Giáo án Địa lý lớp 12 bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm

 CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM

I-Mục tiêu của bài học :

 Sau bài học, Hs cần :

 1-Về kiến thức :

 -Hiểu được vai trò và đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ) ở nước ta.

 -Biết được quá trình hình thành và thực trạng phát triển của 3 VKTTĐ.

 -Trình bày được vị trí, vai trò, nguồn lực và hướng phát triển chính của từng VKTTĐ.

 2-Về kỹ năng :

 -Xác định được trên bản đồ 3 VKTTTĐ và các tỉnh, thành phố (tương đương cấp tỉnh) thuộc mỗi vùng.

 -Phân tích số liệu, xây dựng biểu đồ thích hợp và nêu nhận xét về 3 VKTTĐ

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 12 bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM I-Mục tiêu của bài học : Sau bài học, Hs cần : 1-Về kiến thức : -Hiểu được vai trò và đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ) ở nước ta. -Biết được quá trình hình thành và thực trạng phát triển của 3 VKTTĐ. -Trình bày được vị trí, vai trò, nguồn lực và hướng phát triển chính của từng VKTTĐ. 2-Về kỹ năng : -Xác định được trên bản đồ 3 VKTTTĐ và các tỉnh, thành phố (tương đương cấp tỉnh) thuộc mỗi vùng. -Phân tích số liệu, xây dựng biểu đồ thích hợp và nêu nhận xét về 3 VKTTĐ. II-Các phương tiện dạy học : -Các bản đồ giáo khoa treo tường (Địa lý tự nhiên; Nông nghiẹp, lâm nghiệp, thủy sản; Công nghiệp chung Việt Nam ) -Atlat Địa lý Việt Nam. -Bảng biểu thống kê, biểu đồ có liên quan. -Tranh ảnh, băng hình về 3 VKTTĐ của nước ta. III-Một số điểm cần lưu ý : 1-Về nội dung : a-Ba VKTTĐ là 1 nội dung mới, gắn liền với thực tiễn của nước ta. Về vùng kinh tế, từ trước tới nay đã có nhữngï thay đổi nhất định phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi thời kỳ. Sau khi đất nước tái thống nhất (1975) đã có phương án 4 vùng kinh tế (Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ) trên cơ sở 40 tỉnh, thành phố và đặc khu của nước ta, được xây dựng trong giai đoạn 1981-1985. Tiếp theo là phương án 7 (hoặc 8) vùng : Trung du và miền núi phía Bắc (hoặc tách thành Đông Bắc và Tây Bắc), Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Trong chương trình và SGK Địa lý ở phổ thông (lớp 9, lớp 12) đang sử dụng phương án này khi đề cập đến các vùng kinh tế của Việt Nam. Vào đầu những năm 2000, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra phương án 6 vùng. Đó là :Trung du miền núi phía Bắc; Đồng bằng sông Hồng và vùng KTTĐ phía Bắc; Duyên hải miền Trung (gộp Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung bộ) và vùng KTTĐ miền Trung; Tây Nguyên; Đông Nam Bộ và vùng KTTĐ phía Nam; Đồng bằng sông Cửu Long. Các vùng KTTĐ của nước ta được nghiên cứu và hình thành từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay. Các vùng này hội tụ hàng loạt thế mạnh về vị trí địa lý, về tự nhiên, kinh tế-xã hội nhằm trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả nước. b-Trong cơ cấu lãnh thổ của nước ta 3 vùng KTTĐ có vai trò đặc biệt quan trọng. -Trên lãnh thổ của 3 vùng hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, cơ cấu hạ tầng, lao động kỹ thuật Hiện nay, cả 3 vùng có diện tích khoảng 74,1 ngàn Km² với số dân 35,2 triệu người (2005), chiếm 22,4% về diện tích và 41,8% số dân cả nước. So với các vùng khác trong cả nước, 3 vùng đều có những thuận lợi về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật (cảng biển, sân bay, đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng trong nước và quốc tế). Ở đây đã hìnht thành hệ thống đô thị hạt nhân, tập trung các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học, trình độ dân trí và mức sống của dân cư tương đồi cao. Đặc biệt các vùng trọng điểm kinh tế là nơi tập trung các đô thị lớn nhất nước ta như Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu và đồng thời cũng là các trung tâm kinh tế, thương mại, khoa học-kỹ thuật hàng đầu của đất nước. Tỉ lệ dân thành thị của 3 vùng cao gấp 2 lần so với mức trung bình của cả nước. Trình độ lao động kỹ thuật cũng tương tự như vậy : tỉ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật 31,5% (cả nước 12,3%); trong đó cao đẳng-đại học-trên đại học 8,3% (2,3%), trung học chuyên nghiệp 8,5% (3,8%) và các trình độ khác 14,7% (5,9%). -Ba vùng có tốc dộ tăng trưởng nhanh và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của 3 vùng khá cao. Trong giai đoạn 2001 – 2005 mức tăng trưởng đạt 11,7% (VKTTĐ phía Bắc 11,2%, VKTTĐ miền Trung 10,7%, VKTTĐ phía Nam 11,9%) so với khoảng 7,5% của cả nước. Mức đóng góp vào GDP cả nước của 3 vùng là 66,9%. Trong tương lai, mức đóng góp vẫn tiếp tục cao và sẽ có tác động dây chuyền đối với các khu vực xung quanh nói riêng và cả nước nói chung. -Ba vùng là địa bàn tập trung phần lớn các khu công nghiệp và các ngành công nghiệp chủ chốt của cả nước. Nơi đây tập trung khoảng gần 15 vạn cơ sở công nghiệp, chiếm 23,6% số cơ sở công nghiệp của cả nước. Nếu chỉ tính các cơ sở công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì lên tới 85,9%, trong đó chủ yếu ở VKTTĐ phía Nam (hơn 71% của cả nước). Công nghiệp-xây dựng đã tạo ra 50,5% GDP của 3 vùng. -Ba vùng đóng góp tới 64,5% giá trị kim ngạch xuất khẩu và thu hút phần lớn số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào nước ta, đặc biệt là VKTTĐ phía Nam và VKTTĐ phía Bắc. c-Về 1 số chỉ tiêu phát triển các VKTTĐ đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020 : -VKTTĐ Bắc Bộ : +Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm cao hơn mức bình quân của cả nước 1,3 lần trong giai đoạn 2006-2010 và 1,25 lần trong giai đoạn 2011-2020. +Mức đóng góp cho GDP cả nước tăng từ 21% năm 2005 lên 23-24% năm 2010 và 28-29% năm 2020. +Giá trị xuất khẩu bình quân đầu người/năm từ 447 Usd năm 2005 tăng lên 1.200 Usd năm 2010 và 9.200 Usd năm 2020. +Tốc độ đổi mới công nghệ bình quân năm đạt 20-25 %. -VKTTĐ miền Trung : +Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm cao hơn mức bình quân của cả nước 1,2 lần trong giai đoạn 2006-2010 và 1,25 lần trong giai đoạn 2011-2020. +Mức đóng góp cho GDP cả nước tăng từ 5% năm 2005 lên 5,5% năm 2010 và 6,5% năm 2020. +Giá trị xuất khẩu bình quân đầu người/năm từ 149 Usd năm 2005 tăng lên 375 Usd năm 2010 và 2.530 Usd năm 2020. +Giảm tỉ lệ hộ nghèo từ 15,5% năm 2005 xuống dưới 8,8% năm 2010 và 2% năm 2020. -VKTTĐ Nam Bộ : +Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm cao hơn mức bình quân của cả nước 1,2 lần trong giai đoạn 2006-2010 và 1,1 lần trong giai đoạn 2011-2020. +Mức đóng góp cho GDP cả nước tăng từ gần 37% năm 2005 lên 40-41% năm 2010 và43-44% năm 2020. +Giá trị xuất khẩu bình quân đầu người/năm từ 1.493 Usd năm 2005 tăng lên 3.260 Usd năm 2010 và 22.310 Usd năm 2020. +Tốc độ đổi mới công nghệ trung bình năm đạt 20-25 %. 2-Về phương pháp : Đây là bài có nội dung hầu như mới nên bên cạnh việc chú ý đến các phương pháp phát huy tính tích cực của Hs, Gv có thể sử dụng các phương pháp truyền thống nhằm đảm bảo chuyển tải được kiến thức cơ bản của bài học. IV-Tiến trình tổ chức dạy học : 1-Mở đầu bài học, trước khi giới thiệu cacù VKTTĐ, Gv nên giải thích về các vùng kinh tế mà Hs đã học từ lớp 9. Còn VKTTĐ là loại vùng mới ra đời ở nước ta từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay với tư cách là 1 trong những đối tượng trọng điểm đầu tư của Nhà nước. 2-Về vai trò và đặc điểm của VKTTĐ, Gv có thể thiên về phương pháp diễn giảng. 3-Về quá trình hình thành, Gv có thể đặt câu hỏi (ví dụ : Có mấy VKTTĐ ở nước ta và mỗi VKTTĐ bao gồm những tỉnh, thành phố nào ?) kết hợp với hình 43 trong SGK (hoặc Atlat Địa lý Việt Nam) để giúp Hs tái hiện kiến thức đã có ở lớp 9. Sau đó, Gv mới nêu cụ thể về quá trình hình thành. Thông qua hình 43, Gv gợi ý để Hs có thể trình bày được cơ cấu kinh tế của mỗi VKTTĐ. (Bảng 43.2) 4-Căn cứ vào bản đồ giáo khoa treo tường (tự nhiên, kinh tế Việt Nam) hoặc Atlat Địa lý Việt Nam, Gv gợi ý đểû Hs nêu lên được các thế mạnh của từng vùng. Về hướng phát triển, Gv có thể sử dụng 1 số chỉ tiêu đã nêu ở phần trên để minh họa ( có thể kẻ thành 1 bảng thống kê về các chỉ tiêu phát triển đến năm 2010 và năm 2020 cho cả 3 VKTTĐ).

File đính kèm:

  • docBai 43.doc