Giáo án Ngữ Văn 11 Nâng cao – Trường Chuyên Nguyễn Tất Thành

I.Tìm hiểu chung:

1.Tác giả:

- Lê Hữu Trác là danh y lỗi lạc, nhà văn tài hoa. Ông quan niệm: “Ngoài việc luyện câu văn cho hay, mài lưỡi gươm cho sắc, còn phải đem hết tâm lực chữa bệnh cho người”. Liên hệ trường hợp của Lỗ Tấn: bỏ nghề y, theo nghề nhà văn. Lê Hữu Trác thì làm cả hai nghề, nên vừa chữa được bệnh thể xác vừa chữa được bệnh tâm hồn.

- Lê Hữu Trác viết bộ sách thuốc nổi tiếng Hải thượng y tông tâm lĩnh, gồm 66 quyển, quyển cuối cùng chính là tác phẩm văn học đặc sắc “Thượng kinh kí sự” (Kí sự đến kinh đô). Tác phẩm kể câu chuyện tác giả đang sống ẩn dật ở Hương Sơn thì bị triệu vào kinh chữa bệnh cho thế tử của chúa Trịnh.

- Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” kể về cuộc sống xa hoa nhưng bạc nhược trong phủ chúa.

 

II. Phân tích:

1. Hiện thực trong phủ chúa Trịnh.

- Lối vào phủ chúa: Muốn gặp được chúa phải đi qua mấy lần cửa. Đường đi lối lại như mê cung lại có lính canh của gắt gao. Chính vì thế, hễ đi đến đâu tg phải đợi có người truyền chỉ, người dẫn. Tạo cảm giác về một nơi thâm nghiêm, tôn kính, khiến người ta kính nể, sợ hãi.

-Khung cảnh thiên nhiên: Đâu đâu cũng cây cối um tùm, danh hoa đua thắm, hương thơm ngào ngạt, thật chẳng khác chốn tiên cảnh, liên hệ với “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”: những cây cảnh đẹp đẽ quý giá đó chính là đồ cướp bóc của chính nhân dân.

-Nhà cửa, đồ dùng: toàn lầu son gác tía, trong nhà toàn đồ sơn son thếp vàng, đồ ăn là mâm vàng, chén bạc, của ngon vật là, nhân gian chưa từng thấy Tg bình luận: Mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường, khiến người đời ai ai cũng thèm muốn, nghĩ rằng đó là một cs hạnh phúc tột đỉnh. Tg là người sinh ra từ nhà quyền quý mà cũng phải kinh ngạc vì những điều mà lần đầu tiên trong đời ông mới thầy. Thế giới cung cấm cũng cách biệt hẳn cuộc sống nhân dân. Đồng thời, đó là một cảnh sống xa hoa, đối lập với cs cực khổ của quần chúng nhân dân thời kì đó. XHPKVN thế kỉ XVIII đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng, nhân dân phải chịu bao lầm than vì chiến tranh, dịch hoạ, thế mà vua chúa thì vẫn sống phè phỡn, phung phí, xa hoa. “Thượng kinh kí sự”, “Vũ trung tuỳ bút” hay “Chinh phụ ngâm” chính là tiếng nói lên án hiện thực bất công ấy.

-Người hầu kẻ hạ ra vào tấp nập như mắc cửi, vua chúa, thế tử ở đâu là ở đấy có biết bao kẻ phục dịch. Đủ thấy cuộc sống vương giả, sung sướng quá mức khiến con người sinh biếng lười, ốm yếu.

-Phòng của thế tử: đặt trong năm sáu lần trướng gấm, tối tăm, âm u, giữa ban ngày vẫn phải đặt một cây nến to, tác giả nín thở bước vào xem mạch, đủ thấy một không khí ngột ngạt vì uy quyền nhưng cũng vì không gian tù túng, độc hại.

-Thế tử là đứa trẻ năm, sáu tuổi, lại là con bệnh. Tg là thầy thuốc đến chữa bệnh, lại già cả nhưng vẫn phải lạy bốn lần, thế tử khen: “ông này lạy khéo”. Câu nói khiến người nghe thấy nhục nhã vì ý nói ông này khéo nịnh, khéo làm người hầu kẻ hạ, phục dịch, bái lạy vua chúa. Cho thấy thế tử vẫn chỉ là một đứa trẻ con nhưng quen với uy quyền, nhìn người đời bằng con mắt bề trên.

-Thế tử bản chất yếu, dùng bao nhiêu thuốc bổ, ăn bao của ngon vật lạ mà vẫn bị bệnh, thân thể gày gò, mạch nhỏ và nhanh, tinh khí khô hết, da mặt khô, rốn lồi to, gân xanh, tay chân gày gò: địa vị cao quý, cs nhung lụa không giúp đứa trẻ bất hạnh có sk, thậm chí không bằng con nhà nông dân nghèo. Hoá ra nơi tưởng là thâm nghiêm tôn kính lại u ám, nặng nề, thiếu sinh khí như một nấm mồ. Con người không biết hưởng sự giàu sang bị chính sự xa hoa bủa vây, bao chặt, và làm hại. Sự sung túc, cao sang đã bị lạm dụng vô độ đến mức làm hại con người.

-Nguyên nhân bệnh: người trong phủ chúa cho rằng bản chất (gen) ốm yếu.Nhưng tác giả lại cho rằng chính không gian sống nơi đây đã khiến sinh bệnh: “ở trong màn che trướng phủ ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”. Nhưng cách nghĩ và cách chữa của ông không được đồng tình.

- Chân dung ốm yếu, thiếu sinh khí của thế tử và cs xa hoa nhưng ngột ngạt, u ám trong phủ chúa chính là bộ mặt thật của giai cấp phong kiến thời Lê - Trịnh: ngoài thì phù trướng, trong thì trống rỗng, mục nát. Đó là dấu hiệu của sự suy tàn không thể tránh khỏi sắp xảy ra.

* Kết luận: Tác phẩm đã cho chúng ta hiểu biết sâu sắc về hiện thực xã hội thời Lê Trịnh, quy luật tồn vong của đời người và triều đại cũng như tấm lòng của một vị lương y với người bệnh và với vận mệnh đất nước.

2. Nhân cách và tâm hồn cao đẹp của tác giả:

- Chứng kiến cuộc sống giàu sang tột đỉnh trong phủ chúa, ông không hề thèm muốn mảy may.

-Sau khi khám cho thế tử, ông đã biết đúng bệnh và cách chữa trị. Ban đầu ông không muốn chữa, định dùng phương thuốc hoàn hoãn, vô thưởng vô phạt, vì sợ chữa được sẽ bị vướng vào danh lợi, phải ở lại phủ chúa.

-Nhưng lương tâm của thầy thuốc không cho phép ông làm điều đó, vì thế ông tìm cách chữa. Ông tranh luận đến cùng với quan Chánh đường để bảo vệ ý kiến đúng đắn của mình. Điều này vừa thể hiện bản lĩnh vừa cho thấy lương tâm trong sáng hết lòng vì người bệnh của lương y.

 

doc41 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1833 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ Văn 11 Nâng cao – Trường Chuyên Nguyễn Tất Thành, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vào phủ chúa Trịnh (Trích “Thượng kinh kí sự”) Thông tin chung: Tiết: .................... Lớp:.............................................. Thời gian: thứ..............ngày............tháng...........năm.......... A. Mục tiêu - Kiến thức: Thấy được cảm nhận của Lê Hữu Trác về uy quyền và cuộc sống trong phủ chúa Trịnh. - Kĩ năng: nắm được bút pháp kí sự của tác giả qua đoạn trích. - Giáo dục: B.Phương pháp: qui nạp và tích hợp C.Phương tiện: SGK và giáo án, sách tham khảo, mở rộng D.Tiến trình bài giảng: 1.ổn định: 2.Kiểm tra: 3.Bài mới: Hoạt động thầy và trò Nội dung cần đạt ?Hải thượng lãn ông và Thượng kinh kí sự nghĩa là gì? I.Tìm hiểu chung: 1.Tác giả: - Lê Hữu Trác là danh y lỗi lạc, nhà văn tài hoa. Ông quan niệm: “Ngoài việc luyện câu văn cho hay, mài lưỡi gươm cho sắc, còn phải đem hết tâm lực chữa bệnh cho người”. Liên hệ trường hợp của Lỗ Tấn: bỏ nghề y, theo nghề nhà văn. Lê Hữu Trác thì làm cả hai nghề, nên vừa chữa được bệnh thể xác vừa chữa được bệnh tâm hồn. - Lê Hữu Trác viết bộ sách thuốc nổi tiếng Hải thượng y tông tâm lĩnh, gồm 66 quyển, quyển cuối cùng chính là tác phẩm văn học đặc sắc “Thượng kinh kí sự” (Kí sự đến kinh đô). Tác phẩm kể câu chuyện tác giả đang sống ẩn dật ở Hương Sơn thì bị triệu vào kinh chữa bệnh cho thế tử của chúa Trịnh. - Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” kể về cuộc sống xa hoa nhưng bạc nhược trong phủ chúa. Tác giả đã miêu tả cuộc sống và con người trong phủ chúa ở những khía cạnh nào? Sau khi miêu tả ông đưa ra cảm nhận gì? Nêu cảm nhận của riêng em về những cuộc sống và con người nơi phủ chúa? Từ hình ảnh của thế tử, người đọc có thể nhận ra nghịch lí gì? II. Phân tích: 1. Hiện thực trong phủ chúa Trịnh. - Lối vào phủ chúa: Muốn gặp được chúa phải đi qua mấy lần cửa. Đường đi lối lại như mê cung lại có lính canh của gắt gao. Chính vì thế, hễ đi đến đâu tg phải đợi có người truyền chỉ, người dẫn. Tạo cảm giác về một nơi thâm nghiêm, tôn kính, khiến người ta kính nể, sợ hãi. -Khung cảnh thiên nhiên: Đâu đâu cũng cây cối um tùm, danh hoa đua thắm, hương thơm ngào ngạt, thật chẳng khác chốn tiên cảnh, liên hệ với “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”: những cây cảnh đẹp đẽ quý giá đó chính là đồ cướp bóc của chính nhân dân. -Nhà cửa, đồ dùng: toàn lầu son gác tía, trong nhà toàn đồ sơn son thếp vàng, đồ ăn là mâm vàng, chén bạc, của ngon vật là, nhân gian chưa từng thấy… Tg bình luận: Mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường, khiến người đời ai ai cũng thèm muốn, nghĩ rằng đó là một cs hạnh phúc tột đỉnh. Tg là người sinh ra từ nhà quyền quý mà cũng phải kinh ngạc vì những điều mà lần đầu tiên trong đời ông mới thầy. Thế giới cung cấm cũng cách biệt hẳn cuộc sống nhân dân. Đồng thời, đó là một cảnh sống xa hoa, đối lập với cs cực khổ của quần chúng nhân dân thời kì đó. XHPKVN thế kỉ XVIII đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng, nhân dân phải chịu bao lầm than vì chiến tranh, dịch hoạ, thế mà vua chúa thì vẫn sống phè phỡn, phung phí, xa hoa. “Thượng kinh kí sự”, “Vũ trung tuỳ bút” hay “Chinh phụ ngâm” chính là tiếng nói lên án hiện thực bất công ấy. -Người hầu kẻ hạ ra vào tấp nập như mắc cửi, vua chúa, thế tử ở đâu là ở đấy có biết bao kẻ phục dịch. Đủ thấy cuộc sống vương giả, sung sướng quá mức khiến con người sinh biếng lười, ốm yếu. -Phòng của thế tử: đặt trong năm sáu lần trướng gấm, tối tăm, âm u, giữa ban ngày vẫn phải đặt một cây nến to, tác giả nín thở bước vào xem mạch, đủ thấy một không khí ngột ngạt vì uy quyền nhưng cũng vì không gian tù túng, độc hại. -Thế tử là đứa trẻ năm, sáu tuổi, lại là con bệnh. Tg là thầy thuốc đến chữa bệnh, lại già cả nhưng vẫn phải lạy bốn lần, thế tử khen: “ông này lạy khéo”. Câu nói khiến người nghe thấy nhục nhã vì ý nói ông này khéo nịnh, khéo làm người hầu kẻ hạ, phục dịch, bái lạy vua chúa. Cho thấy thế tử vẫn chỉ là một đứa trẻ con nhưng quen với uy quyền, nhìn người đời bằng con mắt bề trên. -Thế tử bản chất yếu, dùng bao nhiêu thuốc bổ, ăn bao của ngon vật lạ mà vẫn bị bệnh, thân thể gày gò, mạch nhỏ và nhanh, tinh khí khô hết, da mặt khô, rốn lồi to, gân xanh, tay chân gày gò: địa vị cao quý, cs nhung lụa không giúp đứa trẻ bất hạnh có sk, thậm chí không bằng con nhà nông dân nghèo. Hoá ra nơi tưởng là thâm nghiêm tôn kính lại u ám, nặng nề, thiếu sinh khí như một nấm mồ. Con người không biết hưởng sự giàu sang bị chính sự xa hoa bủa vây, bao chặt, và làm hại. Sự sung túc, cao sang đã bị lạm dụng vô độ đến mức làm hại con người. -Nguyên nhân bệnh: người trong phủ chúa cho rằng bản chất (gen) ốm yếu.Nhưng tác giả lại cho rằng chính không gian sống nơi đây đã khiến sinh bệnh: “ở trong màn che trướng phủ ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”. Nhưng cách nghĩ và cách chữa của ông không được đồng tình. - Chân dung ốm yếu, thiếu sinh khí của thế tử và cs xa hoa nhưng ngột ngạt, u ám trong phủ chúa chính là bộ mặt thật của giai cấp phong kiến thời Lê - Trịnh: ngoài thì phù trướng, trong thì trống rỗng, mục nát. Đó là dấu hiệu của sự suy tàn không thể tránh khỏi sắp xảy ra. * Kết luận: Tác phẩm đã cho chúng ta hiểu biết sâu sắc về hiện thực xã hội thời Lê Trịnh, quy luật tồn vong của đời người và triều đại cũng như tấm lòng của một vị lương y với người bệnh và với vận mệnh đất nước. 2. Nhân cách và tâm hồn cao đẹp của tác giả: - Chứng kiến cuộc sống giàu sang tột đỉnh trong phủ chúa, ông không hề thèm muốn mảy may. -Sau khi khám cho thế tử, ông đã biết đúng bệnh và cách chữa trị. Ban đầu ông không muốn chữa, định dùng phương thuốc hoàn hoãn, vô thưởng vô phạt, vì sợ chữa được sẽ bị vướng vào danh lợi, phải ở lại phủ chúa. -Nhưng lương tâm của thầy thuốc không cho phép ông làm điều đó, vì thế ông tìm cách chữa. Ông tranh luận đến cùng với quan Chánh đường để bảo vệ ý kiến đúng đắn của mình. Điều này vừa thể hiện bản lĩnh vừa cho thấy lương tâm trong sáng hết lòng vì người bệnh của lương y. III.Củng cố: - Bài tập: Phân tích cảm nhận của Lê Hữu Trác về uy quyền và cuộc sống trong phủ chúa Trịnh qua đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”. Đọc thêm: Cha tôi (trích “Đặng dịch trai ngôn hành lục”) Thông tin chung: Tiết: .................... Lớp:.............................................. Thời gian: thứ..............ngày............tháng...........năm.......... A. Mục tiêu - Kiến thức: Thấy được những điểm tiến bộ và bảo thủ của người cha Đặng Huy Trứ trong quan niệm về thành bại trong thi cử và cuộc sống. - Kĩ năng: Hiểu được đặc trưng nghệ thuật của thể loại kí trung đại. - Giáo dục: B.Phương pháp: qui nạp và tích hợp C.Phương tiện: SGK và giáo án, sách tham khảo, mở rộng D.Tiến trình bài giảng: 1.ổn định: 2.Kiểm tra: Phân tích cảm nhận của Lê Hữu Trác về uy quyền và cuộc sống trong phủ chúa Trịnh qua đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”. 3.Bài mới: Hoạt động thầy và trò Nội dung cần đạt ? Nội dung chủ yếu của văn học giai đoạn nửa cuối XIX. I.Tìm hiểu chung: 1.Tác giả, tác phẩm: -Đặng Huy Trứ sống vào thế kỉ 19, là một nhân tài trên nhiều phương diện: giáo dục,văn hoá,kinh tế, quan sự, văn học…Đồng thời là một người có ý chí tuy lận đận trong thi cử nhưng không nản lòng. Là người đặt nền móng cho tư tưởng canh tân đất nước. -Ông sáng tác rất nhiều, tiêu biểu là tác phẩm kí “Đặng Dịch Trai ngôn hành lục” – viết khi ông đi công cán ở Trung Quốc nhớ tới quê nhà và người cha đáng kính của mình. ? Ngày nay quan điểm“Thiếu niên đăng khoa nhất bất hạnh dã” còn đúng hay không. II.Phân tích: 1.Tóm tắt tác phẩm theo sơ đồ: Hai cha con Đặng Huy Trứ đi thi hương, con đỗ thứ ba đ cha khóc mà nói rằng Huy Trứ chưa già dặn, lại chưa có đức nghiệp gì, đỗ cao sinh tự mãn, không phải phúc mà là hoạ chờ sănđ Đi thi Hội, Huy Trứ lại đỗ thứ bảy, đỗ đại khoa đ Cha nghe tin càng lo lắng vì nghĩ công đức con mình không xứng đáng đ Thi Đình, Huy Trứ phạm huý bị truất cả học vị tiến sĩ lẫn cử nhân, đồng thời bác Huy Trứ mấtđ Cha nghe tin buồn cho Trứ thì ít mà thương anh thì nhiềuđ Cha khuyên con không được thoái chí, người ta ai chẳng mắc sai lầm quý là chỗ biết sửa chữa. 2.Nhân vật Đặng Dịch Trai: - Khi thi hương, nghe tin con đỗ, ông đã khóc vì nghĩ rằng chỉ có người phúc đức mới đáng đỗ đạt cao, con mình chưa già dặn, lại chưa tích được đức nghiệp gì mà đỗ cao chỉ sợ sinh kiêu căng, tự mãn, phúc chẳng thấy lại rước hoạ vào thân, thuyền nhỏ sao kham nổi trọng tải lớn. Ông tin rằng: “Thiếu niên đăng khoa nhất bất hạnh dã”. - Đi thi Hội, Huy Trứ lại đỗ thứ bảy, đỗ đại khoa đ Cha nghe tin càng lo lắng vì nghĩ công đức con mình không xứng đáng. - Thi Đình, Huy Trứ phạm huý, bị truất cả học vị tiến sĩ lẫn cử nhân, đồng thời bác Huy Trứ mấtđ Cha nghe tin buồn cho Trứ thì ít mà thương anh thì nhiềuđ Cha khuyên con không được thoái chí: việc bị tước khoa danh là cơ hội thần phật ban cho để con rèn luyện nên người, không nên thoái chí, người ta ai chẳng mắc sai lầm quý là chỗ biết sửa chữa. * Trong suy nghĩ của người cha tuy có chỗ mê tín, theo thuyết định mệnh của đất trời, bảo thủ, máy móc không tin tưởng vào khả năng của thế hệ trẻ nhưng cũng có nhiều điểm tiến bộ: - Hiền tài phải là người toàn diện cả về tài năng và đức độ, nếu không sẽ cậy tài mà sinh kiêu căng, tự mãn, làm hại cho bản thân và người khác. - Phúc hoạ là thứ khó lường, người ta phải biết cách tiếp nhận và chấp nhận: phúc đến không vui sướng đến mờ mắt, hoạ tới không buồn đau đến mức bi quan. Cuộc sống bao giờ cũng có sự bù trừ, thứ gì cũng có cả mặt tốt và mặt xấu. - Sai lầm là điều không ai tránh khỏi nhưng quan trong là không được thoái chí, phải biết sửa chữa sai lầm, coi đó là cơ hội rèn luyện để hoàn thiện bản thân và phấn đấu thành công nhiều hơn. III.Củng cố: - Bài tập: Nêu suy nghĩ của em về quan niệm thành bại mà Đặng Dịch Trai đã thể hiện trong đoạn trích “Cha tôi”. Ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân Thông tin chung: Tiết: .................... Lớp:.............................................. Thời gian: thứ..............ngày............tháng...........năm.......... A. Mục tiêu - Kiến thức: thấy được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của các nhân. - Kĩ năng: Hình thành và nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong lời nói cá nhân, năng lực sáng tạo của cá nhân trong việc sử dụng ngôn ngữ trên cơ sở các yếu tố và quy tắc chung. - Giáo dục: có ý thức tôn trọng các quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc ngôn ngữ của dân tộc B.Phương pháp: qui nạp và tích hợp C.Phương tiện: SGK và giáo án, sách tham khảo, mở rộng D.Tiến trình bài giảng: 1.ổn định: 2.Kiểm tra: 3.Bài mới: Hoạt động thầy và trò Nội dung cần đạt ? Vì sao nói ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội. I. Ngôn ngữ - Tài sản chung của xã hội: Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng, vì ai cũng có quyền sử dụng nó. Biểu hiện của tính chung trong ngôn ngữ: 1. Các yếu tố chung trong ngôn ngữ: - Các âm: a,b,c… Các thanh (6 thanh điệu) - Các tiếng: nhà, cây, trời,… - Các từ: - Các ngữ cố định: thành ngữ 2. Các quy tắc và phương thức chung trong việc cấu tạo và sử dụng các đơn vị ngôn ngữ: - Quy tắc cấu tạo các kiểu câu: câu hỏi, câu phủ định, câu khiến, câu ghép chỉ quan hệ nhân quả, điều kiện giả thuyết. - Phương thức chuyển nghĩa của từ: từ nghĩa đen, nghĩa gốc sang nghĩa bóng, nghĩa chuyển, gồm biện pháp ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá. * Muốn tích luỹ ngôn ngữ chung có hai cách: - Học qua giao tiếp tự nhiên hàng ngày: phát triển hai kĩ năng nghe và nói. - Học qua nhà trường, sách vở, báo chí: hoàn thiện hai kĩ năng đọc và viết. II. Lời nói – Sản phẩm riêng của cá nhân: 1.Giọng nói cá nhân: do bẩm sinh, do địa phương, nghề nghiệp, bệnh lí tạo ra. 2.Vốn từ ngữ cá nhân: người nước ngoài mới học tiếng Việt, vốn từ hạn chế, cách nói ngô nghê: dùng từ “kêu” để chỉ chung âm thanh do chim chóc, trâu bò,chó lợn,… 3.Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng các từ ngữ chung, quen thuộc. 4.Việc tạo ra các từ mới 5.Việc vận dụng linh hoạt sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung. * Đặc biệt trong văn chương nghệ thuật dấu ấn cá nhân được đề cao, được trau chuốt thành phong cách nghệ thuật: “Một chữ phải là một hạt ngọc trên trang bản thảo, phải là hạt ngọc mới nhất, của mình tìm được, do phong cách văn chương của mình mà có được”. * Lời nói cá nhân góp phần làm phong phú cho ngôn ngữ chung, thúc đẩy ngôn ngữ chung phát triển III.Luyện tập: -Bài tập 2: Cho biết ý kiến của anh chị về các câu tục ngữ, ca dao sau: “Người thanh tiếng nói cũng thanh Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu”. Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội Thông tin chung: Tiết: .................... Lớp:.............................................. Thời gian: thứ..............ngày............tháng...........năm.......... A. Mục tiêu - Kiến thức: biết phân tích một đề văn nghị luận xã hội. - Kĩ năng: biết tìm ý và lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội. - Giáo dục: B.Phương pháp: qui nạp và tích hợp C.Phương tiện: SGK và giáo án, sách tham khảo, mở rộng D.Tiến trình bài giảng: 1.ổn định: 2.Kiểm tra: 3.Bài mới: Hoạt động thầy và trò Nội dung cần đạt ? Có mấy loại văn nghị luận được chia theo nội dung nghị luận. I. Tìm hiểu, phân tích đề văn nghị luận: 1. Nội dung nghị luận (luận đề): * Thường chia thành hai loại: - Nghị luận chính trị – xã hội: yêu cầu bàn bạc về một vấn đề chính trị – xã hội hay một vấn đề đạo lí. - Nghị luận văn học: yêu cầu bàn bạc về một vấn đề văn học như nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học, đặc điểm và phong cách của tác giả, vấn đề văn học sử hay lí luận văn học. * Có những đề nêu trực tiếp nội dung nghị luận nhưng cũng có những đề nêu một cách gián tiếp vì thế người viết phải suy nghĩ, phân tích để rút ra vấn đề trọng tâm. 2. Thao tác lập luận: - Các thao tác thường gặp là: giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích, so sánh... - Thông thường người viết phải xác định được thao tác lập luận chính, sau đó kết hợp với nhiều thao tác lập luận khác. - Cách nhận diện thao tác lập luận: + Có đề nêu trực tiếp: hãy giải thích, hãy chứng minh.. + Có đề nêu gián tiếp qua các câu hỏi hoặc mệnh lệnh thức: thế nào? là gì? (giải thích); hãy làm sáng tỏ (chứng minh); hãy nêu suy nghĩ, hãy bày tỏ quan điểm (bình luận). Đặc biệt nếu đề không nêu một yêu cầu nào thì người viết phải vận dụng tất cả các thao tác lập luận. 3. Phạm vi tư liệu cho phép người viết được huy động. - Có đề nêu trực tiếp, cụ thể: - Có đề không nêu, người viết phải tự xác định lấy. Trong trường hợp đó phạm vi kiến thức thường là rất rộng, hầu như không giới hạn. ? Phương pháp tìm ý cho bài văn nghị luận là gì. ?Có mấy loại luận cứ trong bài văn nghị luận (Lí lẽ, thực tiễn) II.Lập dàn ý cho bài văn nghị luận: 1.Tìm ý: Biện pháp quan trọng để nhận gợi ra các ý, các luận điểm đó là đặt câu hỏi. Các mẫu câu hỏi thường dùng: + Là gì, cái gì: dùng để giải thích vấn đề. + Thế nào, ra sao: làm rõ các khía cạnh, các mặt, thực trạng của vấn đề. + Tại sao: chứng minh, tìm nguyên nhân. + Để làm gì: xác định mục đích, ý nghĩa, tác dụng. + Cần phải làm gì và làm như thế nào: tìm giải pháp cho vấn đề. *Lưu ý: Tuỳ theo từng luận đề và yêu cầu của bài văn mà ta lựa chọn sử dụng các câu hỏi trên. Không nhất thiết phải áp dụng tất cả các câu hỏi này cho một đề văn. 2.Lập dàn ý: *Mở bài: dẫn dắt, giới thiệu luận đề, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong cách gián tiếp, có thể đi theo hai kiểu: -Kiểu tương đồng: 1. Thời gian (từ lịch sử vấn đề từ trước đến vấn đề hiện nay), 2. Không gian (từ phạm vi bao quát đến đến pham vi hẹp mà ta cần bàn bạc) -Kiểu tương phản: Đi từ một vấn đề ngược lại để dẫn dắt đến vấn đề ta cần bàn. *Thân bài: -Lần luợt nêu ra các luận điểm trong các câu chủ đề, rồi xác định các luận cứ và lí lẽ để chứng minh, làm rõ chúng trong khuôn khổ của từng đoạn văn. -Sắp xếp các luận điểm (các đoạn) theo trình tự hợp lí và tạo dựng liên kết giữa chúng. *Kết bài: -Chốt lại các luận điểm chính đã nêu -Gợi mở ra những vấn đề mới mà ta chưa có dịp bàn kĩ trong bài viết này để dành cho những bài viết khác. II.Thực hành: Hãy phân tích đề, tìm ý và lập dàn ý cho đề văn nghị luận sau: Từ văn bản “Cha tôi” trích “Đặng Dịch Trai ngôn hành lục” của Đặng Huy Trứ, anh (chị) hãy phát biểu quan điểm của mình về việc đỗ – trượt trong thi cử. *Mở bài: -Xưa nay, trong thi cử, đỗ – trượt là việc ai cũng quan tâm, dù đó là sĩ tử bình thường hay vĩ nhân, thiên tài. Đứng trước sự kiện đó, mỗi người đều có thái độ, suy nghĩ khác nhau hoặc cam chịu, hoặc buồn nản, bi quan hay càng quyết tâm làm lại từ đầu. -Đoạn trích “Cha tôi” trong “Đặng Dịch Trai ngôn hành lục” của Đặng Huy Trứ đã đem đến cho người đọc nhiều suy nghĩ sâu sắc về việc đỗ trượt trong thi cử nói riêng và sự thành bại trong cuộc sống của mỗi người nói chung. *Thân bài: -Thông thường, đỗ – trượt là hai sự đối lập. Đỗ gắn với thành công, vinh quang, danh vọng, tiền bạc và vô vàn vận hội tốt cho con đường học tập nói riêng và con đường công danh, sự nghiệp nói chung. Ngoài lợi ích vật chất, thi đỗ cũng là một cách để người ta khẳng định tài năng, vị trí của mình trong xã hội. Vì thế, đó là điều ai cũng ước ao, mong chờ và vui sướng khi đạt được. Chính vì thế, người ta có thể tìm mọi cách, dùng mọi cố gắng để có thể đạt được nó. Trong “Lều chõng”, Ngô Tất Tố kể chuyện ông già hơn 70 tuổi còn cố đi thi. Tú Xương – nhà thơ trào phúng lớn của văn học VN cuối thế kỉ XIX, đi thi cho đến lúc chết dù đã thất bại rất nhiều lần. Còn trượt là điều hoàn toàn ngược lại. -Nhưng trong “Cha tôi”, thân phụ của Đặng Huy Trứ đã có những suy nghĩ khác lạ, dường như “ngược đời” về việc đỗ – trượt của con, khiến người đọc phải suy nghĩ. -Thấy con đỗ cử nhân, tiến sĩ, cha không vui mà khóc ướt áo. Người khác thấy lạ, thắc mắc thì ông giải thích: con tôi tuổi trẻ, chưa già dặn, lại chưa có đức nghiệp gì, việc thi đỗ dễ khiến nó sinh kiêu căng, tự mãn. Đó không phải là phúc mà có thể chính là hoạ chờ sẵn. đ Để đỗ đạt, gặt hái được thành công nào đó, người ta phải nỗ lực không ít. Không phải ai cũng có thể thành công được. Phải có nhiều điều kiện: ý chí, tài năng và đức độ. Nói như Bác Hồ là con người cần phải có cả tài lẫn đức, nếu thiếu một trong hai thứ đó thì chỉ là kẻ vô dụng hoặc làm việc gì cũng khó, nghĩa là không thể thành công được. Nếu chỉ cậy tài mà không chịu khổ công rèn luyện, nếu chỉ chăm chút cho trình độ chuyên môn mà quên trau dồi nhân cách thì người ta sẽ không thể thành công hoặc nếu có cũng chỉ là nhất thời, may mắn, sớm hay muộn cũng sẽ không giữ được. đ Khi đỗ đạt, thành công không nên chỉ biết vui mừng. Người xưa thường dạy thắng không kiêu chính là để cảnh tỉnh con người những lúc đang gặt hái được thành công. Cần phải tỉnh táo, kiềm chế, nếu không sẽ sinh kiêu căng, tự mãn, làm hỏng thành quả của chính mình. đ Đây cũng là lúc lúc người ta thường có thái độ bằng lòng, thoả mãn với kết quả có được, không còn động lực phấn đấu. Điều đó đồng nghĩa với sự dừng lại, giậm chân tại chỗ, về lâu dài nó sẽ khiến người ta thụt lùi, có nguy cơ trở thành cái bóng của chính mình. Rất nhiều người trẻ tuổi thành công một lần rồi mất hút, sau này không còn được ai nhắc đến cũng chính vì lí do đó. Vì vậy, khi đã thành công, càng phải tu chí, chuyên tâm hơn nữa để duy trì, phát huy, nâng cao thành tích đã đạt được. -Khi biết tin con trượt, thân phụ không cho đó là chuyện buồn đau,bất hạnh. Thậm chí coi đó là cơ hội để con rèn luyện. Sai lầm là điều không tránh khỏi nhưng nếu biết sửa chữa thì chắc chắn sẽ thành công. đ Đây chính là tư tưởng bại không nản. Thi trượt là điều ai cũng sợ, khiến ai cũng buồn. Nhưng đây cũng là một thử thách, là một kì thi thực sự: thi bản lĩnh làm người. Nếu như bạn không vượt qua được nỗi buồn, nếu bạn bi quan sau khi thi trượt, sau khi thất bại thì bạn lại rơi vào một thất bại khác nặng nề hơn: thất bại trong bài học làm người. Thi trượt là thất bại nhất thời nhưng nếu bạn buông xuôi, không biết đứng lên sau khi ngã thì đó là thất bại cả cuộc đời. đ Sai lầm, thua cuộc là điều không ai tránh khỏi, dù đó là vĩ nhân hay thiên tài. Vì thế, bạn không nên quá bi quan. Hãy coi đó là một phần của cuộc sống. Hãy biết cách tạm chấp nhận nó để rồi vượt lên mạnh mẽ. Cách tốt nhất để chiến thắng thất bại là hãy coi đó như một cơ hội rèn luyện và hoàn thiện bản thân. Cái gì cũng có hai mặt. Thất bại cũng có mặt tốt là giúp ta phát hiện và sửa chữa được những khiếm khuyết của mình. Nhờ đó, ta sẽ có nhiều bài học kinh nghiệm quý giá, hữu ích về sau. Thế nên, người xưa đã nói: “Thất bại là mẹ thành công”. đ Muốn thế, khi thất bại, đừng phủ nhận và đổ lỗi cho người khác, cũng đừng tìm cách trốn tránh, lãng quên và tự lừa dối mình. Bạn phải biết dũng cảm nhìn thẳng vào sai lầm của bản thân. Thuốc đắng mới dã tật. *Kết bài: -Thắng không kiêu,bại không nản, đó là một điều mà tất cả chúng ta phải ghi nhớ. -Nếu không biết cách đón nhận thì thành công cũng có thể trở thành thất bại. Ngược lại, nếu biết cách sửa chữa thì thất bại cũng có thể chính là sự bắt đầu của thành công. III.Củng cố: -Trình bày quan niệm của em về vẫn đề thất bại trong cuộc sống qua đoạn trích “Cha tôi” của Đặng Huy Trứ. Lẽ ghét thương (Trích truyện lục vân tiên) Thông tin chung: Tiết: .................... Lớp:.............................................. Thời gian: thứ..............ngày............tháng...........năm.......... A. Mục tiêu - Kiến thức: Hiểu được tư tưởng căm ghét hôn quân, bạo chúa, thương xót nhân dân trong cảnh khốn cùng và cảm thông với người hiền tài gặp nạn của tác giả qua lời ông Quán trong đoạn trích. Thấy được nghệ thuật truyền cảm bằng cách dùng điệp từ, thành ngữ, tiểu đối, từ láy trong đoạn trích. - Kĩ năng: - Giáo dục: B.Phương pháp: qui nạp và tích hợp C.Phương tiện: SGK và giáo án, sách tham khảo, mở rộng D.Tiến trình bài giảng: 1.ổn định: 2.Kiểm tra: Nêu suy nghĩ của em về quan niệm thành bại mà Đặng Dịch Trai đã thể hiện trong đoạn trích “Cha tôi”. 3.Bài mới: Hoạt động thầy và trò Nội dung cần đạt ? Cơ sở để tác giả xây dựng nên “Truyện Lục Vân Tiên” là gì. I.Tìm hiểu chung: 1.Tác giả: 2.Tác phẩm: -Truyện Lục Vân Tiên là tác phẩm lớn của văn học VN, được nhân dân, đặc biệt là người Nam Bộ yêu chuộng. -Tác phẩm được sáng tác trên cơ sở các mô típ của VHDG (1) và truyện trung đại (2) kết hợp với một số tình tiết có thật trong cuộc đời tác giả (3). Từ đó tìm ra đâu là hoá thân của tác giả trong tác phẩm (Lục Vân Tiên, ông Quán,…) -Đoạn trích “Lẽ ghét thương” kể về cuộc trò chuyện giữa ông Quán với các nho sĩ trẻ tuổi. Qua đó thể hiện tư tưởng căm ghét hôn quân, bạo chúa, thương xót nhân dân trong cảnh khốn cùng và cảm thông với người hiền tài gặp nạn. ?Ông Ngư, ông Quán, ông Tiều trong các truyện thơ của Nguyễn Đình Chiểu có phải là những người lao động thông thường không. ? Đối tượng trong lẽ ghét của NĐC là ai ? Đối tượng trong lẽ thương của ông gồm những ai. ? Tình thương mà NĐC dành cho dân chúng và các bậc hiền tài, danh nhân có gì khác nhau. (Thương cảm và đồng cảm) II.Phân tích: 1.Lẽ ghét thương của ông Quán: -Trong Truyện Lục Vân Tiên, ông Quán cũng như ông Ngư, ông Tiều đều là những nho sĩ ẩn dật, có tài “kinh luân” nhưng lại không muốn đua tranh với đời mà ưa cuộc sống tiêu dao, tự do tự tại. Họ đều là những hoá thân của Đồ Chiểu, chân dung tự hoạ của ông. Vì thế, qua suy nghĩ của họ ta có thể thấy được tư tưởng của chính tác giả. -Ông Quán không ẩn dật chốn rừng sâu hẻo lánh (tiểu ẩn), mà náu mình ngay tại chốn kinh kì đông đúc, người xưa gọi đó là bậc “trung ẩn”. a.Lẽ ghét: -Theo quy luật tâm lí thông thường, tình cảm con người sẽ đi từ thương đến ghét: vì thương xót quần chúng nhân dân nên mới căm ghét lũ bạo chúa gây hại cho họ. Nhưng trong đoạn trích, ông Quán nói đến lẽ ghét trước. Thể hiện sự bất bình, căm phẫn đến mức không chịu đựng nổi của ông đối với cái xấu xa. Đồng thời cũng tạo ra nền tảng để nhà thơ thể hiện sự xót thương của mình ở phần sau tác phẩm. Cách tạo bố cục như trong Truyện Kiều: miêu tả Vân làm nền để Kiều nổi bật hơn. -Đối tượng mà ông căm ghét đó chính là lũ hôn quân bạo chúa đã gây ra những việc hại dân, hại nước. +Ghét thời Kiệt, Trụ mê dâm đ để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang. Liên hệ câu thơ của NT: “Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”, hình ảnh sa hầm, sẩy hang, biểu tượng cho chốn cùng đường +Ghét thời U, Lệ đa đoan đ khiến dân luống chịu lầm than muôn phần +Ghét thời Ngũ Bá phân vân, chuộng bề dối trá đ làm dân nhọc nhằn +Ghét thời Thúc Quý phân băng đ rối dân. -Sự căm ghét đó đến mức cực điểm: “Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm”. Câu thơ như lời đay nghiến, từ sự phẫn uất ăn sâu vào tận tâm can, chứ không phải là sự tức giận nhất thời, bề ngoài. NĐC đã lên án bọn hôn quân bạo chúa không những chẳng hoàn thành được sứ mệnh bảo vệ dân chúng mà còn làm cho dân đau khổ, khốn cùng, tội ác chúng gây ra cho dân còn tàn ác hơn cả bọn giặc ngoại xâm. -Sự căm ghét này chứng tỏ thái độ đứng hẳn về phía nhân dân bị áp bức, đo

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 11 Nang cao(1).doc
Giáo án liên quan