Giáo án Địa lý lớp 7 bài 4: Thực hành phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi

 BÀI 4:

 THỰC HÀNH

 PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ DÂN SỐ VÀ THÁP TUỔI

I- MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS cần nắm vững thêm về:

-Khái niệm mật độ dân số và đặc điểm sự phân bố dân cư trên thế giới.

-Khái niệm đô thị, sự phân bố dân cư và các đô thị trên ở châu Á.

-Các kĩ năng: + Nhận biết một số phương pháp thể hiện trên bản đồ dân số: mật độ dân số, phân bố dân số và các điểm dân cư.

 + Đọc và khai thác thông tin trên bản đồ dân số.

 + Nhận biết sự biến đổi kết cấu dân số theo độ tuổi ở một địa phương qua tháp tuổi.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 7 bài 4: Thực hành phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2- Tiết 4 Bài 4: Thực hành Phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi Ngày soạn: 20/ 8/ 2008 Ngày dạy: 19/ 8/ 2008 Mục tiêu Sau bài học, HS cần nắm vững thêm về: Khái niệm mật độ dân số và đặc điểm sự phân bố dân cư trên thế giới. Khái niệm đô thị, sự phân bố dân cư và các đô thị trên ở châu á. Các kĩ năng: + Nhận biết một số phương pháp thể hiện trên bản đồ dân số: mật độ dân số, phân bố dân số và các điểm dân cư. + Đọc và khai thác thông tin trên bản đồ dân số. + Nhận biết sự biến đổi kết cấu dân số theo độ tuổi ở một địa phương qua tháp tuổi. Phương tiện Lược đồ dân số Thái Bình. Các hình trong SGK được phóng to. Bản đồ tự nhiên châu á. Hoạt động trên lớp Mở bài: Trong các bài trước chúng ta đã tìm hiểu về dân số, mật độ dân số, sự phân bố dân cư và các đô thị trên Thế giới. Để củng cố kiến thức và các kĩ năng, tăng khả năng vận dụng vào thực tế, hôm nay chúng ta tiếp tục nghiên cứu bài thực hành: Phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính (Ghi bảng) HĐ1: Cả lớp/ cá nhân Bước 1: GV cho 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1. GV gọi thêm 1 HS lên để nhắc lại kiến thức lớp 6 về cách sử dụng bản đồ (Đọc tên bản đồ, chú thích của bản đồ) Bước 2: HS làm việc cá nhân (thời gian là 3 phút). Sau đó đại diện HS lên trình bày kết quả của mình trước lớp. Bước 3: HS khác có thể góp ý (nếu cần) GV chuẩn kiến thức. GV treo bản đồ phân bố dân cư TB sau đó yêu cầu HS lên xác định vị trí của Thị xã TB và huyện Tiền Hải. *Lưu ý HS khi chỉ bản đồ phải chỉ vòng quanh ranh giới của các địa phương. ? Nêu nhận xét của em vê tình hình phân bố dân cư của tỉnh TB? HĐ 2: Nhóm Buớc 1: GV cho HS đọc yêu cầu bài tập số 2-SGK. Sau đó chia HS thành 4 nhóm và hướng dẫn HS làm bài. Hình dáng tháp tuổi có thay đổi gì? (chú ý độ phình to hay thu nhỏ của phần chân tháp và thân tháp? Nhóm tuổi nào tăng về tỉ lệ? Nhóm tuổi nào giảm về tỉ lệ? Bước 2: HS thảo luận theo nhóm trong thời gian 5 phút. Buớc 2: HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức. ? Từ sự thay đổi tỉ lệ các nhóm tuổi thể hiện điều gì? HĐ 3: Nhóm Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS ? Quan sát Hình 4.4, kết hợp với bản đồ tự nhiên châu á cho biết: Những khu vực tập trung đông dân cư của châu á là khu vực nào? Những đô thị lớn của châu á thường phân bố ở đâu? Bước2: HS làm việc trong nhóm Bước 3: HS trình bày kết quả, Gv chuẩn kiến thức 1- Bài tập 1 - Nơi có MĐDS cao nhất của tỉnh Thái Bình là: Thị xã Thái Bình. ( trên 3000 người ) - Nơi có MĐDS thấp nhất của tỉnh là huyện Tiền Hải. (dưới 1000 người) - Dân cư đông nhưng phân bố không đều. 2. Bài tập 2 - Tháp dân số năm 1999 của TP Hồ Chí Minh có phần chân tháp thu hẹp hơn và phần thân tháp mở rộng hơn so với năm 1989. - Nhóm tuổi trong độ tuổi lao động tăng lên. Nhóm tuổi dưới độ tuổi lao động giảm đi. - Dân số của TP Hồ Chí Minh năm 1999 già hơn năm 1989. 3. Bài tập 3 - Nơi tập trung đông dân: Đông á, Đông Nam á, Nam á. - Các đô thị lớn của châu á thường tập trung tại các vùng ven biển, ven sông lớn. Củng cố, dặn dò Làm bài tập củng cố: ? Nêu đặc điểm của tháp dân số ở địa phương em? 2. Đọc phần ghi nhớ SGK. Làm bài tập trong Tập bản đồ. - Đọc trước bài 5 ở nhà. Phần bổ sung:

File đính kèm:

  • docBai 4.doc
Giáo án liên quan