Bài 17
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI ÔN HOÀ
I- MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần nắm được:
-Nguyên nhân, hậu quả và biện pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm nguồn nước và không khí ở đới ôn hoà.
-Có ý thức trong việc bảo vệ môi trường chung của Trái Đất.
-Rèn kỹ năng phân tích tranh ảnh để khai khác kiến thức mới.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 7 bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10- Tiết 19
Bài 17
ô nhiễm môI trường ở đới ôn hoà
Ngày soạn: 15 / 10 2007
Ngày dạy: 23/ 10/ 2007
Mục tiêu
Sau bài học, HS cần nắm được:
Nguyên nhân, hậu quả và biện pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm nguồn nước và không khí ở đới ôn hoà.
Có ý thức trong việc bảo vệ môi trường chung của Trái Đất.
Rèn kỹ năng phân tích tranh ảnh để khai khác kiến thức mới.
Phương tiện
Tranh ảnh về các hoạt động gây ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà.
Sơ đồ vấn đề ô nhiễm MT đới ôn hoà
Hoạt động trên lớp
Mở bài:
Mức độ đô thị hoá cao cùng với sự tập trung CN là niềm tự hào của người dân đới ôn hoà song nó cũng làm nay sinh nhiều vấn đề nguy hiểm trong đó đặc biệt quan trọng là vấn đề ô nhiễm MT. Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này qua bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính (Ghi bảng)
HĐ1: Cá nhân
? Quan sát hình 17.1 và bằng sự hiểu biết của mình em hãy nêu các nguyên nhân gây ô nhiẽm không khí ở đới ôn hoà?
HS trả lời, GV chuẩn kiến thức.
? Ô nhiễm không khí đã để lại những hậu quả gì?
HS: Trả lời, GV chuẩn kiến thức.
GV cho HS quan sát hình 17.2 với cảnh mưa axit gây chết cây cối để thấy được những hậu quả nặng nề do ô nhiễm không khí gây ra.
GV: cung cấp thêm tư liệu cho HS thấy được quang cảnh các công tình xây dựng bị ăn mòn do axit VD các bức tượng đồng bị đen do mưa axit
HS: Đọc thuật ngữ Hiệu ứng nhà kính và trả lời câu hỏi: HUNK gây ra hậu quả như thế nào?
GV: Chuẩn kiến thức: làm TĐ nóng lên- tan băng ở Bắc cực- mực nước biển và đại dương dâng lên gây lũ lụt, sóng thần, triều cường, nước biểm lấn sâu vào đất liền
? Tần ôdôn có vai trò như thế nào đối với đời sống sinh vật trên TĐ? Khi tầng ôdôn bị thủng đã gây ra tác hại như htế nào?
- Gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người và các loài SV.
? Ô nhiễm không khí gây hậu quả nghiêm trọng như vậy nên các nước trên TG đã có nhiều biện pháp nhằm làm giảm tác hại và nguy cơ ô nhiễm MT không khí. Em hãy cho biết các biện pháp đó là gì?
* Chuyển ý:
HĐ 2: Nhóm
GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận vấn đề sau:
? Dựa vào hình 17.3 và 17.4 trong SGK kết hợp vốn hiểu biết của em, hãy nêu nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nguồn nước ở đới ôn hoà?
-Hậu quả và biện pháp khắc phục?
HS: Thảo luận trong nhóm sau đó cử đại diện lên trả lời, GV chuẩn kiến thức.
1- ô nhiễm không khí
a.Nguyên nhân.
- Do khí thải và khói bụi:
+ Từ các hoạt động CN.
+ Các phương tiện giao thông.
+ Chất đốt sinh hoạt.
- Do sự bất cẩn khi sự dụng năng lượng nguyên tử làm rò rỉ các chất phóng xạ vào MT.
b. Hậu quả
- Mưa axit làm:
+ Chết cây cối.
+ Ăn mòn các công tình xây dựng
+ Gây bệnh cho con người
- Làm tăng hiệu ứng nhà kính.
- Tạo lỗ thủng trong tầng ôdôn.
c. Biện pháp
- Kí Nghị định thư Ki-ô-tô về cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm MT.
2. ô nhiễm nước
a. Nguyên nhân:
- Nước thải công nghiệp, tàu bè và sinh hoạt đổ ra sông, biển.
- Sự cố tàu chở dầu.
- Các loại phân bón thuốc trừ sâu sử dụng trong NN.
- Sự tập trung dân cư quá đông ở ven biển.
b. Hậu quả
- Thiếu nước sạch.
- Sinh vật trong nước bị suy giảm.
- Gây bệnh cho con người
- Tạo nên hiện tượng: thuỷ triều đen, thuỷ triều đỏ.
c. Biện pháp
- Xử lý nguồn nước thải trước khi đưa ra MT.
- Hạn chế các sự cố về dầu mỏ trong quá trình vận chuyển và khai thác
Củng cố, dặn dò
Làm bài tập củng cố trong phần bài tập SGK.
? Nêu nguyên nhân và tác hại của tình trạng ô nhiễm không khí và nước ở đới ôn hoà?
Làm bài tập trong Tập bản đồ
Chuẩn bị nội dung thực hành.
File đính kèm:
- Bai 17.doc