Tiết 9 - Bài 9 : THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài hoc, HS cần:
1. Kiến thức
- Hiểu và trình bày được các đặc điểm cơ bản của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
- Phân tích được nguyên nhân hình thành nên đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa
2. Kĩ năng
- Biết đọc và phân tích biểu đồ khí hậu.
-Khai thác kiến thức từ bản đồ gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ ở nước ta.
-Biết phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố hình thành và phân hóa khí hậu
-Có kĩ năng liên hệ thực tế để thấy các mặt thuận lợi và trở ngại của khí hậu đối với sản xuất ở nước ta.
7 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1097 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 12 Tiết 9 - Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 9 - Bài 9 : THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài hoc, HS cần:
1. Kiến thức
- Hiểu và trình bày được các đặc điểm cơ bản của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
- Phân tích được nguyên nhân hình thành nên đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa
2. Kĩ năng
- Biết đọc và phân tích biểu đồ khí hậu.
-Khai thác kiến thức từ bản đồ gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ ở nước ta.
-Biết phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố hình thành và phân hóa khí hậu
-Có kĩ năng liên hệ thực tế để thấy các mặt thuận lợi và trở ngại của khí hậu đối với sản xuất ở nước ta.
II.DẠY TÍCH HỢP.
1.GDBĐKH:
*Nội dung có thể tích hợp: Tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa của khí hậu Việt Nam
*Mục đích GD: Với những biểu hiện đa dạng, bất thường của một số yếu tố khí hậu ( thời tiết, chế độ thủy văn..) đó là những tác nhân quan trọng với đời sống.
*Mức độ tích hợp: liên hệ.
2.GDSDTK&HQNL:
*Địa chỉ tích hợp: - Mục 1 : Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
*Nội dung tích hợp:
- Kiến thức+ Tính chất khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm, lượng mưa lớn...
+ Địa hình miền núi chia cắt mạnh, sông ngòi dày đặc...
+ Có nhiều điều kiện phát triển công nghiệp năng lượng (thuỷ điện, điện sử dụng năng lượng Mặt Trời...).
- Kĩ năng
+ Đọc và phân tích bản đồ khí hậu, bản đồ hình thể Việt Nam.
*Mức độ tích hợp: liên hệ.
III.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
-Tư duy:Tìm kiếm và xử lí thông tin thông qua bảng số liệu, bản đồ...để thấy được những biểu hiện của thiên nhiên NĐA gió mùa.ở nước ta
-Giải quyết vấn đề: Ra quyết định đúng để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của thiên nhiên NĐA gió mùa đến các hoạt động SX & đời sống con người.
-Làm chủ bản thân:Quản lí thời gian , đảm nhận trách nhiệm
IV.CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
-Làm việc cá nhân
-Tranh luận.
-Thuyết trình tích cực
-Làm việc theo nhóm nhỏ.
V. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Bản đồ khí hậu Việt Nam.
- Bản đồ hình thể Việt Nam
- Sơ đồ gió mùa mùa Đông và gió mùa mùa hạ
- Atlat địa lí Việt Nam. Tranh ảnh về sử dụng năng lượng sạch..
VI. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
A/Ổn định lớp. (Thời gian 1 phút)
B/Kiểm tra bài cũ:Câu 2 SGK/39 (Thời gian 5 phút)
C/Bài mới:
MỞ BÀI:
Gv nhắc lại cho Hs kiến thức về gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ đã được học ở chương trình lớp 10, sau đó liên hệ tình hình nước ta và vào bài.
Hoạt động của GV và HS
HĐl: Tìm hiểu tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa .
Hình thức: Cặp.
Thời gian 3 phút
Phương pháp: tranh luận.
Tư liệu: SGK
Đồ dùng: Bản đồ khí hậuVN, Átláttrang khí hậu.
B1: GV chia 2 HS thành một cặp và phát phiếu học tập.
Đọc SGK, bảng số liệu, kết hợp quan sát bản đồ khí hậu, hãy nhận xét tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta theo dàn ý:
- Tổng bức xạ....., cân bằng bức xạ......
- Nhiệt độ trung bình năm ....................
- Tổng số giờ nắng ................................
* Giải thích vì sao nước ta có nền nhiệt độ cao:.......................................
B2: Một HS trả lời, các HS khác bổ sung.
GV đặt câu hỏi: Em hãy giải thích vì sao Đà Lạt có nhiệt độ thấp hơn 200C? (Đà Lạt thuộc cao nguyên Lâm Viên, sự phân hoá nhiệt độ theo độ cao làm nhiệt độ trung bình của Đà Lạt chỉ đạt 18,30C
Một HS trả lời, các HS khác bổ sung.
B3: GV chuẩn kiến thức.
*Chuyển ý: Một trong những nguyên nhân quan trọng làm nhiệt độ của nước ta có sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam là do sự tác động của gió mùa.
HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm lượng mưa, độ ẩm.
Hình thức: Cả lớp
Thời gian 3 phút
Phương pháp : tái hiện, phát vấn.
Tư liệu: SGK
Đồ dùng: Bản đồ khí hậu VN, Átlát trang KH.
. B1: GV đặt câu hỏi: Đọc SGK mục b, kết hợp quan sát bản đồ lượng mưa trung bình năm, hãy nhận xét và giải thích về lượng mưa và độ ẩm của nước ta.
B2: HS trả lời, các HS nhận xét, bổ sung.
B3: Gv chuẩn kiến thức. (Biển Đông cung cấp lượng ẩm lớn. Sự hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới cùng với tác động của bão đã gây mưa lớn ở nước ta, ngoài ra tác động của gió mùa, đặc biệt là gió mùa mùa hạ cũng mang đến cho nước ta một lượng mưa lớn. Chính vì vậy so với các nước khác nằm cùng vĩ độ, nước ta có lượng mưa lớn hơn. Tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều, những khu vực đón gió có lượng mưa rất nhiều)
HĐ3: Tìm hiểu về gió mậu dịch.
Hình thức: Cả lớp.
Thời gian 3 phút
Phương pháp : tái hiện, phát vấn.
Tư liệu: SGK
Đồ dùng: Bản đồ khí hậu VN, Átlát...
B1: GV đặt câu hỏi: Hãy cho biết nước ta nằm trong vành đai gió nào? Gió thổi từ đâu tới đâu, hướng gió thổi ở nước ta? .
B2: HS trả lời (Gió mậu dịch thổi từ cao áp cận chí tuyến về Xích Đạo
B3:GV Sự chênh lệch nhiệt độ của lục địa Á – Âu rộng lớn với đại dương Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đã hình thành nên các trung tâm khí áp thay đổi theo mùa, lấn át ảnh hưởng của gió mậu dịch, hình thành chế độ gió mùa đặc biệt của nước ta.
HĐ4: Tìm hiểu về nguyên nhân hình thành gió mùa
Hình thức: Cả lớp.
Thời gian 6 phút
Phương pháp : tái hiện, phát vấn.
Tư liệu: SGK
Đồ dùng: Bản đồ khí hậu VN, Átlát... lược đồ gió mùa...
B1: GV đặt câu hỏi: Nhận xét và giải thích nguyên nhân hình thành các trung tâm áp cao và áp thấp vào mùa đông?
B2: Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
B3: GV chuẩn kiến thức. Vào mùa đông lục địa Á - Âu lạnh, xuất hiện cao áp Xibia. Đại dương Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nóng hơn hình thành áp thấp Alêut và áp thấp Ấn Độ Dương. Mặt khác, lúc này là mùa hạ của bán cầu Nam nên áp thấp cận chí tuyến Nam hoạt động mạnh hút gió từ cao áp Xibia về. Để ý trên bản đồ đẳng áp chúng ta thấy có sự giao tranh giữa áp cao Xibia và áp cao cận chí tuyến Bắc (nơi sinh ra gió mậu dịch) mà ưu thế thuộc về áp cao Xibia, tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc nước ta.
B4:GV đặt câu hỏi: Nhận xét và giải thích nguyên nhân hình thành các trung tâm áp cao và áp thấp vào mùa hạ?
B5:HS trả lời,
B6:GV chuẩn kiến thức (Vào mùa hạ, khu vực chí tuyến Bắc Bán Cầu nóng nhất, do đó hình thành áp thấp I - Ran ở Nam á. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương lạnh hơn hình thành áp cao Ha Oai, áp cao Bắc Ấn Độ Dương. Nam bán cầu là mùa đông nên áp cao cận chí tuyến Nam hoạt dộng mạnh. Như vậy mùa hạ sẽ có gió mậu dịch Bắc Bán cầu từ Tây Thái Bình Dương vào nước ta, đầu mùahạ có gió tín phong đông nam từ Nam bán cầu vượt xích đạo đổi hướng tây nam lên)
HĐ5: Tìm hiểu đặc điểm của gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông.
Hình thức:nhóm
Thời gian 15 phút
Phương pháp : thảo luận
Tư liệu: SGK
Đồ dùng: Bản đồ khí hậuVN, Átlát...lược đồ gió mùa...
B1: GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ,các nhóm thảo luận trong 4 phút.
Nhóm 1 và 3: Tìm hiểu đặc điểm của gió mùa mùa hạ
Nhóm 2 và 4: Tìm hiểu đặc điểm của gió mùa mùa đông
Bước 2: mỗi nhóm cử thành viên trình bày trong 2 phút. B3: GV chuẩn kiến thức và đặt thêm câu hỏi cho các nhóm:
Câu hỏi l: Tại sao miền Nam hầu như không ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
Câu hỏi 2: tại sao cuối mùa đông, gió mùa đông bắc gây mưa ở vùng ven biển và đồng bằng sông Hồng?
Câu hỏi 3: Tại sao khu vực ven biển miền Trung có kiểu thời tiết nóng, khô vào đầu mùa hạ?
B3: GV đưa thông tin phản hồi cho HS
Chuyển ý: Gió mùa góp phần mang đến cho nước ta một lượng mưa, ẩm lớn
*GV đặt câu hỏi: Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, hãy trả lời các câu hỏi dưới đây:
- Tại sao thực vật nước ta chủ yếu là thực vật nhiệt đới ?
- Tại sao các dòng sông ở nước ta có chế độ nước chia mùa rõ rệt?
- Nguyên nhân nào làm địa hình đồi núi nước ta bị xâm thực mạnh.
GV gọi 3 HS trả lời, các HS nhận xét, bổ sung.
HĐ6:Tíchhợp GDBĐKH và GDSDTK&HQNL
Thời gian 3 phút
Phương pháp : tái hiện, phát vấn.
Tư liệu: SGK
Đồ dùng: Bản đồ tự nhiên VN, Átlát..tranh ảnh về sử dụng năng lượng sạch..
B1:GV đặt câu hỏi.Tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa của khí hậu Việt Nam là nguồn tài nguyên đối với sự phát triển KT-XH, hãy nêu những biểu hiện tích cực và tiêu cực của tính chất NĐAGM, đồng thời đề xuất hướng sử dụng nguồn tài nguyên này.
B2: HS trả lời
B3: GV chuẩn kiến thức
*Tích cực: + Tính chất khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm, lượng mưa lớn...+ Địa hình miền núi chia cắt mạnh, sông ngòi dày đặc...+ Có nhiều điều kiện phát triển công nghiệp năng lượng (thuỷ điện, điện sử dụng năng lượng Mặt Trời, sức gió...) để thay thế các nguồn NL hóa thạch
*Tiêu cực: Với những biểu hiện đa dạng, bất thường của một số yếu tố khí hậu (thời tiết, chế độ thủy văn..) và đang có xu hướng xảy ra với cường độ ngày nhanh mạnh đó là những tác nhân quan trọng đối với đời sống. Cần có những biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của nó và thích ứng với nó.
Nội dung chính
1 Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm
a. Tính chất nhiệt đới
- Tổng bức xạ lớn, cán cân bức xạ luôn dương.
- Nhiệt độ trung bình năm trên 200C.
- Tổng nhiệt khoảng 10.000 giờ/năm
- Tổng số giờ nắng từ 1400-3000 giờ.
*Do: Vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, mọi nơi trong năm đều có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.
b.Lượng mưa,độ ẩm lớn.
-Lượng mưa TB năm từ 1500-2000mm.
Mưa phân bố không đều, sườn đón gió 3500 - 4000mm.
-Độ ẩm không khí cao, trên 80%, cân bằng ẩm luôn dương.
*Do: Vị trí bán đảo nên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
c. Gió mùa
- Gió mùa mùa đông
+ Nguồn gốc: Từ cao áp Xibia
+ Hướng thổi: đông - bắc
+ Thời gian hoạt động: từ tháng XI-IV.
+ Tính chất: đầu mùa gây lạnh khô cuối mùa gây lạnh ẩm.
+ Phạm vi ảnh hưởng: từ dãy Bạch Mã trở ra Bắc.
- Gió mùa mùa hạ:
+ Nguồn gốc: Từ các cao áp nam bán cầu.
+ Hướng thổi: Tây - nam
+ Thời gian hoạt động: từ tháng V- X
+ Tính chất: nóng ẩm ở miền nam và khô nóng ở BTB và Tây Bắc.
+ Phạm vi ảnh hưởng: Chủ yếu từ phía nam dãy Bạch Mã trở ra.
VII. ĐÁNH GIÁ (Thời gian 5 phút) .
Em hãy xây dựng sơ đồ và đặt một số câu hỏi của nội dung bài học.
Hãyphân loại các câu hỏi sau theo các dạng (Trình bày, chứng minh, giải thích, so sánh, vận dụng) và lập dàn ý trả lời.
*Đối với HS trung bình.
1.Xây dựng sơ đồ tóm tắt bài học.
2. HS gắn mũi tên gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ lên bản đồ trống. (Trình bày)
3.Tính nhiệt đới của KH nước ta được biểu hiện như thế nào? (Trình bày)
4. Bài tập 3 SGK/44 ( vận dụng)
5.Bài tập 4 SGK/44 (vận dụng)
6.Hãy trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực. (Trình bày)
*Đối với HS khá giỏi:
1.Hãy giải thích vì sao nước ta có khí hậu NĐAGM?
*Do: Vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, mọi nơi trong năm đều có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.
Vị trí bán đảo nên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển nên nguồn nhiệt ẩm nước ta rất dồi dào ...
Tính chất gió mùa: Do nước ta nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của các chế độ gió mậu dịch và gió mùa châu Á.
2.Có ý kiến cho rằng: gió mùa mùa hạ là nguồn gốc gây ra thời tiết khô nóng ở miền Trung, đúng hay sai, vì sao? (giải thích)
-Đúng.vì:
+Gió mùa TN mang nhiều hơi nước. gặp dãy Trường Sơn bị chặn lại và dẩy lên cao, hơi nước ngưng tụ, gây mưa ở sườn Tây.
+Gió vượt qua dãy núi sang sườn Đông, hơi nước đã giảm nhiều , nhiệt độ lại tăng lên, gió tở nên khô và rất nóng(Gió phơn đôi khi ảnh hưởnh tới cả BB.
VIII. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (Thời gian 1 phút) .
Làm bài tập cuối bài và xem trước bài 10
IX. PHỤ LỤC
Phiếu học tập 1:
Nhiệm vụ: đọc SGK, bảng số liệu, kết hợp quan sát biểu đồ khí hậu, hãy nhận xét và giải thích tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta theo dàn ý:
- Tổng bức xạ, cân bằng bức xạ..
- Nhiệt độ trung bình năm..
- Tổng số giờ nắng
Giải thích vì sao nước ta có nền nhiệt cao :.
Quan s¸t b¶n ®å khÝ hËu, kÕt hîp hiÓu biÕt cña b¶n th©n, h·y ®iÒn vµo b¶ng sau ®Æc ®iÓm cña giã mïa mïa ®«ng vµ giã mïa mïa h¹ ë níc ta:
Th«ng tin ph¶n håi:
Giã mïa
nguån gèc
Thêi gian ho¹t ®éng
Ph¹m vi ho¹t ®éng
Híng giã
KiÓu thêi tiÕt ®Æc trng
Giã mïa ®«ng
¸p cao Xibia
Th¸ng 11 - 4
MiÒn B¾c
§«ng B¾c
- Th¸ng 11, 12,1: L¹nh, kh«
- Th¸ng 2 , 3: L¹nh Èm.
Giã mïa h¹
¸p cao Ên §é D¬ng
Th¸ng 5 - th¸ng 7
C¶ níc
T©y nam
- Nãng Èm ë Nam Bé vµ T©y Nguyªn.
- Nãng kh« ë B¾c Trung Bé.
¸p cao cËn chÝ tuyÕn Nam
Th¸ng 6 - th¸ng 10
C¶ níc
T©y nam
Riªng B¾c Bé cã híng ®«ng nam
Nãng vµ ma nhiÒu ë c¶ miÒn B¾c vµ miÒn Nam,...
Rót kinh nghiÖm
File đính kèm:
- Giao an Dia 12Bai 9.doc