I/ MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Học sinh cần nắm được:
* Sự phân hoá đa dạng của địa hình nước ta.
* Đặc điểm về cấu trúc, phân bố của các khu vực địa hình đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa Việt Nam.
2. Kỹ năng:
- Yêu cầu rèn luyện cho học sinh:
* Kỹ năng đọc bản đồ, kỹ năng so sánh các đặc điểm của các khu vực địa hình.
3. Giáo dục tư tưởng:
- Giúp học sinh có ý thức tốt trong việc bảo vệ và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên của quê hương, đất nước.
II/ CHUẨN BỊ:
1. Tài liệu tham khảo:
- SKG, Địa lý tự nhiên Việt Nam, SGV
2. Phương pháp:
- Giáo viên sử dụng phương pháp trực quan, tích hợp, diễn giải và đàm thoại.
3. Thiết bị dạy học:
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam, một số tranh ảnh tham khảo, bảng kẻ phụ về 4 khu vực đồi núi, 2 đồng bằng lớn.
30 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 404 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý Lớp 8 - Tiết 35, Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 27
Tiết ppct: 35
Ngày soạn: 15 tháng 3 năm 2008
Ngày dạy: 19 tháng 3 năm 2008
Bài 29: ĐẶC ĐIỂM CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH
I/ MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Học sinh cần nắm được:
* Sự phân hoá đa dạng của địa hình nước ta.
* Đặc điểm về cấu trúc, phân bố của các khu vực địa hình đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa Việt Nam.
2. Kỹ năng:
- Yêu cầu rèn luyện cho học sinh:
* Kỹ năng đọc bản đồ, kỹ năng so sánh các đặc điểm của các khu vực địa hình.
3. Giáo dục tư tưởng:
- Giúp học sinh có ý thức tốt trong việc bảo vệ và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên của quê hương, đất nước.
II/ CHUẨN BỊ:
1. Tài liệu tham khảo:
- SKG, Địa lý tự nhiên Việt Nam, SGV
2. Phương pháp:
- Giáo viên sử dụng phương pháp trực quan, tích hợp, diễn giải và đàm thoại.
3. Thiết bị dạy học:
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam, một số tranh ảnh tham khảo, bảng kẻ phụ về 4 khu vực đồi núi, 2 đồng bằng lớn.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định:
8A1 .. 8A4 ..
8A2 .. 8A5 ..
8A3 .. 8A6 ..
2. Kiểm tra bài cũ:
( Trong quá trình giảng bài mới giáo viên sẽ kiểm tr kiến thức cũ của học sinh thông qua các phần kiến thức liên quan đến địa hình Việt Nam).
3. Bài mới:
* Các em hãy quan sát lên một số các hình ảnh sau. Như vậy chúng ta thấy được với sự đa dạng về địa hình đã đem lại cho nước ta có một tiềm năng về kinh tế. Đặc biệt là ngành du lịch. Vậy các yếu tố địa hình phân bố như thế nào, có đặc điểm gì? Hôm nay thầy cùng các em đi tìm hiểu :
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung cơ bản
* Giáo viên sử dụng các phương pháp: Trực quan, tích hợp, hỏi đáp, phân tích
+ Giáo viên giới thiệu cho học sinh bản đồ tự nhiên Việt Nam. Sơ lược cho học sinh nhớ lại sự phân hoá địa hình từ Tây sang Đông, các bậc địa hình thấp dần từ đồi núi, đồng bằng ra thềm lục địa.
Giáo viên xác định vị trí của 4 vùng núi lớn:
- Vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ.
- Vùng núi Tây Bắc Bắc Bộ.
- Vùng núi Trường Sơn Bắc.
- Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam.
Dựa vào phần xácđịnh vị trí giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh thảo luận theo nhóm:
Vùng núi ĐBBB
Vùng núi TBBB
Phạm vi phân bố
Tả ngạn Sông hồng
Đi từ dãy núi con voi đến vùng núi ven đồi Quảng Ninh.
Nằm giữa Sông Hồng và Sông Cả.
Độ cao
(Tìm ngọn núi cao nhất)
Độ cao thấp. Cao nhất là Tây côn lĩnh 2419m.
Độ cao lớn. Cao nhất đỉnh phanxiphăng 3143m.
Hướng núi chính, các thắng cảnh đẹp
nhiều dãy núi cánh cung mở rộng về phía Đông Bắc, quy tụ ở Tam Đảo. (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông triều – Móng Cái). Địa hình catxtơ phổ biến (Hồ Ba Bể, Vịnh Hạ Long)
Những dải núi chạy song song, kéo dài theo hướng TB – ĐN
(Hoàng Liên Sơn, Sơn nguyên đá vôi dọc sông Đà, các dải núi biên giới Việt – Lào Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao, Sông Mã.
Aûnh hưởng của địa hình tới khí hậu
Địa hình đón gió mùa đông bắc vào sâu, khí hậu lạnh nhất ở cả nước, vành đai nhiệt đới xuống thấp.
Địa hình đón gió Đông Bắc và gió Tây Nam gây lên hiệu ứng phơn mạnh, khí hậu khô khan, nhiều vành đai tự nhiên theo chiều cao ( đặc biệt có đai ôn đới trên núi > 2600m)
Giáo viên nhận xét, tổng hợp và kết hợp chỉ trên bản đồ để củng cố kiến thức cho học sinh.
Đồng thời cho học sinh xác định các đỉnh núi cao như phan xi păng, ngọc lĩnh, các dãy núi vòng cung, vị trí Đèo Ngang, Lao Bảo, Hải Vân, cao nguyên Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Di Linh.
Địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du Bắc Bộ có đặc điểm như thế nào?
Giáo viên rút ý cho học sinh ghi nhớ.
Giáo viên giới thiệu cho học sinh quan sát vị trí 2 đồng Sông Hồng và Sông Cửu Long trên bản đồ tự nhiên Việt Nam, kết hợp với lược đồ 29.2 và 29.3 hãy so sánh những mặt sau:
dựa vào thang màu Hãy so sánh điểm giống và khác nhau về địa hình, diện tích, độ cao của 2 vùng đồng bằng. Sau đó giáo viên rút ý và củng cố.
Đồng bằng Sông Hồng
Giống nhau
Là vùng sụt võng được phù sa Sông Hồng bồi đắp
Khác nhau
- Dạng một tam giác cân, đỉnh ở Việt Trì ở độ cao 15m, đáy là đoạn bờ biển Hải Phòng – Ninh Bình.
- Diện tích là 15.000 km2
- Hệ thống đê dài 2700km chi cắt đồng bằng thành nhiều ô trũng.
- Đắp đê biển ngăn nước mặn, mở diện tích canh tác: cói, lúa, nuôi thuỷ sản.
Quan sát vào hình 28.1 và bản đồ tự nhiên Việt Nam ở trên bảng hãy cho biết các đồng bằng Duyên Hải Trung Bộ có đặc điểm ntn?
- S = 15.000km2 , nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp.
Vì sao các đồng bằng Duyên Hải Trung Bộ lại nhỏ hẹp, kém màu mỡ?
- Bị chi cắt bởi các dãy núi đâm thẳng ra biển
- Bị nước biển xâm thực, phù sa bồi đắp ít.
(GV giới thiệu hình ảnh đồng bằng trong SGK
GV rút ý cho học sinh ghi nhớ.
GV cho 1 học sinh đọc 1 lần phần này và đặt câu hỏi:
Địa hình bờ biển nước ta được chia làm mấy loại?
- 2 loại: Bờ biển bồi tụ và bờ biển mài mòn.
Loại địa hình bờ biển bồi tụ được hình thành tại những nơi nào?
- Qúa trình bồi tụ ở vùng cửa sông và ven biển do phù sa bồ đắp. Thuận lợi nuôi trồng hải sản.
Loại địa hình bờ biển mài mòn được hình thành tại những nơi nào?
- Các khu vực đồi núi trực tiếp tiếp xúc với biển.
( Đại Lãnh ở Phú Yên, Mũi Dinh ở Ninh Thuận. Với đặc điểm bờ biển khúc khuỷu với các mũi đá, bán đảo, vịnh sâu và các đảo sát bờ. Thuận lợi cho việc XD cảng lớn như cảng Cam Ranh.
GV cho học sinh lên xác định các vịnhHạ Long, Cam Ranh, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Vũng Tàu, Hà Tiên trên bản đồ tự nhiên. (gv giới thiệu hình hòn Phụ Tử ở Hà Tiên cho học sinh).
Về phần thềm lục địa của nước ta có đặc điểm như thế nào?
- mở rộng tại các vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ, độ sâu không quá 100m. (GV kết hợp chỉ bản đồ).
1/ Khu vực đồi núi:
Tr Sơn B
Tr Sơn N
Từ phía nam sông cả -> dãy Bạch Mã.
Từ nam Bạch Mã -> Đông Nam Bộ.
Vùng núi thấp, có 2 sườn không đối xứng.
Đỉnh Pu Lai Leng 2711m, rào cỏ 2235m
Vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ.
Đỉnh Ngọc Linh 2598m,
Chư Yang Sin 2405m
Tây Bắc -Đông Nam.
Phong Nha – Kẻ Bàng
Cao nguyên đất đỏ rộng lớn, xếp tầng thành cánh cung có bề lồi hướng ra biển. Cao nguyên Lang Bi Ang (TP Đà Lạt).
Địa hình chắn gió gây hiệu ứng phơn, mưa lớn sườn Tây, sườn Đông gió Tây khô
Địa hình chắn gió mùa đông Bắc của Bạch Mã. Khí hậu có 2 mùa mưa và khô rõ rệt.
- Đồi núi chiếm ¾ diện tích đất liền, kéo dài liên tục từ Bắc vào Nam và được chia thành 4 vùng; Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
2/ Khu vực Đồng Bằng:
a. Đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long.
Đồng bằng Sông Cửu Long
Là vùng sụt võng được phù sa Sông Cửu Long bồi đắp.
- Thấp ngập nước, độ cao trung bình 2m -> 3m. thường xuyên chịu ảnh hưởng của thuỷ triều.
- S = 40.000km2.
- Không có đê lớn, 10.000km2 bị ngập lũ hàng năm(Đồng Tháp Mười, Rạch Gía, Long xuyên, Châu đốc).
- Sống chung với lũ, tăng cường thuỷ lợi, cải tạo đất, trồng rừng, chọn giống cây trồng.
b. Các đồng bằng Duyên Hải Trung Bộ.
- Đồng bằng chiếm ¼ diện tích đất liền. Rộng nhất là đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng Sông Hồng.
3. Địa hình bờ biển và thềm lục địa:
- Bờ biển dài 3260km, có 2 dạng chính là bờ biển bồi tụ đồng bằng và bờ biển mài mòn chân núi, hải đảo.
4. Củng cố:
Đồi núi:
Các khu
vực địa hình Đồng bằng:
nước ta
Bờ biển và thềm lục địa:
5. Dặn dò:
- Về làm bài tập 1,2,3,4 SGK và tìm hiểu bài 30 thực hành đọc bản đồ địa hình Việt Nam. Chuẩn bị Aùt lát Việt Nam, quan sát lát cắt hình 30.1.
6. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.
.
.
.
.
.
.
.
o000o
- Đồi núi chiếm ¾ diện tích đất liền, kéo dài
liên tục từ Bắc vào Nam và được chia thành
4 vùng; Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc
và Trường Sơn Nam.
- Đồng bằng chiếm ¼ diện tích đất liền. Rộng
nhất là đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng
Sông Hồng.
- Bờ biển dài 3260km, có 2 dạng chính là bờ
biển bồi tụ đồng bằng và bờ biển mài mòn chân
núi, hải đảo.
1
Tả ngạn Sông hồng
Đi từ dãy núi con voi đến vùng núi ven đồi Quảng Ninh.
1.1
Độ cao thấp. Cao nhất là Tây côn lĩnh 2419m.
1.2
nhiều dãy núi cánh cung mở rộng về phía Đông Bắc, quy tụ ở Tam Đảo. (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông triều – Móng Cái). Địa hình catxtơ phổ biến (Hồ Ba Bể, Vịnh Hạ Long)
1.3
Địa hình đón gió mùa đông bắc vào sâu, khí hậu lạnh nhất ở cả nước, vành đai nhiệt đới xuống thấp.
2
Nằm giữa Sông Hồng và Sông Cả.
2.1
Độ cao lớn. Cao nhất đỉnh phanxiphăng 3143m.
2.2
Những dải núi chạy song song, kéo dài theo hướng TB – ĐN
(Hoàng Liên Sơn, Sơn nguyên đá vôi dọc sông Đà, các dải núi biên giới Việt – Lào Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao, Sông Mã.
2.3
Địa hình đón gió Đông Bắc và gió Tây Nam gây lên hiệu ứng phơn mạnh, khí hậu khô khan, nhiều vành đai tự nhiên theo chiều cao ( đặc biệt có đai ôn đới trên núi > 2600m)
3
Từ phía nam sông cả -> dãy Bạch Mã.
3.1
Vùng núi thấp, có 2 sườn không đối xứng.
Đỉnh Pu Lai Leng 2711m, rào cỏ 2235m
3.2
Tây Bắc -Đông Nam.
Phong Nha – Kẻ Bàng
3.3
Địa hình chắn gió gây hiệu ứng phơn, mưa lớn sườn Tây, sườn Đông gió Tây khô
4
Từ Nam Bạch Mã -> Đông Nam Bộ.
4.1
Vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ.
Đỉnh Ngọc Linh 2598m,
Chư Yang Sin 2405m
4.2
Cao nguyên đất đỏ rộng lớn, xếp tầng thành cánh cung có bề lồi hướng ra biển. Cao nguyên Lang Bi Ang (TP Đà Lạt).
4.3
Địa hình chắn gió mùa đông Bắc của Bạch Mã. Khí hậu có 2 mùa mưa và khô rõ rệt.
1
Là vùng sụt võng được phù sa Sông Hồng bồi đắp.
1.1- Dạng một tam giác cân, đỉnh ở Việt Trì ở độ cao 15m, đáy là đoạn bờ biển Hải Phòng – Ninh Bình.
- Diện tích là 15.000 km2
- Hệ thống đê dài 2700km chi cắt đồng bằng thành nhiều ô trũng.
- Đắp đê biển ngăn nước mặn, mở diện tích canh tác: cói, lúa, nuôi thuỷ sản.
2
Là vùng sụt võng được phù sa Sông Cửu Long bồi đắp.
2.1 - Thấp ngập nước, độ cao trung bình 2m -> 3m. thường xuyên chịu ảnh hưởng của thuỷ triều.
- S = 40.000km2.
- Không có đê lớn, 10.000km2 bị ngập lũ hàng năm(Đồng Tháp Mười, Rạch Gía, Long xuyên, Châu đốc).
- Sống chung với lũ, tăng cường thuỷ lợi, cải tạo đất, trồng rừng, chọn giống cây trồng.
File đính kèm:
- giao_an_dia_ly_lop_8_tiet_35_bai_29_dac_diem_cac_khu_vuc_dia.doc