Giáo án Địa lý lớp 7 bài 3: Quần cư. Đô thị hoá

 BÀI 3:

 QUẦN CƯ. ĐÔ THỊ HOÁ

I- MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS cần nắm được:

-Những đặc điểm cơ bản của quần cư nông thôn và quần cư đô thị, nhận biết được hai loại hình quần cư này qua ảnh và qua thực tế.

-Một số nét về lịch sử phát triển đô thị và sự hình thành các siêu đô thị.

-Sự phân bố của các siêu đô thị đông dân nhất thế giới trên bản đồ.

II- PHƯƠNG TIỆN

-Lược đồ các siêu đô thị trên thế giới.

-Ảnh các đô thị Việt Nam và thế giới.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 598 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 7 bài 3: Quần cư. Đô thị hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2- Tiết 3 Bài 3: Quần cư. đô thị hoá Ngày soạn: 10/ 8/ 2008 Ngày dạy: 18/ 8/ 2008 Mục tiêu Sau bài học, HS cần nắm được: Những đặc điểm cơ bản của quần cư nông thôn và quần cư đô thị, nhận biết được hai loại hình quần cư này qua ảnh và qua thực tế. Một số nét về lịch sử phát triển đô thị và sự hình thành các siêu đô thị. Sự phân bố của các siêu đô thị đông dân nhất thế giới trên bản đồ. Phương tiện Lược đồ các siêu đô thị trên thế giới. ảnh các đô thị Việt Nam và thế giới. Hoạt động trên lớp Mở bài: Từ xa xưa con người đã biết sống quây quần bên nhau để tạo nên sức mạnh nhằm khai thác và chế ngự tự nhiên. Các làng mạc và đô thị dần hình thành trên bề mặt Trái Đất hình thành nên các loại hình quần cư khác nhau. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính (Ghi bảng) HĐ1: Cả lớp/ nhóm ? Quần cư là gì? (Dân cư sống quây tụ lại ở một nơi, một vùng. Có hai kiểu quần cư chính là quần cư nông thôn và quần cư đô thị) GV: Cho HS nhận biết hai ảnh: hình 3.1 và 3.2 ? Quan sát và so sánh hai kiểu quần cư này. HS: HĐ theo nhóm trong thời gian là 3 phút theo bảng mẫu GV hướng dẫn. GV: Kẻ bảng so sánh sau đó gọi đại diện các nhóm lên điền vào bảng. HS khác góp ý bổ sung . GV chuẩn xác kiến thức. Chuyển ý: Tỉ lệ người sống ở nông thôn giảm, ngược lại tỉ lệ người sống ở các đô thị tăng lên. Đô thị hoá là xu thế tất yếu của thế giới hiện nay. HĐ 2: Cá nhân Buớc 1: GV cho HS đọc khái niệm đô thị trong phần thuật ngữ SGK và nêu khái niệm đô thị hoá cho HS nắm được. ? Dựa vào nội dung của SGK em hãy cho biết quá trình đô thị hoá trên thế giới diễn ra như thế nào? Các đô thị đầu tiên trên thế giới chính là các trung tâm thương mại, buôn bán ở các quốc gia cổ đại như Trung Quốc, Ai Cập, La Mã Đô thị phát triển nhanh chóng khi công nghiệp phát triển mạnh vào thế kỉ XIX. Buớc 2: HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức. HĐ 3: cặp Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS ? Quan sát Hình 3.3 cho biết: - Trên TG có bao nhiêu siêu đô thị? - Châu lục nào có nhiều siêu đô thị nhất? - Các siêu đô thị thường tập trung ở đâu? Bước2: HS làm việc trong bàn (cặp) Bước 3: HS trình bày kết quả GV: Nghịch lí là các siêu đô thị chủ yếu tập trung tại các nước đang phát triển với 16/23 siêu đô thị của TG. ? Hậu quả của việc dân cư ở các nước đang phát triển ồ ạt chuyển từ nông thôn ra thành phố kiếm việc làm. - ở nông thôn thì sx đình đốn do thiếu lao động. - ở thành thị: +Thiếu việc làm và gia tăng tỉ lệ dân nghèo. + Thiếu nhà ở, mất mĩ quan đô thị do các khu nhà ổ chuột. + Quá tải với cơ sở hạ tầng hiện có. + Môi trường bị ô nhiễm 1- quần cư nông thôn và quần cư đô thị - Bảng so sánh (phần phụ lục) 2. Đô thị hoá và các siêu đô thị. - Quá trình đô thị hoá đã có từ thời cổ đại - Quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh: + Tỉ lệ dân số TG sống trong các đô thị vào TK XVIII là 5%, năm 2001 là 46%, tăng 9 lần. + Nhiều siêu đô thị xuất hiện: 1950 có 2 đến 2001 là 23, tăng 11 lần. - Đô thị hoá gắn liền với phát triển CN và thương mại. - Trên TG năm 2001 có 23 siêu đô thị (là những đô thị có số dân từ 8 triệu trở lên) Củng cố, dặn dò Làm bài tập củng cố: ? Nơi em ở hiện nay là quần cư nông thôn hay đô thị? Nêu đặc điểm của loại hình quần cư này? ? Nêu những tác động tiêu cực của đô thị hoá tự phát ở các nước đang phát triển? Đọc phần ghi nhớ SGK. Học bài ở nhà theo các câu hỏi trong SGK và Tập bản đồ. - Đọc trước bài 4 ở nhà. V – Phụ lục Tiêu chí Quần cư nông thôn Quần cư đô thị 1. MĐDS, nhà cửa Thấp hơn Cao hơn 2.Tên gọi của các loại hình quần cư Làng, bản, thôn, xã Phố, phường 3. Hoạt động kinh tế chủ yếu của người dân Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp, dịch vụ 4. Lối sống Dựa vào các mối quan hệ dòng họ, làng xóm Theo cộng đồng có tổ chức theo luật pháp 5. Xu hướng thay đổi Giảm đi Tăng lên Phần bổ sung:

File đính kèm:

  • docBai 3.doc