Giáo án Địa lý Lớp 7 - Tiết 26: Ôn tập - Phan Văn Tân

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, học sinh phải:

1. Kiến thức:

Nắm vững các kiến thức cơ bản của chương II và III.

2. Kĩ năng:

Củng cố lại một số kĩ năng quan trọng như: Quan sát, nhận biết các kiểu môi trường qua ảnh địa lí, phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa

3. Thái độ:

Có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Bản đồ tự nhiên thế giới.

2. Học sinh: sgk

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp học: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp

7A1 7A2 7A3 . 7A4 . .

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý Lớp 7 - Tiết 26: Ôn tập - Phan Văn Tân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 Ngày soạn: 09/11/2013 Tiết 26 Ngày dạy: 12/11/2013 ÔN TẬP CHƯƠNG II - III - IV – V (tiết 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, học sinh phải: 1. Kiến thức: Nắm vững các kiến thức cơ bản của chương II và III. 2. Kĩ năng: Củng cố lại một số kĩ năng quan trọng như: Quan sát, nhận biết các kiểu môi trường qua ảnh địa lí, phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa 3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC: 1. Giáo viên: Bản đồ tự nhiên thế giới. 2. Học sinh: sgk III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp học: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 7A1 7A2 7A3 . 7A4... 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Chương II: Môi trường đới ôn hòa. Hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hòa 1.Tính chất trung gian của KH và thất thường của thời tiết ở đới ôn hòa thể hiện như thế nào? - Biểu hiện: Không nóng và mưa nhiều như đới nóng, không lạnh và ít mưa như đới lạnh, thời tiết có nhiều biến động thất thường do: - Nguyên nhân: Vị trí trung gian 2. Sự phân hóa của môi trường ở đới ôn hòa? - Phân hóa theo thời gian: Thể hiện ở cảnh sắc thiên nhiên thay đổi theo 4 mùa xuân-hạ-thu-đông. - Phân hóa theo không gian: Thiên nhiên thay đổi từ Bắc - Nam và từ tây – đông theo ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió tây ôn đới. 3. Trình bày đặc điểm của các ngành kinh tế nông nghiệp và công nghiệp ở đới ôn hòa ? - Nông nghiệp: + Trình độ kĩ thuật tiên tiến, tổ chức sản xuất kiểu CN, chuyên môn hóa với quy mô lớn, ứng dụng rộng rãi các thành tựu KHKT + Sản phẩm nông nghiệp ở đới ôn hòa đa dạng, Sản phẩm phù hợp với đất đai, đặc điểm khí hậu từng kiểu môi trường Ví dụ: Môi trường: Cận nhiệt đới gió mùa: Lúa nước, đậu tương, bông, hoa quả Hoang mạc ôn đới: Chăn nuôi cừu Địa trung hải: Nho, rượu vang nổi tiếng thế giới, cam, chanh, ô liu ... Ôn đới lục địa: Lúa mì, đại mạch, chăn nuôi gia súc - Công nghiệp: + Nền CN phát triển rất sớm + Được trang bị máy móc, thiết bị hiện đại + Có 2 ngành quan trọng: CN khai thác, CN chế biến CN khai thác tập trung phát triển nơi có nhiều tài nguyên khoáng sản CN chế biến là thế mạnh của nhiều nước và phát triển rất đa dạng. 4. Nét đặc trưng của đô thi hóa ở môi trường đới ôn hòa là gì? + Đô thị hóa ở mức độ cao + Các đô thị mở rộng, kết nối với nhau liên tục thành từng chùm đô thị, chuỗi đô thị + Đô thị phát triển nhanh theo quy hoạch, phát triển cả chiều rộng chiều cao và chiều sâu + Lối sống đô thị phổ biến trong dân cư 5. Hãy cho biết hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa? - Ô nhiễm không khí: + Hiện trạng: bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề. + Nguyên nhân: khói bụi từ các nhà máy và phương tiện giao thông thảy vào khí quyển. + Hậu quả: tạo nên những trận mưa a xit, tăng hiệu ứng nhà kính, khiến cho Trái Đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng ở hai cực tan chảy , mực nước đại dương dâng cao,khí thải còn làm thủng tầng ôzôn. - Ô nhiễm nước: + Hiện trạng: các nguồn nước bị ô nhiễm gồm nước sông, nước biển, nước ngầm. + Nguyên nhân: Ô nhiễm nước biển là do váng dầu, các chất độc hại bị đưa ra biển,Ô nhiễm nước sông, hồ, nước ngầm là do hóa chất thải ra từ các nhà máy, lượng phân hóa học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng, cùng các chất thải nông nghiệp + Hậu qủa: làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước, thiếu nước sạch cho đời sống và sản xuất. Chương III: Môi trường hoang mạc. Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc 6. Trình bày một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường hoang mạc ? - Tập trung dọc theo 2 đường chí tuyến, giữa lục địa Á – Âu - Khí hậu khô hạn, khắc nghiệt, động thực vật nghèo nàn. - Nguyên nhân: nằm ở nơi có áp cao thống trị, hoặc ở sâu trong nội địa, *Sự khác nhau giữa hoang mạc nóng, hoang mạc đới ôn hòa: + Hoang mạc đới nóng: biên độ nhiệt trong năm cao, có mùa đông ấm, mùa hạ rất nóng. + Hoang mạc đới ôn hòa: biên độ nhiệt. trong năm rất cao, mùa hạ không quá nóng, mùa đông rất lạnh. 7. Trình bày và giải thích các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại ở hoang mạc? - Cổ truyền: Chăn nuôi du mục, Trồng trọt trong ốc đảo, Chuyên chở hàng hóa Nguyên nhân: do thiếu nước - Hiện đại: Khai thác dầu khí, nước ngầm Nguyên nhân: Nhờ tiến bộ khoa học kĩ thuật 4. Đánh giá: Hệ thống lại kiến thức của 2 chương 5. Hoạt động nối tiếp: Hướng dẫn HS học, xem lại kiến thức chương 4 và 5 để tiết sau ôn tập cho tốt IV. PHỤ LỤC: V. RÚT KINH NGHIỆM: .......

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_lop_7_tiet_26_on_tap_phan_van_tan.doc