Giáo án Địa lý lớp 7 bài 12: Thực hành nhận biết đặc điểm môi trường đới nóng

Bài 12: Thực Hành

NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG

I- MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS cần:

-Nhận biết được đặc điểm môi trường đới nóng qua ảnh hoặc biểu đồ khí hậu.

-Củng cố và khắc sâu kiến thức lý thuyết đã học về đặc điểm môi trường đới nóng.

-Nắm vững mối quan hệ giữa chế độ mưa và chế độ nước của sông ngòi, giữa khí hậu và thực, động vật.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 7 bài 12: Thực hành nhận biết đặc điểm môi trường đới nóng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6- Tiết 12 Bài 12: Thực Hành Nhận biết đặc điểm môI trường đới nóng Ngày soạn: 16 / 9/ 2007 Ngày dạy: 29/ 9/ 2007 Mục tiêu Sau bài học, HS cần: Nhận biết được đặc điểm môi trường đới nóng qua ảnh hoặc biểu đồ khí hậu. Củng cố và khắc sâu kiến thức lý thuyết đã học về đặc điểm môi trường đới nóng. Nắm vững mối quan hệ giữa chế độ mưa và chế độ nước của sông ngòi, giữa khí hậu và thực, động vật. Phương tiện Hình phóng to các biểu đồ khí hậu của đới nóng trong SGK- trang 40,41. Biểu đồ khí hậu, ảnh môi trường tự nhiên của địa phương. Hoạt động trên lớp Mở bài: Đới nóng phân hoá rất đa dạng với nhiều kiểu khí hậu và môi trường khác nhau. Mỗi môi trường có cảnh sắc thiên nhiên riêng được hình thành trong những điều kiện khí hậu nhất định mà trong đó quan trọng nhất là mối tương quan nhiệt, ẩm. Bài thực hành hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về các cảnh quan thiên nhiên, đặc điểm tự nhiên của môi trường đới nóng. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính (Ghi bảng) HĐ1: Cá nhân Bước 1: Gv yêu cầu HS đọc bài tập 1 và nêu yêu cầu của bài GV hướng dẫn HS quan sát từng ảnh theo các bước: - Xác định ảnh chụp gì? - Nội dung ảnh phù hợp với đặc điểm khí hậu như thế nào của đới nóng? - Xác định tên của môi trường trong ảnh? Bước 2: Đại diện HS lên trả lời, các HS khác có thể góp ý bổ sung. Bước 3: Gv chuẩn kiến thức. HĐ 2: Nhóm Bước 1: Gv yêu cầu HS đọc bài tập 2 và nêu yêu cầu của bài GV hướng dẫn HS quan sát ảnh và các biểu đồ khí hậu theo các bước: - Xác định ảnh chụp cảnh gì và trong môi trường nào? - Nội dung ảnh phù hợp với đặc điểm khí hậu của biểu đồ nào trong 3 biểu đồ A, B, C? - Xác định tên của môi trường trong ảnh? Bước 2: HS thảo luận trong nhóm sau đó cử đại diện HS lên trả lời, các HS khác có thể góp ý bổ sung. Bước 3: Gv chuẩn kiến thức. HĐ 3: Cá nhân/Cặp ? Các nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sông ngòi ở đới nóng? Bước 1: Cho HS đọc nội dung SGK. Sau đó GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài tập 3 theo hướng sau: Thuỷ chế sông ngòi và lượng mưa có quan hệ với nhau như thế nào? Nhận xét chế độ mưa trong năm của 3 biểu đồ? Nhận xét chế độ nước sông của hai sông X,Y? Đối chiếu biểu đồ chế độ mưa và chế độ nước sông để sắp xếp thành cặp cho phù hợp? Bước 2: HS thảo luận nhóm và đại diện lên báo cáo kết quả Bước 3: Gv chuẩn kiến thức. * GV lưu ý HS về sự lệch pha giữa C và Y, vì tháng 8, sông mới có nhiều nước do sự điều tiết của cây cỏ,rừngở lưu vực sông. HĐ 3: Cá nhân/Cặp Bước 1: Cho HS đọc nội dung SGK. Sau đó GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài tập 4 theo hướng sau: Căn cứ vào nhiệt độ để loại trừ các biểu đồ không thuộc đới nóng. Xét tiếp yếu tố lượng mưa ở các biểu đồ này để tìm ra biểu đồ thích hợp nhất. Bước 2: HS thảo luận nhóm và đại diện lên báo cáo kết quả Bước 3: Gv chuẩn kiến thức. 1- bài tập 1 ảnh A: Sa mạc Xahara – môi trường hoang mạc nhiệt đới. ảnh B: Công viên quốc gia Seragat (Tandania)- Đồng cỏ cao của MT Nhiệt đới. ảnh C: Rừng rậm nhiệt đới nhiều tầng ở Bắc Công Gô- MT Xích đạo ẩm. 2. bài tập 2 * ảnh chụp xavan đồng cỏ cao của MT nhiệt đới. * Biểu đồ A: nóng ẩm quanh năm: không đúng. Biểu đồ B, C: NĐ cao quanh năm, một năm có 2 kì nhịêt độ tăng cao, mưa theo mùa và có thời kỳ khô hạn kéo dài: NĐ Biểu đồ C không phù hợp do lượng mưa thấp <100mm/năm. Biểu đồ B phù hợp do có lượng mưa khá lớn và một mùa khô không qua dài. 3. Bài tập 3 * Chế độ nước của sông ngòi phụ thuộc vào chế độ mưa. * Nhận xét biểu đồ mưa: - A: mưa quanh năm, có thời kì mưa ít hơn (9-2 năm sau) - B: khô hạn 4 tháng. - C: mưa theo mùa, mùa mưa có lượng mưa lớn. * Nhận xét chế độ nước sông: - X: Có nước quanh năm, có thời kì nước lớn hơn. - Y: có mùa lũ, cạn nhưng không tháng nào không có nước. * Đối chiếu ta thấy: - Biểu đồ A phù hợp với X. - Biểu đồ C phù hợp với Y. 4. Bài tập 4 Đới nóng: có nhiệt độ TB năm >200C, vậy loại A, C, D. Biểu đồ E có mùa hạ trên 250C, nhưng mùa đông dưới 150C, mưa ít vào thu đông nên ko phải Biểu đồ B thuộc đới nóng vì: + T0Tb năm trên 200C, có 2 lần nhiệt độ cao trong năm. + Lượng mưa cao trên 1500mm + Mưa nhiều vào mùa hạ. + Mưa ít vào mùa đông. NĐGM Bắc bán cầu. Củng cố, dặn dò Làm bài tập củng cố trong SGK Hướng dẫn ôn tập về nhà: Thành phần nhân văn của MT. Các đặc điểm khí hậu và thiên nhiên của các môi trường đới nóng. Hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng. Vấn đề dân số, sức ép của dân số, di dân và đô thị hoá ở đới nóng. Kĩ năng nhận biết các kiểu khí hậu qua ảnh và biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa. Kĩ năng đọc bản đồ, bảng số liệu. Phần bổ sung:

File đính kèm:

  • docBai 12.doc