Bài 7
MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA
I- MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
-Nắm được hoạt động của gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ ở Nam Á và Đông Nam Á.
-Nắm được đặc điểm môi trường nhiệt đới gió mùa, hoạt động này chi phối hoạt động của con người theo mùa gió.
-Thấy được môi trường gió mùa là môi trường đặc sắc và đa dạng của đới nóng.
-Nắm vững kĩ năng đọc bản đồ, biểu đồ, cách phân tích ảnh địa lí để từ đó có khả năng nhận biết khí hậu nhiệt đới gió mùa qua biểu đồ khí hậu.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 754 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 7 bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4- Tiết 7
Bài 7
MôI trường nhiệt đới gió mùa
Ngày soạn: 7/ 9/ 2008
Ngày dạy: 15/ 9/ 2008
Mục tiêu
Sau bài học, HS cần:
Nắm được hoạt động của gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ ở Nam á và Đông Nam á.
Nắm được đặc điểm môi trường nhiệt đới gió mùa, hoạt động này chi phối hoạt động của con người theo mùa gió.
Thấy được môi trường gió mùa là môi trường đặc sắc và đa dạng của đới nóng.
Nắm vững kĩ năng đọc bản đồ, biểu đồ, cách phân tích ảnh địa lí để từ đó có khả năng nhận biết khí hậu nhiệt đới gió mùa qua biểu đồ khí hậu.
Phương tiện
Bản đồ khí hậu châu á trên đó thể hiện gió mùa: mùa đông và mùa hạ.
ảnh cảnh quan môi trường nhiệt đới gió mùa.
Hoạt động trên lớp
Mở bài:
Nằm cùng vĩ độ với môi trường nhiệt đới và hoang mạc nhưng thiên nhiên môi trường nhiệt đới gió mùa lại hết sức phong phú và đa dạng; đặc biệt là đặc điểm thiên nhiên và sinh hoạt của con người thay đổi theo nhịp điệu hoạt động của gió mùaChúng ta sẽ tìm hiểu những điều lí thú đó qua nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính (Ghi bảng)
HĐ1: Cá nhân
Bước 1:
GV cho HS đọc bản đồ các môi trường của đới nóng (Hình 5.1-SGK), sau đó nêu câu hỏi cho HS trả lời:
? Dựa vào lược đồ hình 5.1 và nội dung SGK, em hãy:
Xác định vị trí của môi trường nhiệt đới gió mùa trên thế giới?
Bước 2:
HS làm việc cá nhân (thời gian là 1 phút). Sau đó đại diện HS lên trình bày kết quả.
Bước 3:
GV chuẩn kiến thức và yêu cầu HS lên bảng xác định vị trí trên bản đồ.
GV: Đây là hai khu vực có kiểu khí hậu gió mùa điển hình trên thế giới.
HĐ 2: Nhóm
Buớc 1:
GV chia HS thành 4 nhóm và hướng dẫn HS làm bài.
Dựa vào hình 7.1 và 7.2 và nội dung SGK em hãy:
? Nhận xét về hướng gió thổi vào mùa hạ và mùa đông ở các khu vực Nam á và Đông Nam á. Giải thích tại sao lượng mưa ở các khu vực này lại có sự chênh lệch rất lớn giữa mùa hạ và mùa đông?
? Quan sát các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và Mum-bai, nhận xét diễn biến nhiệt độ của KH NĐGM và cho biết sự khác nhau về diễn biến nhiệt độ của hai trạm nêu trên?
(Phần phụ lục)
Bước 2:
HS thảo luận theo nhóm trong thời gian 6 phút.
Buớc 3: HS trả lời câu hỏi, GV chuẩn kiến thức.
? Từ những hiểu biết thực tế của mình em hãy nêu những biểu hiện của thời tiết diễn biến thất thường ở môi trường NĐGM?
HS trả lời, GV chuẩn xác.
? Hãy so sánh và tìm ra các điểm khác nhau về đặc điểm khí hậu của hai môi trường NĐ và NĐGM?
- KHNĐ: có thời kì khô hạn ké dài, nóng quanh năm.
- KHNĐGM: không có thời kì khô hạn kéo dài, ở một số địa phương có mùa đông lạnh.
* Chuyển ý: Với đặc điểm khí hậu như vậy, thực vật, đất đai, sông ngòi ở đây có đặc điểm gì?
HĐ3: Cá nhân
HS: Đọc phần 2-SGK, quan sát hình 7.5 và 7.6 trả lời câu hỏi:
? Sự thay đổi cảnh sắc thiên nhiên như thế nào qua hai mùa: mưa và khô?
? Nêu tên các thảm thực vật của môi trường NĐGM? Một số đặc điểm nổi bật?
? Tại sao vùng NĐGM là một trong những nơi tập trung đông dân cư nhất trên TG?
HS trả lời, GV chuẩn kiến thức.
GV: Cho HS quan sát một số hình ảnh sưu tầm về cảnh quan của vùng NĐGM (có thể lấy tư liệu từ Việt Nam), lấy VD cụ thể từ thực tế để thấy được ảnh hưởng của nhịp điệu mùa đến cuộc sống của người dân trong khu vực.
1- Vị trí
- Vị trí: Phân bố chủ yếu ở khu vực Nam á và Đông Nam á.
2. Khí hậu
* Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa.
+ Nhiệt độ TB năm trên 200C, biên độ nhiệt khoảng 80C.
+ Lượng mưa TB trong năm trên 1000 mm, chủ yếu vào mùa mưa.
* Thời tiết diễn biến thất thường, biểu hiện:
+ Có năm mùa mưa đến sớm, có năm đến muộn, năm mưa nhiều, năm mưa ít.
+ Mùa đông đến sớm hoặc đến muộn, rét nhiều, rét ít
3. Các đặc điểm khác nhau của môi trường.
a. Nhịp điệu mùa có ảnh hưởng nhiều đến con người và cảnh sắc thiên nhiên trong khu vực.
b. Có nhiều kiểu thảm thực vật khác nhau trên các địa phương.
- Rừng rậm NĐ nhiều tầng
- Đồng cỏ cao nhiệt đới.
- Rừng ngập mặn.
c. Tích hợp cho trồng cây lương thực, cây CN NĐ nên dân cư đông đúc.
Phụ lục
Hà Nội (210B)
Mum-bai (190B)
Nhiệt độ cao nhất
300C
290C
Nhiệt độ thấp nhất
16,50C
23,50C
Biên độ nhiệt trong năm
13,50C
5,50C
Lượng mưa cả năm
1700 mm
1800 mm
Tháng có mưa nhiều
Từ tháng 5 đến tháng 10
Từ tháng 6 đến tháng 9
Tháng khô hạn
Tháng 11-4 năm sau
Tháng 10 – 5 năm sau
Củng cố, dặn dò
Làm bài tập củng cố:
? Nêu đặc điểm vị trí và khí hậu của môi trường nhiệt đới gió mùa?
? Trình bày sự đa dạng của môi trường nhiệt đới gió mùa?
2. Đọc phần ghi nhớ SGK.
Làm bài tập trong Tập bản đồ.
- Đọc trước bài 8 ở nhà.
Phần bổ sung:
File đính kèm:
- Bai 7.doc