CHƯƠNG VIII: CHÂU NAM CỰC
BÀI 47
CHÂU NAM CỰC
CHÂU LỤC LẠNH GIÁ NHẤT THẾ GIỚI
I- MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
-Vị trí, địa hình, khí hậu, các loài thực - động vật tiêu biểu của vùng cực Nam Trái Đất.
-Vài nét chính về lịch sử khai thác và nghiên cứu châu Nam Cực
-Cách đọc bản đồ địa lí vùng cực
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 656 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 7 bài 47: Châu nam cực châu lục lạnh giá nhất thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27- Tiết 54
Chương viii: Châu Nam cực
Bài 47
Châu nam cực
châu lục lạnh giá nhất thế giới
Ngày soạn: 3 / 3 / 2008
Ngày dạy: 11 / 3 / 2008
Mục tiêu
Sau bài học, HS cần:
Vị trí, địa hình, khí hậu, các loài thực - động vật tiêu biểu của vùng cực Nam Trái Đất.
Vài nét chính về lịch sử khai thác và nghiên cứu châu Nam Cực
Cách đọc bản đồ địa lí vùng cực
Phương tiện
Bản đồ tự nhiên châu Nam Cực.
Các biểu đồ khí hậu phóng to.
Hoạt động trên lớp
Bài mới
Mở bài:
Trong các châu lục trên thế giới, Nam Cực là châu lục duy nhất không có dân cư sinh sống thường xuyên. Với “Hiệp ước Nam Cực” được các nước nghiên cứu châu Nam Cực thông qua ngày 1/12/ 1959, châu Nam Cực trở thành miền đất nổi duy nhất trên thế giới mà ở trên đó mọi đòi hỏi về phân chia lãnh thổ, tài nguyên không được công nhận. Hôm nay chúng ta hãy cùng khám phá những bí ẩn về vùng đất Nam Cực qua bài 47: Châu Nam Cực- châu lục lạnh nhất trên TG.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính (Ghi bảng)
HĐ1: Cá nhân
? Dựa vào hình 47.1 và SGk cho biết vị trí và diện tích của châu Nam Cực?
HS: trả lời
GV chuẩn kiến thức.
Châu Nam Cực nằm gần trọn vẹn trong vòng cực Nam, được bao quanh bởi ĐTD, TBD và AĐD.
? Quan sát hình 47.2, em hãy nêu diễn biến nhiệt độ của 2 trạm Littơn Amêrican và Vôxtốc?
Trạm Littơn American:
+ Nhiệt độ tháng 1 cao nhất đạt khoảng – 100C.
+ Nhiệt độ tháng 9 thấp nhất đạt khoảng – 410C.
Trạm Vôxtốc:
+ Nhiệt độ tháng 1 cao nhất đạt khoảng – 370C.
+ Nhiệt độ tháng 10 thấp nhất đạt khoảng – 730C
HS: trả lời
? Qua kết quả phân tích nhiệt độ của hai trạm trên, em hãy nêu nhận xét chung về khí hậu châu Nam Cực?
HS trả lời
GV chuẩn kiến thức.
Với nhiệt độ thấp nhất đô được năm 1967, châu Nam Cực được gọi là “cực lạnh” của thế giới.
GV: Đọc cho HS nghe nhật kí của một nhà thám hiểm NC. Đọc cho HS phần đọc thêm để các em thấy được gió là kẻ thù nguy hiểm nhất của châu NC.
HĐ 2: Nhóm/ cả lớp
? Dựa vào lát cắt địa hình trong SGK, nêu nhận xét đặc điểm bề mặt địa hình của châu Nam Cực.
( Bề mặt địa hình ở dưới là tầng đá gốc có núi cao, đồng bằng, thung lũng...)
GV: Địa hình có thể thay đổi do hiệu ứng nhà kính làm khí hậu TĐ nóng lên.
? Với điều kiện như vậy các loài động-thực vật có đặc điểm gì?
? Em hãy nêu các tài nguyên khoáng sản của châu Nam Cực?
GV: Cho HS đọc SGK
Đọc thêm phần tham khảo cho HS nghe
GV lưu ý: Với “hiệp ước Nam Cực” được thông qua ngày 1/2/1959, châu lục này hiện trở thành một lãnh thổ nghiên cứu chung để nghiên cứu của các nhà KH trên thế giới.
1. Vị trí, diện tích
- Gồm lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa nằm gần trọn vẹn trong vòng cực Nam.
- Diện tích: 14,1 triệu Km2
2. Đặc điểm tự nhiên
a. Khí hậu
* Rất giá lạnh:
- Nhiệt độ quanh năm <00C.
- Nhiệt độ thấp nhất đo được là -94,50C.
* Nhiều gió bão nhất thế giới, tốc độ gió thường trên 60 km/h.
b. Địa hình
Là một coa nguyên băng khổng lồ độ cao Tb là 2600m.
c. Sinh vật
- Thực vật không có
- Động vật: chim cánh cụt, hảicẩu, hải báo, chim biển, cá voi xanh..
d. Khoáng sản
-Than, săt, đồng, dầu khí...
3. Vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu.
- Được phát hiện muộn nhất vào cuối thế kỉ XIX
- Hiện vẫn chưa có dân cư sinh sống thường xuyên.
Củng cố, đánh giá
Dựa vào kiến thức đã học em hãy cho biết:
? Đặc điểm vị trí, phạm vi lãnh thổ và đặc điểm địa hình của châu Nam Cực?
? Tại sao lại nói châu Nam Cực là cực lạnh của thế giới?
Làm bài tập trong Tập bản đồ
File đính kèm:
- Bai 47.doc