Giáo án Địa lý lớp 12 Tiết 21 - Bài 18: Đô thị hoá

Tiết 21 - Bài 18 : ĐÔ THỊ HOÁ

I. MỤC TIÊU: Sau bài hoc, HS cần:

1. Kiến thức

- Hiểu được một số đặc điểm của đô thị hoá ở nước ta.

-Nguyên nhân của đô thị hóa nước ta và liên hệ với việc gia tăng dân số nhanh.

- Phân tích được ảnh hưởng qua lại giữa đô thị hóa và phát triển kinh tế - xã hội.

 - Biết được sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta.

2. Kĩ năng

- Sử dụng bản đồ phân bố dân cư và Atlát Địa lí Việt Nam.

- Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về dân đô thị,Nhận xét bảng số liệu về phân bố đô thị.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 12 Tiết 21 - Bài 18: Đô thị hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạnNgày dạy. Tiết 21 - Bài 18 : ĐÔ THỊ HOÁ I. MỤC TIÊU: Sau bài hoc, HS cần: 1. Kiến thức - Hiểu được một số đặc điểm của đô thị hoá ở nước ta. -Nguyên nhân của đô thị hóa nước ta và liên hệ với việc gia tăng dân số nhanh. - Phân tích được ảnh hưởng qua lại giữa đô thị hóa và phát triển kinh tế - xã hội. - Biết được sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta. 2. Kĩ năng - Sử dụng bản đồ phân bố dân cư và Atlát Địa lí Việt Nam. - Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về dân đô thị,Nhận xét bảng số liệu về phân bố đô thị. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV: - Bản đồ Dân cư Việt Nam, Atlát địa lí Việt Nam. - Bảng số liệu về phân bố đô thị ở các vùng của nước ta trong SGK phóng to. 2. Chuẩn bị của HS: - Đọc trước bài. - Atlat địa lí Việt Nam - Sưu tầm thêm các tài liệu về các đô thị ở nước ta và thế giới.. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG 1/Ổn định lớp. (Thời gian 1 phút) 2/Kiểm tra bài cũ: Câu 2 SGK/76 (Thời gian 5 phút) 3. Tổ chức các hoạt động (Thời gian 1 phút) a. Khởi động: *GV hỏi: Ơ lớp 10, các em đã học về đô thị hoá. Vậy đô thị hoá là gì? * HS trả lời, GV tóm tắt và ghi bảng về các đặc điểm của đô thị hoá. *GV: Đô thị hoá là quá trình tăng nhanh số dân thành thị, sự tập trung dân cư vào các đô thị lớn và phổ biến lối sống thành thị. Đó là những đặc điểm chung của quá trình đô thi hoá. Vậy đô thị hoá ở nước ta có những đặc điểm gì? Đô thị hoá có ảnh hưởng như thế nào tới phát triển kinh tế – xã hội? Để trả lời được các câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. b. Tổ chức các hoạt động: Hoạt động l: Tìm hiểu đặc điểm đô thị hoá ở nước ta –Rèn luyên kĩ năng sử dụng biểu đồ, bảng số liệu, thuyết trình. - Thời lượng: 15 phút - Hình thức tổ chức nhóm - Đồ dùng: biểu đồ, bảng số liệuvề dân đô thị, phân bố đô thị. - PP, kỹ thuật: sử dụng biểu đồ,bảng số liệu, thảo luận. thuyết trình tích cực, - Không gian lớp học: HS ngồi theo nhóm, Bảng số liệu và biểu đồ,sản phẩm bài học trình bày trên bảng - Tài liệu học tập: SGK, tư liệu đã sưu tầm. - Tiến trình tổ chức: Tiến trình Hoạt động của GV-HS Nội dung kiến thức cơ bản * Bước 1: Phát hiện, khám phá. *GV: chia lớp thành 3 nhóm tìm và thảo luận theo các nhiệm vụ GV đề ra trong 5 phút. Cụ thể: * Nhóm có số l: + Dựa vào SGK, vốn hiểu biết chứng minh rằng nước ta có quá trình đô thị hoá diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hoá thấp. *Nhóm số 2: Dựa vào hình 18.1, nhận xét về sự phân bố các đô thị ở nước ta. Giải thích? * Nhóm có số 3: Dựa vào bảng 18. 2 nhận xét về sự phân bố đô thị và số dân đô thị giữa các vùng trong nước. *HS: sử dụng SGK, bảng số liệu, tư liệu sưu tầm để hoàn thành nhiệm vụ. 1. Đặc điểm a) Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp. - Quá trình đô thị hoá chậm: + Thế kỉ thứ III trước CN đã có đô thị đầu tiên (Cổ Loa). + Năm 2005: tỉ lệ dân đô thị mới là 26,9%. - Trình độ đô thị hóa,thấp + Tỉ lệ dân đô thị thấp. + Cơ sở hạ tầng của các đô thị ở mức độ thấp so với khu vực và thế giới. b) Tỉ lệ dân thành thị tăng -Dân thành thị tăng 1,7 lần (từ 1990 đến 2005) -Tỉ lệ dân thành thị tăng 7,4% (từ 1990 đến 2005) -Nguyên nhân: +Kết quả của công cuộc đổi mới.. +Kết quả của quá trinh CNH, phát triển dịch vụ vàđô thị hóa. c) Phân bố đô thị không đều giữa các vùng -Chủ yếu là đô thị nhỏ -Các đô thị lớn tập trung ở Đbằng ven biển -Số lượng và quy mô đô thị có sự khác nhau giữa các vùng +Số lượng:Năm 2006 cả nước có 689 đô thị trong đó chỉ có 38 thành phố (5.5 % Tổng số đô thị ) nhưng số thị trấn là 597 (gần 87 %) Trung du miền núi Bắc bộ có nhiều đô thị nhất (167đô thị ), Đông nam bộ có ít đô thị nhất (50 đô thị ) (như vậy chức năng chính của phần lớn các đô thị là hành chính ) +Quy mô: Số dân đô thị đông nhất ở ĐNB,ĐBSH,ĐBSCL.Vùng có số dân đô thị ít nhất là Tây Nguyên. *Nguyên nhân:(kinh tế: nước ta đang tiến hành quá trình CNH-HĐH,công nghiệp được đầu tư pt. Xã hội: Đời sống nhân dân được nâng cao,dân nông thôn di cư ra thành thị). DSố tăng nhanh ...... * Bước 2: Bàn luận, nêu chính kiến. *GV: yêu cầu các nhóm cử đại diên trình bày sản phẩm trên bảng *HS: trình bày ý kiến của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung * Bước 3: Thống nhất, kết luận. *GV: Yêu cầu cả lớp thống nhất và đưa ra đáp án đúng nhất. * HS: biểu quyết lấy ý kiến chung *GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức GV giúp HS chuẩn kiến thức Hoạt động 2: Tìm hiểu về mạng lưới đô thị ở nước ta - Thời lượng:5 phút - Hình thức tổ chức, cả lớp - Đồ dùng: SGK, Átlát.. - PP, kỹ thuật: sử dung SGK, bản đồ, tư duy, đàm thoại. - Không gian lớp học: HS ngồi theo bàn, bản đồ treo trên bảng , - Tài liệu học tập: SGK, atlát.. - Tiến trình tổ chức: Tiến trình Hoạt động của GV-HS Nội dung * Bước 1: Phát hiện, khám phá. *GV: Dựa vào SGK và átlát Địa lí VN trả lời: -Các tiêu chí cơ bản nào để phân loại các đô thị nước ta? -Dựa vào SGK, nêu các loại đô thị ở nước ta? -Xác định trên bản đồ các loại đô thị theo các tiêu chí . *HS: sử dụng SGK, átlát để hoàn thàng nhiên vụ.. 2. Mạng lưới đô thị a. Dựa vào các tiêu chí: Số dân, chức năng, mật độ DS, tỉ lệ dân tham gia vào hoạt động sản xuất phi nông nghiệp). Mạng lưới đô thị được phân thành 6 loại. -Loại đặc biệt:Hà nội và TPHCM -5 loại đô thị khác: từ 1 đến 5 b.Căn cứ vào cấp quản lí: có 2 loại -Có 5 thành phố trực thuộc Trung ương, -Các đô thị trưc thuộc tỉnh. * Bước 2: Bàn luận, nêu chính kiến. *GV: yêu cầu HS trả lời *HS: nêu ý kiến của nhóm mình, các HS khác bổ sung * Bước 3: Thống nhất, kết luận. *GV: Yêu cầu cả lớp thống nhất và đưa ra đáp án đúng nhất. * HS: biểu quyết lấy ý kiến chung *GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức GV giúp HS chuẩn kiến thức Hoạt động 3: Thảo luận về ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế - xã hội. - Thời lượng:10 phút - Hình thức tổ chức (cặp đôi). - Đồ dùng: SGK, Một số tranh ảnh về sự ô nhiễm môi trường của các đô thị ở VN - Không gian lớp học: HS ngồ itheo bàn - Tài liệu học tập: SGK, tư liệu, tranh ảnh đã sưu tầm. - Tiến trình tổ chức: Tiến trình Hoạt động của GV-HS Nội dung kiến thức cơ bản * Bước 1: Phát hiện, khám phá. *GV: chia lớp thành các cặp (mỗi bàn 1 cặp), yêu cầu các cặp dựa vào SGK, tư liệu để thảo luận về những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của đô thị hoá đến phát triển kinh tế - xã hội.(trong 3 phút) Liên hệ thực tiễn địa phương *HS: Dựa vào SGK, tư liệu các cặp thảo luân và hoàn thành nhiệm vụ. 3. Anh hưởng cuả Đô thị hóa đến phát triển kinh tế – xã hội - Tích cực + Tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế + Anh hưởng rất lớn đến phát tnển kinh tế - xã hội của phương, các vùng. + Tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. + Tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. - Tiêu cực: + Ô nhiễm môi trường + An ninh trật tự xã hội, * Bước 2: Bàn luận, nêu chính kiến. *GV: yêu cầu HS trả lời *HS: nêu ý kiến của nhóm mình, các HS khác bổ sung * Bước 3: Thống nhất, kết luận. *GV: Yêu cầu cả lớp thống nhất và đưa ra đáp án đúng nhất. * HS: biểu quyết lấy ý kiến chung *GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức GV giúp HS chuẩn kiến thức IV. CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN BÀI HỌC : (Thời gian 5 phút) Bước 1: Khái quát hóa các kiến thức và kỹ năng cơ bản của bài học   Em hãy xây dựng sơ đồ nội dung bài học Bước 2 Xác định dạng các câu hỏi lý thuyết và bài tập kỹ năng; -Đặt một số câu hỏi ttheo nội dung bài học. -Hãy phân loại các câu hỏi theo các dạng (Trình bày-phân tích, chứng minh, giải thích, so sánh, vận dụng) *Đối với HS trung bình: Câu 1: Trình bày đặc điểm của đô thị hóa ở Việt Nam. (Trình bày) Câu 2: Dựa vào bảng 18.2 SGK, nêu nhận xét về sự phân bố đô thị và dân số đô thị giữa các vùng trong nước. (, vận dụng) Câu 3 Phân tích ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa ở nước ta đối với phát triển KT-XH. -phân tích) Câu 4: Vẽ biểu đồ thể hiện quá trình đô thị hóa ở nước ta theo số liệu bảng 18.1 SGK. (vận dụng ) *Đối với HS khá giỏi Câu 5: Giải thích tại sao dân cư thành thị ở nước ta tăng nhanh và trong quá trình đô thị hóa cần chú ý những điểm gì?? Bước 3 - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để định hướng trả lời các câu hỏi và bài tập, cách trình bày bài kiểm tra Câu 2: - Nhận xét sự phân bố đô thị và số dân đô thị của các vùng (nhóm nhận xét bản đồ dân cư trình bày trước, nhóm nhận xét bảng số liệu trình bày sau) Vùng có nhiều đô thị nhất (Trung du và miền núi Bắc Bộ) gấp hơn 3 lần vùng có ít đô thị nhất (Duyên hải Nam Trung Bộ). - Đông Nam Bộ có số dân đô thị cao nhất, số dân đô thị thấp nhất là Trung du và miền núi Bắc Bộ Câu 5; *Nguyên nhân: -kinh tế: nước ta đang tiến hành quá trình CNH-HĐH,công nghiệp được đầu tư pt. -Xã hội: Đời sống nhân dân được nâng cao,dân nông thôn di cư ra thành thị). DSố tăng nhanh nên dân đô thị cũng tăng. *Cần chú ý: -Phát triển mạnh mạng lưới đô thị, chú trọng đến các đô thị lớn, các trung tâm PT vùng. -Đẩy mạnh ĐTH nông thôn, điều chỉnh các dòng di dân nông thôn vào đô thị. -Đảm bảo giữa tốc độ và quy mô tăng dân số, LĐ ở đô thị với sự PT KT-XH của đô thị hiện tại và trong tương lai. -Có kế hoach PT cân đối giữa KT-Xh với kết cấu hạ tằng đô thị. -Quy hoach đô thị hoàn chỉnh, đồng bộ, vừa đảm bảo được môi trường, xã hội đô thị lành mạnh, vừa đảm bảo môi trường sống trong sạch, cải thiện đáng kể điều kiện sống. Bước 4 – vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn . Em hãy đề xuất biên pháp giải quyết vấn đề tiêu cực ĐTH ở địa phương . Bước 5 – Rèn luyện kỹ năng trình bày bài kiểm tra. V. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ: (Thời gian 2 phút) - Hoàn thiện phần trả lời các câu hỏi và các bài tập - Vận dụng giải quyết các vấn đề đô thị hóa ở địa phương. -Chuẩn bị bài 19,. VI. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ(Thời gian 1 phút) HS tự đánh giá. HS đánh giá nhau. GV đánh giá HS. Hoàn thành sơ đồ VII. PHỤ LỤC:

File đính kèm:

  • docGA Dia 12 Bai 18.doc