Giáo án Đọc hiểu 11 năm học 2007- 2008: Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca)

A. Mục tiêu bài học: giúp hs.

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh hiểu được sự chán ghét của Cao Bá Quát đối với con đường mưu cầu danh lợi tầm thường. Qua đó thấy được tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ chưa tìm thấy lối thoát trên đường đời.

- Hiểu được các biểu tượng trong bài và đặc điểm bài thơ cổ thể.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích thơ, khả năng cảm thụ văn học.

3. Thái độ, tình cảm: Trân trọng tài năng và tấm lòng CBQ, tấm lòng của kẻ sĩ có trách nhiệm, có chí tiết.

B. Phương pháp

Đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi.

C. Phương tiện dạy học.

1.GV: SGK + SGV + giáo án.

2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn.

D. Tiến trình lên lớp

1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 ) .

a. Câu hỏi

? Đọc thuộc lòng bài thơ: Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ cho biết những suy nghĩ, cảm nhận của em về Sự “ Ngất ngưởng ” của nhà thơ?

b. Đáp án:

- Tự hào vì cái tài, cái tâm.

- Ngông trách nhiệm.

- Ngông cá tính.

- Ngông thanh thản vì tròn trách nhiệm, đạo nghĩa.

2. Giới thiệu bài mới: ( 1 ) Tìm hiểu suy nghĩ và hành động của kẻ sĩ trong thời phong kiến Vn suy vong.

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đọc hiểu 11 năm học 2007- 2008: Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:25/9 Ngày giảng: 26/9 Tiết 14 , Đọc hiểu Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca) Tiết 1 Cao Bá Quát A. Mục tiêu bài học: giúp hs. 1. Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu được sự chán ghét của Cao Bá Quát đối với con đường mưu cầu danh lợi tầm thường. Qua đó thấy được tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ chưa tìm thấy lối thoát trên đường đời. - Hiểu được các biểu tượng trong bài và đặc điểm bài thơ cổ thể. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích thơ, khả năng cảm thụ văn học. 3. Thái độ, tình cảm: Trân trọng tài năng và tấm lòng CBQ, tấm lòng của kẻ sĩ có trách nhiệm, có chí tiết. B. Phương pháp Đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi. C. Phương tiện dạy học. 1.GV: SGK + SGV + giáo án. 2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn. D. Tiến trình lên lớp 1. Kiểm tra bài cũ: ( 5’ ) . a. Câu hỏi ? Đọc thuộc lòng bài thơ: Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ cho biết những suy nghĩ, cảm nhận của em về Sự “ Ngất ngưởng ” của nhà thơ? b. Đáp án: - Tự hào vì cái tài, cái tâm. - Ngông trách nhiệm. - Ngông cá tính. - Ngông thanh thản vì tròn trách nhiệm, đạo nghĩa. 2. Giới thiệu bài mới: ( 1’ ) Tìm hiểu suy nghĩ và hành động của kẻ sĩ trong thời phong kiến Vn suy vong. 3. Nội dung. T0 HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS Kiến thức cần đạt 11’ 5’ 6’ 25’ 10’ 15’ ?Phần tiểu dẫn trình bày nội dung gì? - Nói thêm: Cao Bá Quát hiệu là Chu Thần. Thi Hương từ năm 14 tuổi. Năm 23 tuổi đậu Cử Nhân. Sau đó cứ 3 năm một lần trong 9 năm dòng vào thi hội nhưng đều không đố. Năm 32 tuổi được gọi vào Huế nhận một chức tập sự ở bộ Lễ. Khi làm sơ khảo kì thi ở Thừa Thiên, ông đã dùng muội đèn chữa những lỗi phạm huý trong 24 quyển thi đáng được lấy đỗ. Việc lộ, Cao Bá Quát bị bắt giam tra tấn cực hình. Được tha, ông phải đi phục vụ phái đoàn công cán ở Singapo. Về nước, ông bị thải hồi. Bốn năm sau, ông được cử đi làm giáo Thụ ở Sơn Tây. Ông là người tài năng, nổi tiếng hay chữ, viết đẹp, nổi tiếng trong giới trí thức Bắc Hà và được tôn như bậc thánh “Thần Siêu thánh Quát”. Ông là người ôm ấp những hoài bão lớn, có ích cho đời. Một tính cách mạnh mẽ, một thái độ sống vượt khỏi khuôn lồng chật hẹp của chế độ phong kiến tù túng. Năm 1853, ông đã cùng nhân dân Mĩ Lương Sơn Tây nổi dậy chống lại triều đình nhà Nguyễn. Năm 1855 trong một trận đánh, ông bị quân triều đình bắn chết. Còn có nguồn tin là ông bị bắt xử chém và tru di ba họ. Ông để lại 1400 bài thơ, hơn hai chục bài văn xuôi. Một số bài phú Nôm, hát nói. ?Tìm bố cục bài thơ và nội dung mỗi phần? ?Tìm hiểu chủ đề bài thơ? ?Hãy nêu nội dung khái quát của 4 câu đầu? ?Đường đi trên cát là biểu tượng gì? ?Em có suy nghĩ gì về biểu tượng ấy? ?Đây là lời của ai? Nói những gì? - Đây là lời của người đi đường (nhân vật trữ tình), một kẻ sĩ đi tìm chân lí giữa cuộc đời mờ mịt ?Cách nói ấy của người đi đường nhằm mục đích gì? ?Em có suy nghĩ gì về cách nói ấy? ?Trước tình cảnh ấy TG bộc lộ suy nghĩ gì của người đi đường? - Người đi đường, kẻ sĩ ấy hiểu rằng phải học để đi thi. Nhưng thi đỗ đạt ra làm quan như bao phường danh lợi? thế thì học, thi để làm gì? - Biết sống ra sao? Suy nghĩ ấy đầy mâu thuẫn. ?Theo em đó là mâu thuẫn gì trong suy nghĩ của người đi đường? ? Cảm nhận, đánh giá của em về tác giả? Học sinh đọc SGK độc lập suy nghĩ và trả lời câu hỏi. (HS đọc SGK) - Giải nghĩa từđộc lập suy nghĩ và trả lời câu hỏi. (HS đọc 4 câu đầu SGK) độc lập suy nghĩ và trả lời câu hỏi. (HS đọc tám câu S GK) độc lập suy nghĩ và trả lời câu hỏi. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả. - Cao Bá Quát sinh năm 1809 và mất 1855. Người làng Phú Thị huyện Thuận Thành - xứ Kinh Bắc. Nay là Phú Thị - Gia Lâm - Hà Nội. - Ông là nhà thơ có tài năng và bản lĩnh, thơ văn ông phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến nhà Nguyễn Bảo thủ, lạc hậu. - Hoàn cảnh sáng tác bài “Sa hành đoản ca” trong lúc đi thi Hội. Cũng có ý kiến cho làm trong thời gian tập sự ở bộ Lễ triều đình Huế. Dù làm trong hoàn cảnh nào, bài thơ thể hiện tư tưởng bế tắc của kẻ sĩ chưa tìm thấy lối thoát trên đường đời. 2.Văn bản - Bố cục + Đoạn 1: Bốn câu đầu diễn tả tâm trạng của người đi đường. + Đoạn 2: Sáu câu tiếp miêu tả thực tế cuộc đời và tâm trạng chán ghét trước phường mưu cầu danh lợi. + Đoạn 3: Còn lại: Đường cùng của kẻ sĩ và tâm trạng bi phẫn. - Chủ đề Miêu tả đường đi trên cát, tượng trưng cho đường đời xa xôi mờ mịt. Trên đường đời ấy đầy bọn ham danh lợi chen chúc, mưu sinh, hưởng thụ đối lập với khát vọng sống cao đẹp. Đồng thời thể hiện sự bất lực của kẻ sĩ không tìm thấy lối thoát cho mình. II. Đọc - hiểu văn bản 1. Đường đi trên cát - Nội dung khái quát của 4 câu đầu + Một sa mạc cát mênh mông (tiên đề bài thơ) + Một bãi cát dài vô tận + Có một người đi đường (một bước lại như lùi) + Đi mặt trời lặn vẫn chưa thôi + Vừa đi lệ tuôn đầy. => Biểu tượng cho đường đời. Con đường hành đạo của kẻ sĩ. Con đường ấy dài vô tận nên xa xôi mờ mịt - Đường đời xa xôi mờ mịt biết chọn ngả nào, hướng nào? Muốn đạt được chân lí của cuộc đời, người ta phải vượt qua muôn vàn những khó khăn. 2. Người đi đường - Người đi đường, kẻ sĩ ấy nói với ta: Cuộc đời đầy bọn danh lợi chen chúc, chúng mưu sinh, hưởng thụ, say sưa. - Không ai cùng mình đi trên con đường mờ mịt trên cát. Chỉ có một mình cô độc quá. - Nhằm mục đích: Làm rõ sự đối lập giữa mình với đông đảo phường chạy theo danh lợi. Cũng khẳng định rõ mình không thể hoà trộn với phường danh lợi. Cho dù mình cô độc. - Người đi đường tỏ rõ thái độ kinh thường phường danh lợi. Mục đích, lí tưởng hướng tới, theo đuổi của con người này có thể chỉ là vô ích, chẳng ai quan tâm. Ông là kẻ cô đơn không có người đồng hành. Sự thực ấy càng làm người đi đường cay đắng. - Tác giả đặt ra câu hỏi: Đi tiếp hay dừng lại - không dừng lại. - Mâu thuẫn: + Khát vọng sống cao đẹp với hiện thực đen tối mờ mịt + Xông pha trên con đường tìm lí tưởng với cầu an, hưởng lạc . => Kẻ sĩ có trách nhiệm. 4. Củng cố, luyện tập (1’) -Gv khái quát kt cơ bản. E. Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhà (2’) - Học thuộc lòng bài thơ - Nắm vững nội dung bài học. - Đọc phần còn lại, tìm hiểu tâm trạng của nhà thơ và nghệ thuật tác phẩm. Giờ sau học Vh

File đính kèm:

  • doctiet 14.doc
Giáo án liên quan