Giáo án Địa lý lớp 7 bài 5: Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm

PHẦN 2: CÁC MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÍ

CHƯƠNG I

MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG- HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI NÓNG

Bài 5

ĐỚI NÓNG. MÔI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO ẨM

I- MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS cần:

-Xác định được vị trí đới nóng, các loại môi trường trong đới nóng trên bản đồ.

-Nắm được đặc điểm môi trường xích đạo ẩm: Nhiệt độ, lượng mưa cao quanh năm, có rừng rậm thường xanh quanh năm.

-Đọc được biểu đồ khí hậu xích đạo ẩm và sơ đồ lát cắt rừng rậm thường xanh quanh năm.

-Xác định được môi trường xích đạo ẩm qua ảnh chụp.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 644 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 7 bài 5: Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3- Tiết 5 Phần 2: các môI trường địa lí Chương I MôI trường đới nóng- hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng Bài 5 Đới nóng. MôI trường xích đạo ẩm Ngày soạn: 28/ 8/ 2008 Ngày dạy: 08/ 9/ 2008 Mục tiêu Sau bài học, HS cần: Xác định được vị trí đới nóng, các loại môi trường trong đới nóng trên bản đồ. Nắm được đặc điểm môi trường xích đạo ẩm: Nhiệt độ, lượng mưa cao quanh năm, có rừng rậm thường xanh quanh năm. Đọc được biểu đồ khí hậu xích đạo ẩm và sơ đồ lát cắt rừng rậm thường xanh quanh năm. Xác định được môi trường xích đạo ẩm qua ảnh chụp. Phương tiện Lược đồ các kiểu môi trường trong đới nóng. Biểu đồ khí hậu của Xin-ga-po (Hình 5.2) và của tỉnh Thái Bình. Bản đồ khí hậu thế giới hoặc bản đồ các miền tự nhiên thế giới. Tranh ảnh về rừng rậm thường xanh quanh năm. Hoạt động trên lớp Mở bài: GV đặt câu hỏi để HS trả lời về các đới khí hậu đã học ở lớp 6 (đới nóng, đới ôn hoà, đới lạnh) sau đó dẫn dắt vào bài. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính (Ghi bảng) HĐ1: Cá nhân Bước 1: GV cho 1 HS đọc mục 1, sau đó nêu câu hỏi cho HS trả lời: ? Dựa vào lược đồ hình 5.1 và nội dung SGK, em hãy: Xác định vị trí của đới nóng trên thế giới? Nêu đặc điểm chủ yếu của đới nóng? Bước 2: HS làm việc cá nhân (thời gian là 3 phút). Sau đó đại diện HS lên trình bày kết quả của mình trước lớp. Bước 3: HS khác có thể góp ý (nếu cần) GV chuẩn kiến thức. GV treo bản đồ Các môi trường địa lí sau đó yêu cầu HS lên xác định vị trí của đới nóng và môi trường xích đạo ẩm. *Lưu ý HS khi chỉ bản đồ phải chỉ vòng quanh ranh giới của các đới và môi trường. HĐ 2: Nhóm Buớc 1: GV chia HS thành 4 nhóm và hướng dẫn HS làm bài. Dựa vào hình 5.2, 5.1 và nội dung SGk em hãy: Xác định vị trí của môi trường xích đạo ẩm? Xác định vị trí của Xi-ga-po và nhận xét về diễn biến nhiệt độ, lượng mưa của Xi-ga-po. (Đọc cụ thể diễn biến của từng đại lượng) Bước 2: HS thảo luận theo nhóm trong thời gian 5 phút. Buớc 2: HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức. ? So sánh với địa phương em để rút ra nhận xét? * Chuyển ý: Như vậy có thể nói môi trường XĐ ẩm nóng ẩm quanh năm, không khí rất ẩm ướt, ngột ngạt. Điều này đã tạo nên cảnh quan tự nhiên rất độc đáo ở đây. ? Quan sát Hình 5.3, 5.4 hãy cho biết: đặc điểm rừng rậm thường xanh quanh năm? Rừng có mấy tầng chính? Là các tầng nào? Giải thích tại sao ở đây lại có nhiều tầng? Bước2: HS làm việc trong nhóm Bước 3: HS trình bày kết quả, Gv chuẩn kiến thức 1- đới nóng - Vị trí: Nằm giữa hai chí tuyến. - Đặc điểm: + Nhiệt độ cao quanh năm. + Gió Tín phong thổi thường xuyên. + Lượng mưa lớn. + Sinh vật phong phú, đa dạng. + Tập trung đông dân cư. ii- môI trường xích đạo ẩm 1. Vị trí, khí hậu - Nằm trong khoảng 50B đến 50N - Khí hậu: + Nhiệt độ: cao (trên 250C), biên độ nhiệt ngày đêm lớn nhưng biên độ nhiệt giữa các tháng lớn. + Mưa nhiều qunh năm. ( trên 2000mm) + Độ ẩm cao trên 80%. 2. Rừng rậm xanh quanh năm - Rừng rậm rạp, nhiều tầng tán. - Động vật là các loài giỏi leo trèo, các loài chim Củng cố, dặn dò Làm bài tập củng cố: ? Nêu đặc điểm của môi truờng xích đạo ẩm? 2. Đọc phần ghi nhớ SGK. Làm bài tập trong Tập bản đồ. - Đọc trước bài 6 ở nhà. Phần bổ sung:

File đính kèm:

  • docBai 5.doc
Giáo án liên quan