả năng xen canh, tăng vụ lớn.
-Thế mạnh khác nhau giữa các vùng.
Những khó khăn chủ yếu :
-Tính mùa vụ khắc khe trong nông nghiệp.
-Thiên tai, tính chất bấp bênh của nông nghiệp.
-Số hộ nông thôn đước xác định là hộ nông-lâm-thủy sản chiếm đến 81,1%, nhưng nguồn thu từ nông-lâm-thủy sản chỉ chiếm 76,1% tổng nguồn thu của hộ nông thôn. Điều ấy có nghĩa là ở 1 bộ phận khá lớn ở nông thôn, bên cạnh nguồn thu từ nông-lâm-thủy sản còn có nguồn thu từ công nghiệp-xây dựng va dịch vụ, đạc biệt là từ công nghiệp và xây dựng (có thể thấy tỉ trọng của ngành dịch vụ trong cơ cấu hộ nông thôn và trong cơ cấu nguồn thu không khác nhau nhiều). Như vậy là quá trình tách các hoạt động công nghiệp-xây dựng và dịch vụ nông thôn thành các hoạt động các hộ hoạt động chuyên môn hóa đang diễn ra, tuy chưa mạnh.
File đính kèm:
- Bai 21.doc