Giáo án Địa lý lớp 12 Tiết 2 – bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM VỊ TRI ĐỊA LÍ

VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ

Tiết 2 – Bài 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Trình bày được vị trí địa lí và giới hạn, phạm vi lãnh thổ nước ta.

- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với đặc điểm tự nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng.

2. Kĩ năng

Xác định được trên bản đồ Việt Nam, bản đồ ĐNA hoặc bản đồ thế giới vị trí và phạm vi lãnh thổ của nước ta.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 721 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 12 Tiết 2 – bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn11/08 Ngày dạy20/08. ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM VỊ TRI ĐỊA LÍ VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ Tiết 2 – Bài 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Trình bày được vị trí địa lí và giới hạn, phạm vi lãnh thổ nước ta. - Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với đặc điểm tự nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng. 2. Kĩ năng Xác định được trên bản đồ Việt Nam, bản đồ ĐNA hoặc bản đồ thế giới vị trí và phạm vi lãnh thổ của nước ta. 3. Thái độ: Củng cố thêm lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng XD và bảo vệ Tổ quốc. II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI -Tư duy: Tìm kiếm và xử lí thông tin để thấy được ý nghĩa của VTĐL, phạm vi lãnh thổ -Làm chủ bản thân:Quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm III.CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG -Đàm thoại gợi mở. -Phát vấn. -Thảo luận, thuyết trình tích cực -Nhóm nhỏ. IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Bản đồ Tự nhiên Việt Nam. - Bản đồ các nước Đông Nam Á, bản đồ TG. - Atlat địa lí Việt Nam. - Sơ đồ phạm vi các vùng biển theo luật quốc tế (1982). V. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A/Ổn định lớp. (Thời gian 1 phút) B/Kiểm tra bài cũ: Câu 2 SGK/11- (Thời gian: 5 phút) Thoát khỏi tình trạng khủng hoảng KT-XH kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi - Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, (đạt 9,5% năm 1999, 8,4% năm 2005).- Cơ cấu kinh tế theo ngành chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. -Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét. - Đời sống nhân dân được cải thiện. C/Bài mới: Khởi động: GV sử dụng bản đồ và các mẫu bìa (ghi toạ độ các điểm cực). Hãy gắn toạ độ địa lí của cực Bắc, cực Nam lên bản đồ và nêu ý nghĩa về mặt tự nhiên của vị trí địa lí. Nước nào sau đây có đường biên giới dài nhất với nước ta: Lào, Trung Quốc, Campuchia? GV: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ là những yếu tố góp phần hình thành nên đặc điểm chung của thiên nhiên và có ảnh hưởng sâu sắc đến các hoạt động kinh tế - xã hội nước ta. Hoạt động của GV và HS HĐl: Tìm hiểu đặc điểm vị trí địa lí nước ta.Hình thức: Cả lớp. Thời gian 7 phút Phương phá:pđàm thoại, phát vấn. Tư liệu: SGK Đồ dùng: bản đồ các nước Đông Nam Á, bản đồ tự nhiên VN, Bản đồ các nước trên TG. B1: GV đặt câu hỏi- Quan sát bản đồ các nước Đông Nam Á, bản đồ tự nhiên VN, SGK trình bày đặc điểm vị trí địa lí của nước ta theo dàn ý: - Các điểm cực Bắc, Nam, Đông Tây trên đất liền.Toạ độ địa lí các điểm cực trên biển - Các nước láng giềng trên đất liền và trên biển. B2: Một HS chỉ trên bản đồ để trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. B3: GV chuẩn kiến thức. HĐ2: Xác định phạm vi lãnh thổ vùng đất của nước ta. Hình thức: Cả lớp. Thời gian 4 phút Phương pháp : tái hiện, phát vấn. Tư liệu: SGK Đồ dùng: bản đồ hành chính VN B1: GV đặt câu hỏi1-Cho biết phạm vi lãnh thổ nước ta bao gồm những bộ phận nào? Đặc điểm vùng đất? Chỉ trên bản đồ 2 quần đảo lớn nhất của Việt Nam? Thuộc tỉnh nào? GV đặt câu hỏi 2:Dựa vào Átlát du lịch trang 25, kể tên một số cửa khẩu quan trọng trên đường biên giới giữa nước ta với các nước. B2:Một HS lên bảng trình bày và xác định vị trí giới hạn phần đất liền trên bản đồ Tự nhiên Việt Nam. Một HS lên đọc tên các cửa khẩu B3: GV chuẩn kiến thức. HĐ3: Xác định phạm vi vùng biển của nước ta và vùng trời Hình thức: Cá nhân. Thời gian 6 phút Phương pháp : tái hiện, phát vấn. Tư liệu: SGK Đồ dùng: ,sơ đồ vùng biểnVN Cách l: Đối với HS khá, giỏi: ' B1: GV đặt câu hỏi- Đọc SGK kết hợp quan sát sơ đồ phạm vi các vùng biển theo luật quốc tế xác định giới hạn của các vùng biển , Vùng trời B2: Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. B3:GV chuẩn kiến thức Cách 2: Đối với HS trung bình, yếu: B1: GV thuyết trình về các vùng biển ở nước ta theo sơ đồ đã vẽ. B2: Yêu cầu HS trình bày lại giới hạn của vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa. B3:GV chuẩn kiến thức và trình bày giới hạn vùng trời nước ta. *Chuyển ý: VTĐL nước ta có ý nghĩa gì về mặt tự nhiên, kinh tế,VH-XH và quốc phòng? HĐ4: Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với tự nhiên, kinh tế, VH-XH, quốc phòng nước ta. Hình thức: Nhóm. Thời gian 14 phút Phương pháp : thảo luận, thuyết trình Tư liệu: SGK Đồ dùng:Bản đồ hành chínhVN, bản đồ ĐNA. B1: GV chia HS ra thành các nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm. - Nhóm 1, 2, 3: Phân tích những ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với tự nhiên nước ta. GV gợi ý: Cần đánh giá ảnh hưởng của vị trí địa lí tới cảnh quan, khí hậu, sinh vật, khoáng sản. -Nhóm 4, 5, 6: Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với kinh tế, văn hoá - xã hội và quốc phòng B2: HS trong các nhóm trao đổi trong 4 phút, đại diện các nhóm trình bày trong 2 phút, các nhóm khác bổ sung ý kiến. B3: GVnhận xét phần trình bày của HS và kết luận ý đúng của mỗi nhóm. B4: GV đặt câu hỏi- Trình bày những khó khăn của vị trí địa lí tới KT-XH nước ta. B5: Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. B6:GV chuẩn kiến thức: +Tính chất NĐ được quy định do vị trí nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai NĐ nội chí tuyến BCBắc nên có nhiệt độ cao, nắng nhiều ánh sáng mạnh. +Tính chất gió mùa: Do nước ta nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của các chế độ gió mậu dịch và gió mùa châu Á. +Ảnh hưởng của Biển Đông nên nguồn nhiệt ẩm nước ta rất dồi dào ... +các vùng Tây Á và Bắc Phi có cùng vĩ độ với VN nhưng không có tác động của cơ chế hoàn lưu gió mùa và ảnh hưởng của biển nên rất khô hạn và cảnh quan hoang mạc phát triển. +Vị trí nước ta là nơi giao thoa của nhiều luồng di cư động thực vật. +Do nước ta nằm liền kề 2 vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải-TBD +Do vị trí và hình thể ...... +Nguyên nhân: -Có nhiều hải cảng lớn, sân bay QT, các đường sắt và đường bộ đường hàng không... +Nguyên nhân: -Do vị trí liền kề. -Có nhiều nét tương đồng về lịch sử VH-XH. -Có mối giao lưu lâu đời với các nước trong khu vực. +Do vị trí, địa hình,nước ta có ý nghĩa đặc biệt trong bán đảo Đông Dương và toàn bộ khu vực ĐN châu Á. Biển Đông có ý nghĩa chiến lược sống còn trong công cuộc xây dựng và phát triển KT,bảo vệ đất nước. *Nước ta diện tích không lớn, nhưng có dường biên giới bộ và trên biển kéo dài. Hơn nữa biển Đông chung với nhiều nước, việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ gắn với vị trí chiến lược của nước ta. Nội dung chính 1. Vị trí địa lí - Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam á. - Tiếp giáp với nhiều nước cả trên đất liền và biển(tên) -Vừa gắn liền với lục địa Á-Âu vừa mở rộng ra TBD rộng lớn. - Hệ toạ độ địa lí: Điểm cực Trên đất liền Trên biển Bắc 23o27,B(Lũng Cú, Đồng Văn,Hà Giang) Nam 8o34,B (Đất Mũi, Ngọc Hiển ,Cà Mau) Khoảng 6o50,B Tây 102o09,(SínThầu Mường Nhé, Điện Biên) Khoảng 101o Đ Đông 109024,Đ(Vạn Thạnh, Vạn Ninh, Khánh Hoà) Khoảng 117o20, Đ - Nằm ở múi giờ số 7 2. Phạm vi lãnh thổ a. Vùng đất - Diện tích đất liền và các hải đảo 331.212 km2. *Gồm 2 phần -Đất liền: hơn 4600 km đường biên giới trên đất liền và 3260 km bờ biển -Hải đảo: Có 4000 đảo lớn nhỏ. +Phần lớn là các đảo ven bờ. + Hai quần đảo lớn Trường Sa, Hoàng Sa. b. Vùng biển - Diện tích khoảng 1 triệu km2 + Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với đất liền. + Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quền quốc gia trên biển. + Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng thực hiện các quyền của nước ven biển. + Vùng đặc quyền kinh tế là vùng tiếp giáp với lãnh hải rộng 12 hải lí. + Vùng thềm lục địa là phần đất ngầm dưới biển trải rộng tới độ sâu 200m c. Vùng trời Khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ. 3. Ý nghĩa của vị trí địa lí a. Ý nghĩa về tự nhiên -Quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. -Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. -Nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng,quý giá -Nguồn khoáng sản phong phú: -Tạo ra sự phân hoá da dạng về tự nhiên: Phân hoá Bắc - Nam. Đông - Tây, thấp - cao. - Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán b. Ý nghĩa về kinh tê, văn hóa, xã hội và quốc phòng - Về kinh tế: +Tạo ĐK thuận lợi cho nước ta giao lưu với các nước: Nằm ở ngã tư đường hàng hải hàng không Quốc tế nên giao thông thuận lợi.. +Là cửa ngõ ra biển ... +Tạo điều kiện phát triển các vùng,các ngành,thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vưc và trên thế giơí + Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển các ngành kinh tế (khai thác, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch). - Về văn hoá - xã hội: thuận lợi nước ta chung sống hoà bình, hợp tác và phát triển với các nước trong khu vực. -Về chính trị và quốc phòng: là khu vực quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam á. Biển Đông có ý nghĩa chiến lược sống còn trong công cuộc xây dựng và phát triển KT,bảo vệ đất nước. VI.ĐÁNH GIÁ : (Thời gian 7 phút) Em hãy xây dựng sơ đồ và đặt một số câu hỏi của nội dung bài học. Hãy phân loại các câu hỏi sau theo các dạng (Trình bày, chứng minh, giải thích, so sánh) và lập dàn ý trả lời. *Đối với HS trung bình : 1/ Xây dựng sơ đồ tóm tắt nội dung bài học. 2/ Hãy xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta trên bản đồ các nước ĐNA.(Trình bày) 3/Nêu ý nghiã vị trí địa lí Việt Nam.(Trình bày) 4/Dựa vào bản đồ các nước ĐNA và bản đồ Địa lí tự nhiên VN, hãy. a.cho biết nước ta tiếp giáp với những nước nào trên đất liền và trên biển ? .(Trình bày) b.Phạm vi lãnh thổ của mỗi nước gồm những bộ phận nào ? .(Trình bày) c. Kể tên một số cưả khẩu quan trọng trên đường biên giới với các nước TQ, Lào, Cămpuchia của nước ta. .(Trình bày) *Đối với HS khá giỏi : Cho biết vì sao nước ta không có khí hâu khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ.(Giải thích) Là do vị trí địa lí : -Nằm trong khu vực ảnh hưởng của chế độ gió Mậu dịch và gió mùa châu Á, khu vực gió mùa điển hình nhất TG. -Tiếp giáp với Biển Đông, nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. VII.HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (Thời gian 1 phút) .1/Học bài theo câu hỏi SGK. 2/Sưu tầm tài liệu về vùng đảo,quần đảo của nước ta, 3/Đọc trước bài 3.Chuẩn bị đồ dùng học tập ,vẽ lưới ô vuông để vẽ lược đồ VN. VIII.PHỤ LỤC IX.RÚT KINH MGHIỆM: . ..........................

File đính kèm:

  • docGiao an Dia 12Bai 2.doc