I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, HS phải
1. Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm hình dạng, độ cao của các dạng địa hình: bình nguyên, cao nguyên, đồi.
- Ý nghĩa của các dạng địa hình đối với sản xuất nông nghiệp.
2. Kĩ năng: Quan sát tranh ảnh, lược đồ nhận biết 3 dạng địa hình.
3.Thái độ: Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế.
II. Phương tiện dạy hoc:
1. Giáo viên: Bản đồ tự nhiên Việt Nam và Thế giới
2.Học sinh: SGK
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp học: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học
6A1.6A2.6A3.
6A4.6A5.6A6.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Núi già và núi trẻ khác nhau ở những điểm nào?
- Nêu giá trị kinh tế của miền núi đối với xã hội loài người ?
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý Lớp 6 - Bài 14: Địa hình bề mặt Trái Đất (Tiếp theo) - Phan Văn Tân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 Ngày soạn: 29/11/2013
Tiết 16 Ngày dạy : 02/12/2013
BÀI 14: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, HS phải
1. Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm hình dạng, độ cao của các dạng địa hình: bình nguyên, cao nguyên, đồi.
- Ý nghĩa của các dạng địa hình đối với sản xuất nông nghiệp.
2. Kĩ năng: Quan sát tranh ảnh, lược đồ nhận biết 3 dạng địa hình.
3.Thái độ: Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế.
II. Phương tiện dạy hoc:
1. Giáo viên: Bản đồ tự nhiên Việt Nam và Thế giới
2.Học sinh: SGK
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp học: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học
6A1........................................6A2..........................................6A3..............................
6A4........................................6A5..........................................6A6..............................
2. Kiểm tra bài cũ:
- Núi già và núi trẻ khác nhau ở những điểm nào?
- Nêu giá trị kinh tế của miền núi đối với xã hội loài người ?
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
1. Hoạt động 1: (nhóm)
Nêu được đặc điểm hình dạng, độ cao của bình nguyên và ý nghĩa của dạng địa hình đối với sản xuất nông nghiệp
GV: Yêu cầu HS đọc kiến thức trong (SGK)
*Bước 1:
Chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm hoàn thành đặc điểm của một dạng địa hình.
Nhóm 1 và nhóm 2: Tìm hiểu bình nguyên (đồng bằng)
Nhóm 3: Tìm hiểu địa hình cao nguyên
Nhóm 4: Tìm hiểu địa hình đồi
*Bước 2:
Gv hướng dẫn hs tìm hiểu, thảo luận mỗi dạng địa hình.
+ Đặc điểm (độ cao, đặc điểm hình thái)
+ Ý nghĩa đối với sản xuất nông nghiệp.
*Bước 3:
Hs làm việc theo nhóm.
*Bước 4:
Đại diện hs trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
(Giáo viên gọi học sinh yếu dựa vào kết quả thảo luận nhóm trình bày)
*Bước 5:
GV chuẩn kiến thức theo bảng (phụ lục).
2. Hoạt động 2. (cá nhân)
Xác định các dạng địa hình trên bản đồ
*Bước 1:
GV treo bản đồ tự nhiên Việt Nam (thế giới)
Hướng dẫn hs đọc các dạng địa hình dựa vào màu sắc, kí hiệu trên bản đồ.
*Bước 2:
Gọi hs lên xác định các đồng bằng: đồng bằng sông Nin (châu Phi), đồng bằng sông Hoàng Hà (Trung Quốc), đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng (Việt Nam), đồng bằng Amadôn (Brazin), các cao nguyên ở Việt Nam...
*Bước 3:
- Địa hình đồi có nguồn gốc từ đâu?
(Thuộc kiểu bóc mòn do tác động của quá trình ngoại lực đã phá hủy đá gốc)
- Vì sao lại xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi?
(Cao nguyên có độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên, thuộc độ cao của miền núi)
1. Bình nguyên. (Đồng bằng)
2. Cao nguyên.
3. Đồi.
(phụ lục)
4. Đánh giá:
- Sự khác nhau về đặc điểm của bốn dạng địa hình.
- Tại sao người ta xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi?
5. Hoạt động tiếp nối:
Học bài cũ, trả lời câu hỏi: 1, 2, 3 (SGK).
IV. PHỤ LỤC:
Các dạng địa hình: bình nguyên, cao nguyên, đồi
Đặc điểm
Bình nguyên
(đồng bằng)
Cao nguyên
Đồi
Độ cao
Độ cao tuyệt đối của bình nguyên thường dưới 200m, nhưng cũng có những bình nguyên cao gần 500m.
Độ cao tuyệt đối của cao nguyên trên 500m
Tương đối thường không quá 200m.
Đặc điểm hình thái.
- Bình nguyên là dạng địa hình thấp
- Bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.
- Các bình nguyên được bồi tụ ở cửa các sông lớn gọi là châu thổ
- Có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng
- Sườn dốc
- Dạng địa hình nhô cao, có đỉnh tròn, sườn thoải.
Ý nghĩa đối với sản xuất nông nghiệp
Là nơi thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp
Là nơi thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp và chăn thả gia súc lớn
Thuận lợi cho việc trồng các cây màu lương thực và công nghiệp
Khu vực nổi tiếng.
- Đồng bằng bào mòn: Châu Âu, Canađa.
- Đồng bằng bồi tụ: Hoàng Hà, Amazôn, Cửu Long
- Cao nguyên Tây Tạng
- Cao nguyên Tây Nguyên
- Vùng trung du Phú Thọ, Thái Nguyên.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- giao_an_dia_ly_lop_6_bai_14_dia_hinh_be_mat_trai_dat_tiep_th.doc