Giáo án Địa lý lớp 7 bài 21: Môi trường đới lạnh

Chương IV:

MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH.

HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH

Bài 21

MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH

I- MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS cần:

-Nắm được vị trí đới lạnh trên bản đồ.

-Đặc điểm tự nhiên, đặc biệt là đặc điểm khí hậu khắc nghiệt của môi trường đới lạnh.

-Sự thích nghi của động-thực vật với môi trường đới lạnh.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 631 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 7 bài 21: Môi trường đới lạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12- Tiết 23 Chương IV: môI trường đới lạnh. Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh Bài 21 MôI trường đới lạnh Ngày soạn: 27 / 10 2007 Ngày dạy: 4/ 11/ 2007 Mục tiêu Sau bài học, HS cần: Nắm được vị trí đới lạnh trên bản đồ. Đặc điểm tự nhiên, đặc biệt là đặc điểm khí hậu khắc nghiệt của môi trường đới lạnh. Sự thích nghi của động-thực vật với môi trường đới lạnh. Phương tiện Lược đồ các môi trường địa lí trên thế giới. Hình ảnh: các loài động-thực vật độc đáo của đới lạnh. Biểu đồ khí hậu của một số địa điểm tiêu biểu của đới lạnh. Hoạt động trên lớp Mở bài: Đới lạnh có vị trí gần cực nhất, được coi là xứ sở của băng tuyết quanh năm. Lạnh lẽo và hoang vắng song đó vẫn chưa phải là tất cả những gì đới lạnh có. Do tính chất lạnh giá và khắc nghiệt, đới lạnh gây rất nhiều khó khăn cho cuộc sống con người. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính (Ghi bảng) HĐ1: Cá nhân/ nhóm GV hướng dẫn HS đọc nội dung phần 1-SGK và quan sát hình 21.1, 21. ? Nêu vị trí của môi trường đới lạnh? (HS lên bảng chỉ trên bản đồ) HS trả lời, GV chuẩn kiến thức. ? Điểm khác biệt nhất giữa đới lạnh ở Bắc bán cầu và đới lạnh ở Nam bán cầu là gì? ( BBC là đại dương, còn NBC là lục địa) HĐ nhóm. ? Dựa vào hình 21.3 em hãy cho biết diễn biến nhiệt độ và lượng mưa của trong năm ở Hon-man (Canada). (-Nhiệt độ tháng cao nhất gần 100C, tháng thấp nhất là gần – 300C, chênh lệch nhiệt độ trong năm lên đến gần 400C. Nhiệt độ Tb năm thấp là – 12,3oC -Lượng mưa thấp < 500 mm, mưa chủ yếu dưới dạng băng tuyết. HS: Trả lời, GV chuẩn kiến thức ? Từ kết quả trên hãy nêu đặc điểm chung của MT đới lạnh? HS: Trả lời, GV chuẩn kiến thức ? Cảnh quan ở Bắc cực và nam cực có điểm gì giống và khác nhau? HĐ 2: Nhóm ? Dựa vào kênh chữ trong SGK và kênh hình ở mục 2, kết hợp với vốn hiểu biết của em hãy nêu cách thích nghi của Động-Thực vật với khí hậu lạnh giá khắc nghiệt của MT đới lạnh? HS: lên trả lời, GV chuẩn kiến thức. GV: Thực vật phát triển ở ven biển băng Bắc cực, Nam cực không có TV. Nhiều loại cỏ, rêu, địa y còn ra hoa trước khi có lá, ngay trong mùa lạnh để có thể sinh sản vào mùa hạ ấm áp. * ĐV phát triển hơn TV nhờ có thức ăn dưới nước dồi dào. 1- đặc điểm môI trường. a.Vị trí : Nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực. b. Khí hậu - Lạnh lẽo quanh năm: + Mùa đông rất dài, có bão tuyết và nhiệt độ xuống < O0C. + Mùa Hạ ngắn chỉ 2-3 tháng, nhiệt độ cũng tấp < hoặc = 100C. - Mưa ít và dưới dạng tuyết rơi. c. Cảnh quan - Băng trôi và băng sơn vào mùa hạ gây nguy hiểm cho tàu thuyền qua lại. 2. sự thích nghi của các loài động-thực vật với môI trường a. Thực vật - Có khả năng phát triển nhanh trong mùa Hạ ngắn ngủi. - Cây thấp lùn, còi cọc để tránh gió. b. Động vật - Lớp mỡ dày. - Bộ lông dày. - Lông không thấm nước. - Sống thành đàn để bảo vệ và sưởi ấm cho nhau. - Ngủ đông, di trú Củng cố, dặn dò Làm bài tập củng cố trong phần bài tập SGK. ? Trình bày các đặc điểm tự nhiên của MT đới lạnh. Làm bài tập trong Tập bản đồ

File đính kèm:

  • docBai 21.doc