I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, HS phải
1. Kiến thức:
- Ôn lại các kiến thức cơ bản về: vị trí, hình dạng, kích thước của trái đất, các khái niệm cơ bản về kinh tuyến, vĩ tuyến, bản đồ, tỉ lệ bản đồ, phương hướng, kí hiệu bản đồ.
2. Kĩ năng:
- Xác định vị trí của trái đất trong hệ mặt trời trên hình vẽ, phương hướng
- Dựa vào tỉ lệ bản đồ để tính khoảng trên thực tế và ngược lại
- Đọc và hiểu nội dung bản đồ dựa vào bản kí hiệu
3.Thái độ:
Rèn ý thức tự giác, nghiêm túc trong giờ học.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Qủa địa cầu, một số bản đồ có tỉ lệ khác nhau, thước tỉ lệ
2. Học sinh: sgk
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp học: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học
6A1 . 6A2 . 6A3 . 6A4 . 6A5 . 6A6 .
2. Kiểm tra bài cũ:
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý Lớp 6 - Tiết 7: Ôn tập - Phan Văn Tân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 Ngày soạn: 27/09/2013
Tiết 7 Ngày dạy: 30/09/2013
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, HS phải
1. Kiến thức:
- Ôn lại các kiến thức cơ bản về: vị trí, hình dạng, kích thước của trái đất, các khái niệm cơ bản về kinh tuyến, vĩ tuyến, bản đồ, tỉ lệ bản đồ, phương hướng, kí hiệu bản đồ.
2. Kĩ năng:
- Xác định vị trí của trái đất trong hệ mặt trời trên hình vẽ, phương hướng
- Dựa vào tỉ lệ bản đồ để tính khoảng trên thực tế và ngược lại
- Đọc và hiểu nội dung bản đồ dựa vào bản kí hiệu
3.Thái độ:
Rèn ý thức tự giác, nghiêm túc trong giờ học.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Qủa địa cầu, một số bản đồ có tỉ lệ khác nhau, thước tỉ lệ
2. Học sinh: sgk
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp học: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học
6A1 . 6A2 . 6A3 . 6A4. 6A5. 6A6 .
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Hệ thống hóa các kiến thức đã học: (cá nhân)
Câu 1: Vị trí của trái đất trong hệ mặt trời, hình dạng và kích thước của trái đất?
- Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời (vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời).
- Hình dạng và kích thước của Trái Đất: hình dạng khối cầu và kích thước rất lớn.
Câu 2: Khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến. Biết quy ước về kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc; kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây; vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam; nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam
- Kinh tuyến: đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu.
- Vĩ tuyến: vòng tròn trên bề mặt Địa Cầu vuông góc với kinh tuyến.
- Kinh tuyến gốc là kinh tuyến số 00, đi qua đài thiên văn Grin- uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh)
- Vĩ tuyến gốc: vĩ tuyến số 00 (Xích đạo)
- Kinh tuyến Đông: những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc.
- Kinh tuyến Tây: những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc.
- Vĩ tuyến Bắc: những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc.
- Vĩ tuyến Nam: những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Nam.
- Nửa cầu Đông : nửa cầu nằm bên phải vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ, trên đó có các châu: Âu, Á, Phi và Đại Dương.
- Nửa cầu Tây : nửa cầu nằm bên trái vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ, trên đó có toàn bộ châu Mĩ.
- Nửa cầu Bắc: nửa bề mặt địa cầu tính từ Xích đạo đến cực Bắc.
- Nửa cầu Nam: nửa bề mặt địa cầu tính từ Xích đạo đến cực Nam.
Câu 3: Định nghĩa đơn giản về bản đồ, phương hướng trên bản đồ và một số yếu tố cơ bản của bản đồ: tỉ lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ
- Định nghĩa bản đồ: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên mặt phẳng của giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
- Tỉ lệ bản đồ: Là tỉ số giữa khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách tương ứng trên thực địa.
+ Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ: Tỉ lệ bản đồ cho ta biết khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực tế.
+ Hai dạng tỉ lệ bản đồ: tỉ lệ số và tỉ lệ thước.
-Tỉ lệ bản đồ càng lớn thì mức độ chi tiết của nội dung bản đồ càng cao.
- Phương hướng trên bản đồ:
+ Phương hướng chính trên bản đồ (8 hướng chính)
+ Cách xác định phương hướng trên bản đồ:
Với bản đồ có kinh tuyến,vĩ tuyến: phải dựa vào các đường kinh tuyến và vĩ tuyến để xác định phương hướng.
Với các bản đồ không vẽ kinh, vĩ tuyến: phải dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc trên bản đồ sau đó tìm các hướng còn lại.
+ Khái niệm kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lí của một điểm và cách viết tọa độ địa lí của một điểm.
- Kí hiệu bản đồ:
- Các kí hiệu dùng cho bản đồ rất đa dạng và có tính qui ước
- Bảng chú giải: giải thích nội dung và ý nghĩa của kí hiệu
+ Ba loại kí hiệu: kí hiệu điểm, kí hiệu đường, kí hiệu diện tích.
+ Ba dạng kí hiệu: kí hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng hình.
+ Các cách thể hiện độ cao địa hình trên bản đồ: thang màu, đường đồng mức.
Hoạt động 2: Rèn kĩ năng làm bài tập địa lí: (cá nhân)
Bài tập: 1,2 SGK trang 8
Bài tập: 2, 3 SGK trang 14
4. Đánh giá:
- Giáo viên nhận xét kết quả ôn tập của lớp học.
- Ghi điểm cho các học sinh phát biểu tốt.
5. Hoạt động nối tiếp:
Dặn dò học sinh về nhà học thuộc nội dung ôn tập để tiết sau kiểm tra 1 tiết
IV. PHỤ LỤC:
V. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- giao_an_dia_ly_lop_6_tiet_7_on_tap_phan_van_tan.doc