Tiết 12-Bài ÔN TẬP:
KHÁI QUÁT HOÁ CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ VÀ CÁCH LỰA GHỌN DẠNG BIỂU ĐỒ THÍCH HỢP.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :Sau bài học, HS cần.
1. Kiến thức
a.Kiến thức:
- Nắm được kiến thức cơ bản về biểu đồ, có khả năng lựa chọn dạng biểu đồ thích hợp theo yêu cầu của đề.
- Biết cách nhận xét, phân tích biểu đồ và bảng số liệu
b. Kĩ năng:
- Biết lựa chọn và vẽ đúng các dạng biểu đồ thường gặp.
- Nhận xét và phân tích được biểu đồ và bảng số liệu thống kê theo yêu cầu.
6 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 828 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 12 Tiết 12- Bài ôn tập: khái quát hoá các dạng biểu đồ và cách lựa ghọn dạng biểu đồ thích hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn...16/10.........................................................Ngày dạy..30/10.....................................
Tiết 12-Bài ÔN TẬP:
KHÁI QUÁT HOÁ CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ VÀ CÁCH LỰA GHỌN DẠNG BIỂU ĐỒ THÍCH HỢP.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :Sau bài học, HS cần.
1. Kiến thức
a.Kiến thức:
- Nắm được kiến thức cơ bản về biểu đồ, có khả năng lựa chọn dạng biểu đồ thích hợp theo yêu cầu của đề.
- Biết cách nhận xét, phân tích biểu đồ và bảng số liệu
b. Kĩ năng:
- Biết lựa chọn và vẽ đúng các dạng biểu đồ thường gặp.
- Nhận xét và phân tích được biểu đồ và bảng số liệu thống kê theo yêu cầu.
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
-Làm việc cá nhân
-Đàm thoại gợi mở.
-Phát vấn.
-Nhóm nhỏ.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
a.Chuẩn bị của GV:
-Giáo án,SGK..
-Một số biểu đồ vẽ mẫu.
-Tài liệu ôn thi tốt nghiệp những năm trước.
-Atlát Địa lí Việt Nam.
b.Chuẩn bị của HS:
-Atlát Địa lí Việt Nam.
-Vở ghi,đồ dùng học tập..
V. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
A/Ổn định lớp. (Thời gian 1 phút
B/Kiểm tra bài cũ: Câu 1, 2 SGK/47(Thời gian 5 phút)
C/Bài mới:
Ho¹t ®éng cña GV và HS
Néi dung chÝnh
HĐ1:Tìm hiểu cách phân loại biểu đồ. Hình thức: cá nhân.
Thời gian 5 phút
Phương pháp : Đàm thoại, gợi mở.
Tư liệu: một số biểu đồ trong SGK
Đồ dùng: Một số loại BĐ GV đã chuẩn bị.
B1: GV yêu cầu HS dựa vào sự hiểu biết của mình cho biết:
-Nêu khái niệm biểu đồ.
-Có mấy cách phân loại biểu đồ?
-Trong các cách đó có những loại biểu đồ nào?
B2: HS trả lời..
B3: GV chuẩn kiến thức...
HĐ2: Tìm hiểu cách nhân biết, xác định loại biểu đồ để vẽ.
Hình thức: Nhóm
Thời gian 29 phút
Phương pháp : thảo luận, thuyết trình.
Tư liệu: SGK
Đồ dùng:
B1: GV chia lớp thành 5 nhóm và giao nhiệm vụ các nhóm dựa vào bảng số liệu hãy:
-Hãy chọn biểu đồ để thể hiện.
-Tại sao chọn biểu đồ đó?
-Khi vẽ loại biếu đồ đó cần chú ý điểm gì?
-Chọn một bài vẽ biểu đồ.
*Nhóm1: Bài 1 đến bài 3.
*Nhóm2: Bài 3 đến bài 6.
*Nhóm1: Bài 7 đến bài 9.
*Nhóm1: Bài 10 đến bài 15.
*Nhóm1: Bài 16 đến bài 18
B2: Các nhóm thảo luận sau đó cửđại diện trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
B3: GV chuẩn kiến thức.
*Nhóm1:
GV chuẩn kiến thức và lưu ý thêm:
Biểu đồ cột được đặt nằm ngang thì gọi là biểu thanh ngang.
-Nếu có 2 đại lượng, nhưng đơn vị khác nhau thì phải dựng 2 trục tung.
*Nhóm 2:GV lưu ý cho HS
-Đối với bảng số liệu có nhiều đại lượng thì:
+Các đại lượng cùng đơn vị thì chỉ có một trục tung(có nghĩa các đại lương có cùng đơn vị)
+Các đại lượng không cùng đơn vị (2 đợn vị khác nhau) thì vẽ 2 trục tung. +Nếu các đại lượng không cùng đơn vị (3 đơn vị khác nhau)thì phải đổi ra tốc độ tăng trưởng (%)
-Đối với bảng số liệu có 3 đại lượng có mối quan hệ với nhau, trong đó một đại lượng là hiệu số của 2 đại lượng kia thì:
+ Vẽ hai đại lượng(vẽ đường), còn miền ở giữa 2 đại lượng là hiệu số.
+Ví dụ:
Cán cân XN khẩu =X – N
Gia tăng tự nhiên = S - T
*Nhóm3:GV lưu ý cho HS.
-Thường bảng số liệu có 2 đại lương có đơn vị khác nhau.
Nếu có 3 đại lượng nhưng có 2 đại lượng quan hệ với nhau (Bài yêu cầu thể hịên cả 3 đại lượng ) thì vẽ biểu đồ kết hợp:Cột chồng thể hiện 2 đại lượng quan hệ với nhau, đường thể hiện đại lượng còn lại.
*Nhóm4:GV lưu ý cho HS.
-Nếu đầu bài cho số liệu tổng số(số liệu tuyệt đối) của từng năm thì phải tính tỉ lệ bán kính của các vòng tròn.
-Nếu vẽ 2 hoặc 3 vòng tròn thì các vòng tròn phải cùng nằm trên một đường thẳng hoặc tâm các vòng tròn cùng nằm trên một đường thẳng.
-Nếu vẽ cơ cấu hàng xuất và nhập khẩu thì vẽ 2 nửa vòng tròn ghép vào nhau. Nửa trên là cơ cấu xuất, nửa dưới là cơ cấu nhập hoặc có thể ngược lại.
*Nhóm5:GV lưu ý cho HS.
-Nếu bảng số liệu cho số liệu tuyệt đối của các đại lượng (trong tổng thể) qua nhiều năm và yêu cầu vẽ biểu đồ miền thì vẽ theo số liệu tuyệt đối.
-Nếu bảng số liệu cho số liệu tuyệt đối của các đại lượng (trong tổng thể) qua nhiều năm và yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiên cơ cấu hoặc sự chuyển dịch cơ cấu thì phải đổi ra số liệu tương đối(% từng năm)
I.Cách phân loại biểu đồ
1.Khái niệm: là mô hình hoá các số liệu thống kê nhằm giúp người đọc nhân biết một cách trực quan, đặc trưng số lượng các đối tượng, hiện tượng.
2.Cách phân loại.
a.Dựa vào chức năng thể hiện của biểu đồ.
-Quy mô.
-Sự phát triển.
-Cơ cấu.
-Sự chuyển dịch.
-Biểu đồ kết hợp.
b.Dựa vào hình dáng của biểu đồ.
-Biểu đồ cột: Đơn, cụm, chồng ngang.
-Biểu đồ đường: Một đường. nhiều đường.
-Biểu đồ kết hợp (đường và cột).
-Biểu đồ tròn.
-Biểu đồ vuông.
-Biểu đồ miền.
II.Cách nhân biết, xác định loại biểu đồ để vẽ.
1.Biểu đồ cột.
a. Cách lựa chọn biểu đồ.
-Đề có cụm từ: tình hình, so sánh, số lượng, sản lượng thì vẽ biểu đồ cột.
-Nếu với cụm từ trên diễn tả cho các đối tượng trong một tổng thể kể cả có số phần trăm(%) theo nhiều năm thì cũng vẽ biểu đồ cột.
-Nếu đề bài chỉ có một năm,hoặc 2 năm cho nhiều vùng kinh tế hoặc nhiều quốc gia thì vẽ biểu đồ thanh ngang.
b. Các điểm lưu ý khi vẽ biểu đồ.
*Vẽ hệ trục toạ độ:
-Chia tỉ lệ cho cân đối giữa hai trục.
-Đầu trục có mũi tên và ghi rõ đơn vị
*Đánh số đơn vị:
-Trên trục tung (chỉ số lượng) phải cách đều nhau và ghi đầy đủ số liệu.
-Trên trục hoành nằm ngang(chỉ thời gian: năm, tháng...) chú ý khoảng cách năm phải đúng theo tỉ lệ.
*Vẽ đúng trình tự bài cho.
-Cột đầu tiên phải cách trục tung một đoạn (Không được vẽ sát trục)
-Độ rộng hay bề ngang của của cột phải bằng nhau.
-Ghi số lượng trên đầu mỗi cột để dễ so sánh và nhận xét.(chỉ ghi số, không ghi chữ và đơn vị ở cột)
*Kí hiệu:
-Nếu chỉ có một loại thì nên để trắng hoặc kí hiệu giống nhau.
-Nếu có từ hai lôaitr lên thì phải có kí hiệu riêng cho mỗi loại.
2.Biểu đồ đường.
a. Cách lựa chọn biểu đồ.
Đề bài có cụm từ: Tốc độ tăng trưởng, tốc độ phát triển, nhịp điệu phát triển, nhịp điệu tăng trưởng, tình hình tăng trưởng, tình hình phát triển, quá trình tăng trưởng, quá trình phát triển.
b. Các điểm lưu ý khi vẽ biểu đồ.
*Vẽ hệ trục toạ độ:
-Chia tỉ lệ cho cân đối giữa hai trục.
-Đầu trục có mũi tên và ghi rõ đơn vị
*Đánh số đơn vị:
-Trên trục tung (chỉ số lượng) phải cách đều nhau và ghi đầy đủ số liệu.
-Trên trục hoành nằm ngang(chỉ thời gian: năm, tháng...) chú ý khoảng cách năm phải đúng theo tỉ lệ.
*Vẽ đúng trình tự bài cho.
-Năm đầu tiên phải sát trục tung
-Xác định toạ độ giao điểm giữa trục đứng và trục ngang theo từng năm và theo giá trị bài cho.
-Nối các toạ độ lại theo thứ tự các năm.
-Ghi số lượng trên từng chấm toạ độ.(chỉ ghi số, không ghi chữ và đơn vị )
*Kí hiệu:
-Nếu chỉ có một loại thì chấm toạ độ nên chấm tròn.
-Nếu có từ hai loại trở lên thì phải có kí hiệu riêng cho mỗi loại.(tròn, vuông, tam giác..)
3.Biểu đồ kết hợp
a. Cách lựa chọn biểu đồ.
Đề bài có hai đối tượng và đơn vị không giống nhau.
-Thường vẽ biểu đồ đường và biểu đồ cột.
b. Các điểm lưu ý khi vẽ biểu đồ.
*Vẽ hệ trục toạ độ:
-Chia tỉ lệ cho cân đối giữa hai trục.
-Đầu trục có mũi tên và ghi rõ đơn vị
*Đánh số đơn vị:
-Trên trục tung (chỉ số lượng) phải cách đều nhau và ghi đầy đủ số liệu.
-Trên trục hoành nằm ngang(chỉ thời gian: năm, tháng...) chú ý khoảng cách năm phải đúng theo tỉ lệ.
*Vẽ theo trình tự :
-Vẽ biểu đồ cột trước,vẽ biểu đồ đường sau.
*Kí hiệu:Giống như biểu đồ dường và cột.
4.Biểu đồ tròn
a. Cách lựa chọn biểu đồ.
Đề bài có cụm từ: cơ cấu,tỉ trọng, tỉ lệ,(chỉ có 1,2 hoặc 3 năm dù không có số phần trăm thì cũng vẽ biểu đồ tròn, khi đó ta phải tính % cho từng yếu tố)
-Đề bài có các thành phần trong tổng thể, trong một yếu tố chung như các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ hoặc các sản phẩm xuất-nhập khẩu.
-Đề có số phần trăm(%) mà tổng số tròn 100%(từ 3 năm trở xuống). Trong trường hợp không đủ 100% thì cũng vẽ tròn.
b.Các điểm lưu ý khi vẽ biểu đồ.
*Vẽ hình tròn có bán kính tốt nhất 3cm.
-Chọn trục gốc là đường thẳng nối từ tâm vòng tròn đến điểm 12h trên mặt đồng hồ.
*Vẽ đúng trình tự bài cho, theo chiều kim đồng hồ bắt đầu từ trục gốc.
-Trong và trên biểu đồ không nên ghi chữ.
*Ghi số lượng trong biểu đồ phải ngay ngắn rõ ràng không nhiêng ngả.trường hợp không ghi được số liệu do phấn đó quá nhỏ thì ta ghi số ngay sát trên phần đó ở phía ngoài.
*Kí hiệu:
Ghi chú phải đúng trình tự bài.
5.Biểu đồ miền
a. Cách lựa chọn biểu đồ.
Đề bài có cụm từ: cơ cấu, sự thay đổi cơ cấu,(có 4 năm trở lên dù không có số phần trăm thì cũng vẽ biểu miền, khi đó ta phải tính % cho từng yếu tố)
-Đề bài có các thành phần trong tổng thể, trong một yếu tố chung như các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ hoặc các sản phẩm xuất-nhập khẩu.
-Đề có số phần trăm(%) mà tổng số tròn 100%(từ 4 năm trở lên). Trong trường hợp không đủ 100% thì cũng vẽ miền.
b.Các điểm lưu ý khi vẽ biểu đồ.
-Ranh giới các miền là biểu đồ đường được thể hiện bằng giá trị vủa từng thành phần.
*Vẽ hệ trục toạ độ:
-Chia tỉ lệ cho cân đối giữa hai trục.
-Đầu trục có mũi tên và ghi rõ đơn vị
*Đánh số đơn vị:
-Trên trục tung (chỉ số lượng hoặc %)) phải cách đều nhau và ghi đầy đủ số liệu.
-Trên trục hoành nằm ngang(chỉ thời gian: năm, tháng...) chú ý khoảng cách năm phải đúng theo tỉ lệ.
*Vẽ đúng trình tự bài cho.
-Năm đầu tiên phải sát trục tung
-Xác định toạ độ giao điểm giữa trục đứng và trục ngang theo từng năm và theo giá trị bài cho.
-Nối các toạ độ lại theo thứ tự các năm.
-Nếu số liệu về cơ cấu(các thành phần có tổng là 100%) thì trước khi vẽ các miền, phải evx hình chữ nhậtt:cạnh thứ nhất trùng với năm đầu tiên, cạnh thứ 2 trùng với năm cuối cùng, chiều rộng của hình chữ nhật có độ dài bằng 100%(Xác định trên trục tung)
-Ghi số lượng vào từng miền (chỉ ghi số, không ghi chữ và đơn vị )
*Kí hiệu:
-Kí hiệu riêng cho mỗi miền
-Ghi chú phải đúng trình tự bài.
IV. ĐÁNH GIÁ: (Thời gian 4 phút)
Em hãy cho biết yêu cầu chung khi vẽ biểu đồ?
*Trình bày:
-Nên dành 1 trang để vẽ.
-Đầu trang nên ghi tên biểu đồ bằng chữ IN HOA.
-Cuối trang nên dành 5; 6 dòng để ghi chú.
*Đảm bảo 4 yếu tố:
-Đúng và phù hợp.
-Thể hiện đầy đủ các thành phần theo yêu cầu của đề bài.
-Đảm bảo tính trực quan.
-Chính xác:chia độ. độ câócc cột..)
*Thể hiện đầy đủ các thành phần:
-Tên biểu đồ: thường lấy từ yêu cầu của bài.
-Ghi đơn vị.số liệu, năm...
-Có kí hiệu và phần chú giải
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (Thời gian 1 phút
-Mỗi dạng vẽ một biểu đồ.
-Chuẩn bị bài 11.
VI.RÚT KINH MGHIỆM:
.
.
File đính kèm:
- Giao an Dia 12Bai VE BIEU DOTiet11.doc