Giáo án Địa lý lớp 12 bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

 THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN

I-Mục tiêu của bài học :

Học xong bài này, Hs cần :

 1-Về kiến thức :

 -Biết được đặc điểm cơ bản của Biển Đông.

-Phân tích được ảnh hưởng của Biển Đông đối với thiên nhiên Việt Nam thể hiện rõ ở các đặc điểm về khí hậu, địa hình bờ biển, các hệ sinh thái ven biển, tài nguyên thiên nhiên vùng biển và thiên tai.

 2-Về kỹ năng :

 -Đọc bản đồ, nhận biết các đường đẳng sâu, phạm vi thềm lục địa, dòng hải lưu, các dạng địa hình ven biển, mối quan hệ giữa địa hình ven biển và đất liền.

 -Liên hệ thực tế địa phương về ảnh hưởng của biển đối với khí hậu, địa hình ven biển, sinh vật

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 581 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 12 bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN I-Mục tiêu của bài học : Học xong bài này, Hs cần : 1-Về kiến thức : -Biết được đặc điểm cơ bản của Biển Đông. -Phân tích được ảnh hưởng của Biển Đông đối với thiên nhiên Việt Nam thể hiện rõ ở các đặc điểm về khí hậu, địa hình bờ biển, các hệ sinh thái ven biển, tài nguyên thiên nhiên vùng biển và thiên tai. 2-Về kỹ năng : -Đọc bản đồ, nhận biết các đường đẳng sâu, phạm vi thềm lục địa, dòng hải lưu, các dạng địa hình ven biển, mối quan hệ giữa địa hình ven biển và đất liền. -Liên hệ thực tế địa phương về ảnh hưởng của biển đối với khí hậu, địa hình ven biển, sinh vật II-Các phương tiện dạy học : -Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam (có phần biển). -Atlat Địa Lý Việt Nam. -Một số hình ảnh về địa hình ven biển, rừng ngập mặn, thiên tai bão lụt, ô nhiễm vùng ven biển. III-Một số điểm cần lưu ý : 1-Vùng biểûn rộng, hình dạng tương đối kín, có đặc tính nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa; giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản là những đặc điểm cơ bản của Biển Đông có ảnh hưởng đến thiên nhiên nước ta. 2-Giữa địa hình ven biển, đường bờ biển và thềm lục địa có mối quan hệ chặt chẽ, thể hiện sự phù hợp về mặt sinh thái. Đó là hệ quả của sự thống nhất về mặt phát sinh và quá trình địa lý hiện tại giữa các dạng địa hình trên. 3-Aûnh hưởng của Biển Đông thể hiện rõ nhất và trực tiếp nhất đếùn tính chất khí hậu mang tính hải dương điều hòa, sự thành tạo các dạng địa hình ven biển, các hệ sinh thái ven biển. Tài nguyên của Biển Đông và thiên tai ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế-xã hội nước ta. Do vậy, vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên biển và phòng tránh thiên tai là những vấn đề hệ trọng trong khai thác, phát triển kinh tế biển của nước ta. IV-Tiến trình dạy học : 1-Khái quát về Biển Đông : Gv giới thiệu khái quát về Biển Đông trên bản đồ (diện tích, phạm vi của Biển Đông và vùng Biển Đông thuộc Việt Nam) Gv yêu cầu Hs dựa vào kiến thức đã học ở lớp dưới và kiến thức ở bài 2 trong SGK để tìm ra những đặc điểm nổi bật của Biển Đông có ảnh hưởng tới thiên nhiên nước ta. Gv cần nhấn mạnh 3 đặc điểm chính : -Biển Đông là vùng biển rộng, tương đối kín, có đặc tính nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa. Đặc điểm này được quy định bởi phạm vi, vị trí nội chí tuyến và nằm trong khu vực châu Á gió mùa của Biển Đông. -Các yếu tố hải văn (nhiệt độ, độ nước biển, thủy triều, sóng, hải lưu). -Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản. Các đặc điểm này ảnh hưởng đến thiên nhiên nước ta : mang lại độ ẩm cho khí hậu, tạo nên cảnh quan thiên nhiên độc đáo cho bờ biển, vùng biển giàu tài nguyên (dầu mỏ, khí tự nhiên, sa khoáng, muối, hải sản), nhưng cũng lắm thiên tai. 2-Aûnh hưởng của Biển Đông đối với thiên nhiên Việt Nam : Gv có thể dùng sơ đồ, chia nhóm để Hs tự khai thác kiến thức. Aûnh hưởng của Biển Đông đối với thiên nhiên Việt Nam Tài nguyên thiên nhiên vùng biển Thiên tai Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển Khí hậu Hs dựa vào kiến thức đã học, sự hiểu biết và nội dung ở mục 2 SGK, cùng thảo luận để hoàn thành sơ đồ trên. Gv gọi đại diện một số Hs trình bày. Gv nhận xét và chốt lại kiến thức. Để giúp cho Hs hiểu sâu và nhận thấy được ảnh hw[rng của Biển Đông với thiên nhiên Việt nam, Gv yêu cầu Hs giải thích thông qua một số câu hỏi. Ví dụ : -Tại sao khí hậu nước ta lại có nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, khác hẵn với nhiều nước cùng vĩ độ ? -Tại sao Biển Đông lại có ảnh hưởng rất lớn đến các hệ sinh thái rừng ven biển ? -Tại sao ven biển Nam Trung Bộ lại thuận lợi nhất cho nghề làm muối ? Tiếp theo, Gv cho Hs tìm trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt nam hoặc Atlat Địa lý Việt nam các vũng, vịnh, các bãi biển đẹp, nổi tiếng, các cảng biển, các bể dầu khí, các mỏ dầu, các bãi cá, bãi tôm Mục tiêu Thời gian Hoạt động Sản phẩm 1-Đặc điểm của Biển Đông : -Nội dung :Các đặc điểm cơ bản nhất của Biển Đông có ảnh hưởng đến thiên nhiên Việt Nam. -Kỹ năng : Đọc bản đồ địa hình vùng biển, nhận biết các đường đẳng sâu, phạm vi thềm lục địa, dòng hải lưu, các dạng địa hình bờ biển, mối quan hệ giữa địa hình ven biển và đất liền. 2-Aûnh hưởng của Biển Đông đối với thiên nhiên Việt Nam : Nội dung : Hiểu được ẩnh hưởng của Biển Đông đối với thiên nhiên Việt Nam thể hiện ở các đặc điểm về khí hậu, địa hình, cảnh quang, nguồn lợi thiên nhiên và thiên tai. Kỹ năng : Kỹ năng liên hệ thực tế địa phương về ảnh hưởng của biển đối với các mặt tự nhiên, nguồn lợi và thiên tai. -Gv giới thiệu Biển Đông trên bản đồ, diện tích và chiều dài đường bờ biển. Chỉ dẫn cho Hs khai thác bản đồ, nhận biệt phạm vi thềm lục địa (giới hạn ở đường đẳng sâu 200m). -Hãy chỉ trên bản đồ phạm vi thềm lục địa và nhận xét mối quan hệ giữa thềm lục địa với đồng bằng. -Lý giải tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm và tính chất địa phương của các yếu tố khí tượng, hải văn và sinh vật biển. -Quan sát hình 6.1, nêu nhận xét về hướng chảy của dòng hải lưu và mối quan hệ với gió mùa. -Cho biết Biển Đông có ảnh hưởng như thế nào đối với thiên nhiên nước ta ? -Biển Đông ảnh hưởng trực tiếp đến thành phần nào ? Aûnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu thể hiện như thế nào ? -Hãy xác định trên bản đồ vị trí các vịnh biển : Hạ Long, Đà Nẵng, Xuân Đài, Vân Phong, Cam Ranh. Chúng thuộc các tỉnh và thành phố nào ? -Quan sát trên bản đồ , nêu các dạng địa hình ven biển và nhận biết các dạng địa hình đó. - Lượng mưa ẩm tăng do Biển Đông mang lại ảnh hưởng đếùn thực vật như thế nào ? -Cảnh quang thiên nhiên nước ta có khác gì với cảnh quang thiên nhiên ở các nước cùng vĩ độ nhiệt đới, cận nhiệt đới thuộc Bắc Phi và Tây Á ? -Rừng ngập mặn ven biển nước ta phát triển mạnh nhất ở đâu ? Cảnh quang xa van, cây bụi ở nước ta có thể gặp ở đâu. Do nguyên nhân nào ? Xa van, cây bụi khô hạn nguyên sinh có ở nơi nào ? Xa van thứ sinh do con người phổ biến ở vùng nào ? Cần phải làm gì để chống xa van hóa, hoang mạc hóa đất đai ở nước ta? -Giới thiệu cho Hs 2 bể dầu lớn nhất là bể chứa Nam Côn Sơn và bể chứa Cửu Long về nơi phân bố, diện tích, khả năng khai thác. Các bể dầu khí nhỏ hơn là Malay-Thổ Chu và bể sông Hồng. -Cát ở ven biển nước ta có nhiều nhất ở vùng nào ? Vì sao vùng ven biển Nam Trung Bộ thuận lợi nhất cho nghề làm muối ? -Nêu biểu hiện của sự đa dạng sinh học ở Biển Đông. -Các nguồn lợi khác do Biển Đông mang lại : giao thông vận tải biển, hải cảng du lịch thuận lợi. Vì sao ? -Cho Hs liên hệ thực tế để thấy hậu quả của bão ở nước ta. -Biển Đông có diện tích 3,447 triệu Km². Chiều dài đường bờ biển của nước ta 3.260 Km. -Phía Bắc và Nam lãnh thổ nước ta thềm lục địa mở rộng. Tại vịnh Bắc Bộ, thềm lục địa lan ra cách cửa sông Hồng tới 500Km. Về phía Nam, thềm lục địa lan xã hơn nữa, nối liền Việt Nam với Malaysia và Indonésia. Đoạn venbiển Trung Trung Bộ thềm lục địa dốc và thu lại rất hẹp, trung bình chỉ khoảng 50 Km. -Tính chất đó được quy định bởi vị trí nội chí tuyến và hoạt động của gió mùa, phạm vi tương đối khép kín của vùng biển. -Biểu hiện của đặc điểm trên về nhiệt độ, dòng hải lưu và thành phần sinh vật biển. -Hướng chảy chịu ảnh hưởng của gió mùa. Tại vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan cũng hình thành những dòng hải lưu chảy theo những vòng tròn nhỏ hơn. -Biển Đông rộng và chứa 1 lượng nước lớn là nguồn dự trữ ẩm làm cho độ ẩm tương đối của không khí nước ta thường trên 80%. -Biển Đông làm biến tính các khối khí mùa đông và mùa hạ qua biển khi vào nước ta. -Biển Đông đã mang lại nước ta 1 lượng mưa lớn, làm giảm đi tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hè. Nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hòa hơn. -Các dạng địa hình vịnh cửa sông, các bờ biểnmài mòn, các tam giác châu thổ với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô .. -Lượng mưa ẩm cao do Biển Đông mang lại làm xúc tiến mạnh mẽ hơn cường độ vòng tuần hoàn sinh vật. Hầu như khắp mọi nơi trên đất nước màu xanh bao phủ do quá trình tái sinh, hồi phục rừng diễn ra mau chóng. Cảnh quang rừng đã thay thế cảnh quang sa mạc, bán sa mạc nhiệt đới, cận nhiệt đới mà ta thấy ở các nước có cùng vĩ độ thuộc Tây Nam Á và Bắc Phi. -Biển Đông còn mang lại cho nước ta diện tích rừng thường xanh ngập mặn ven biển. Hệ sinh thái rừng ngập mặn cho năng suất sinh học cao, đặc biệt là sinh vật nước lợ. -Bể Nam Côn Sơn có diện tích 70.000 Km² và bể Cửu Long diện tích khoảng 23.000 Km². Lượng dầu thô được khai thác hàng năm của chúng ta đạt hàng chục triệu tấn. -Vùng ven biển nước ta thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là vùng ven biển Nam Trung Bộ, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, lại chỉ có vài sông nhỏ đổ ra biển. -Biển Đông có tới trên 2000 loài cá, trên 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác. -Biển Đông góp phần đẩy mạnh kinh tế đất nước trong mối giao lưu vận tải hàng hải với váv nước trong khu vực và quốc tế. Ven biển nước ta có nhiều thuận lợi cho mở mang hải cảng và phát triển du lịch. V-Thông tin bổ sung. 1-Các yếu tố hải văn được chia ra hai nhóm : các yếu tố tĩnh là nhiệt độ, độ muối, các yếu tố động là sóng, thủy triều, hải lưu. -Nhiệt độ nước biển : nhiệt độ nước Biển Đông cao, trung bình trên 23oC và tăng dần từ Bắc vào Nam, từ ven bờ ra ngoài khơi. Sự biến động nhiệt độ nước biển theo mùa biểu hiện rõ ở vùng biển phía Bắc, nhất là vùng ven biển, nhiệt độ mùa đông có thể xuống dưới 15oC, biên độ nhiệt năm tới 12 – 13oC. -Độ muối của nước biển trung bình là 30 - 33‰, cũng thay đổi theo mùa và theo khu vực. Ở ngoài khơi, độ muối cao và ổn định, còn ở ven bờ, độ muối biến động theo mùa mưa, mùa khô do ảnh hưởng của nước sông đổ ra biển. -Sóng Biển Đông tác động vào vùng biển nước ta chịu sự chi phối của gió mùa và địa hình vùng biển. Trong mùa gió Đông Bắc, tốc độ gió lớn nên sóng nhiều và lớn hơn gió mùa Tây Nam. Hướng sóng đông bắc chiếm tới 75% số lần xuất hiện sóng trong toàn mùa và tác động mạnh nhất vào bờ biển Trung Bộ. -Thủy triều : nơi thủy triều vào sâu và lên cao nhấtnlà ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đông bằng sông Hồng. Độ cao của thủy triều từ 3 – 4 m. Trên sông Thái Bình, ảnh hưởng của thủy triều lên tới Phả Lại, còn ở châu thổ sông Cửu Long thì tới Cần Thơ. -Hải lưu : Dọc theo bờ biển nước ta có hai dòng hải lưu chính theo gió mùa. Mùa gió Đông Bắc tạo nên dòng hải lưu lạnh theo hướng đông bắc – tây nam. Vào mùa hạ, gió Tây Nam làm xuất hiện dòng hải lưu chạy ngược hướng từ tây nam lên đông bắc. Còn tại vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái lan hình thành các hệ thống hải lưu nhỏ, về mùa gió Đông Bắc, hướng chảy của hải lưu ngược chiều kim đồng hồ, còn về mùa gió Tây Nam, hướng chảy hải lưu thuận chiều kim đồng hồ. Các yếu tố sóng, thủy triều, hải lưu tác động lên địa hình bờ biển tạo nên các dạng địa hình bờ biển khác nhau. 2-Khái niệm vịnh, vũng. Sự hình thành các dạng địa hình bờ biển khác nhau phụ thuộc vào các điều kiện sau : -Cấu tạo của đá khác nhau. -Độ cao của đường bờ biển. -Hướng bờ biển so với sóng và gió. -Độ dốc đáy biển. Bốn điều kiện đó phối hợp lại, dẫn đến quá trình tạo thành bờ biển khác nhau. Bờ biển có thể bị chia cắt hay san phẳng. Bờ biển có đá mềm và đá cứng xen kẽ, chỗ đá mềm bị đào sâu thành vũng, chỗ đá cứng lồi ra thành mũi. Vịnh : được thành tạo ở nơi có đá mềm, đường bờ biển lõm sâu vào đất liền hình thành các vịnh biển. Như vịnh Đà Nẵng giữa các dãy Bạch Mã và bán đảo Sơn Trà, vịnh Quy Nhơn khuất sau bán đảo Nước Mai. Các vịnh Xuân Đài, Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh thuộc vùng biển Nam Trung Bộ khúc khuỷu, có nhiều núi, bán đảo nhô ra biển. Vũng : được thành tạo ở nơi có đá mềm bị xâm thực, đường bờ biển không lõm sâu, bồn chứa nước rộng, như vũng Rô nằm giữa mũi Đại Lãnh và Hòn Gốm. Vũng có thể bị cồn cát bao bọc ngoài song vẫn ăn thông ra biển và chưa được lấp đầy như vũng Cầu Hai, vũng Lăng Cô ở Thừa Thiên – Huế.

File đính kèm:

  • docBai 8.doc