Giáo án Đọc hiểu 11 năm học 2007- 2008: Chữ ngời tử tù

A. Phần chuẩn bị.

I. Mục tiêu bài học: giúp hs.

1. Kiến thức:

- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao, hiểu được quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân qua nhân vật này.

- Hiểu nghệ thuật của truyện: Tình huống truyện, tạo không khí cổ xa, thủ pháp đối lập, ngôn ngữ giàu yếu tố tạo hình.

2. Kĩ năng: Đọc hiểu tác phẩm văn học.

3. Thái độ, tình cảm: Nhận đúng và biết trân trọng cái đẹp.

II. Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi tìm, trả lời câu hỏi, thảo luận

III. Phương tiện dạy học.

1.GV: SGK + SGV + giáo án.

2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn.

B. Tiến trình lên lớp.

* ổn định tổ chức.

I. Kiểm tra bài cũ: không .

II. Bài mới:

1. Giới thiệu bài mới: ( 1 ) Cái đẹp, cái tài và cái hiên lương được thể hiện như thế nào trong tác phẩm chữ người tử tù.

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1282 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đọc hiểu 11 năm học 2007- 2008: Chữ ngời tử tù, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/11 Ngày giảng: 15/11 Tiết 41 , Đọc hiểu Chữ ngời tử tù (Tiết 1) Nguyễn Tuân A. Phần chuẩn bị. I. Mục tiêu bài học: giúp hs. 1. Kiến thức: - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao, hiểu được quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân qua nhân vật này. - Hiểu nghệ thuật của truyện: Tình huống truyện, tạo không khí cổ xa, thủ pháp đối lập, ngôn ngữ giàu yếu tố tạo hình. 2. Kĩ năng: Đọc hiểu tác phẩm văn học. 3. Thái độ, tình cảm: Nhận đúng và biết trân trọng cái đẹp. II. Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi tìm, trả lời câu hỏi, thảo luận III. Phương tiện dạy học. 1.GV: SGK + SGV + giáo án. 2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn. B. Tiến trình lên lớp. * ổn định tổ chức. I. Kiểm tra bài cũ: không . II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài mới: ( 1’ ) Cái đẹp, cái tài và cái hiên lương được thể hiện như thế nào trong tác phẩm chữ người tử tù.... 2.Nội dung. 1. Tìm hiểu chung 20’ a. Tác giả HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS Kiến thức cần đạt ? Nêu những nét chính về con người, sự nghiệp của Nguyễn Tuân? HS đọc SGK độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. + Nguồn gốc: Nguyễn Tuân sinh 1910 mất1987 trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn (Ông thân sinh đã hai lần đỗ tú tài Hán học) quê làng Mọc nay là Nhân Mục - (Nhân Chính) Quận Thanh Xuân, Hà Nội. + Quá trình trưởng thành: Học hết bậc Thành chung (tương đương với THCS) Ông tìm đến nghề viết văn, làm báo tham gia hoạt động cách mạng từ 1945 tình nguyện lấy văn chương của mình phục vụ hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Từ năm 1948 đến 1958 là Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam. Ông có biệt tài trong thể ký đặc biệt là Tuỳ bút. Một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, có nhiều đóng góp cho nền văn học dân tộc, nhất là lĩnh vực ngôn ngữ. Năm 1996 ông được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Về số lượng tác phẩm (SGK) b. Tập truyện Vang bóng một thời. ? Trình bày hiểu biết của em về tập truyện Vang bóng một thời và xuất xứ tác phẩm chữ người tử tù ? Đọc sgk độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. - Tập Vang bóng một thời + Xuất bản năm 1940 gồm 11 truyện ngắn Một văn phẩm đạt gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ (Vũ Ngọc Phan). Tác phẩm đã kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám. + Nhân vật chính là những nhà nho “Cuối mùa” tuy đã thua cuộc nhng tỏ ra bất bình với xã hội đương thời, không a dua chạy theo danh lợi vẫn cố giữ vẻ đẹp thiên lương và trong sạch của tâm hồn. Họ cố ý lấy cái tôi tài hoa kiêu bạc để đối lập với cái xã hội lúc bấy giờ bằng cách phô diễn những lối sống đẹp, thanh cao. Trong số những con người ấy nổi lên hình tượng Huấn Cao trong Chữ ngời tử tù. 2. Văn bản a. Bố cục Giải nghĩa từ khó theo chú thích. ?Tìm bố cục truyện ngắn. Nêu nội dung mỗi phần? HS lần lượt đọc văn bản SGK - Văn bản chia làm ba đoạn + Đoạn một từ đầu đến: “Xem sao rồi sẽ liệu”: Nhân cách, tài hoa của Huấn Cao trong suy nghĩ, lời nói của viên quản ngục và thơ lại. + Đoạn hai tiếp đó đến: “Thì ân hận suốt đời mãi”. Nội dung của đoạn này: tính cách của hai nhân vật Huấn Cao và quản ngục. Đặc biệt là Huấn Cao với dũng khí, thiên lương được soi trong cặp mắt, suy nghĩ của viên quản ngục. b. Chủ đề ?Xác định chủ đề của truyện? Đọc sgk độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. Truyện miêu tả tài năng, dũng khí, thiên lương cao cả kết tinh thành vẻ đẹp của Huấn Cao. Đồng thời làm rõ cái đẹp và cái thiện đã cảm hoá được cái xấu, cái ác và khẳng định tài và tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời. II. Đọc - hiểu 1. Nhân vật Huấn Cao 15’ a. Giới thiệu. ?Tác giả để Huấn Cao xuất hiện nh thế nào? ?Phân tích suy nghĩ, cử chỉ và lời nói của quản ngục, thơ lại để thấy đợc tài năng, dũng khí của Huấn Cao? Đọc sgk độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. - Huấn Cao xuất hiện: ngay từ đầu truyện, qua suy nghĩ, lời nói và hành động của quản ngục và thơ lại. - Lời nói của quản ngục với thơ lại: “... Trong đó, tôi nhận thấy tên ngời đứng đầu bọn phản nghịch là Huấn Cao. Tôi nghe ngờ ngợ. Huấn Cao? Hay là cái ngời vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài chữ viết rất nhanh và rất đẹp đó không?” Và “Tôi nghe quen quen và thấy nhiều ngời nhắc đến cái danh ấy luôn, thì tôi cũng hỏi thế thôi”. Đến “Thầy liệu cái buồng giam đó có cầm giữ nổi một tên tù có tiếng là nguy hiểm không? Thầy có nghe ngời ta đồn Huấn Cao ngoài cái tài viết chữ tốt lại còn có cái tài bẻ khoá và vợt ngục nữa không?”. Cùng cử chỉ và lời nói của thơ lại “Dạ bẩm! Thế y văn võ đều có tài cả. Chà chà (Chặc lỡi)”. Chưa hết, thơ lại còn bẩm thêm: “Tôi thấy những ngời có tài thế mà đi làm giặc thì đáng buồn lắm. Dạ bẩm! Giả thử tôi là đao phủ, phải chém những người như vậy, tôi nghĩ mà thấy tiêng tiếc”. Những lời lẽ, cử chỉ của những kẻ vẫn mang tiếng là xấu, ác xem ra cũng biết đánh giá con người. + Cái tài viết chữ đẹp. + Cái tài bẻ khoá vượt ngục. => Văn võ song toàn đã đồn đại qua nhiều người. Ngay đến cả những người tưởng chừng không bao giờ nghĩ đến nhân phẩm cũng nhận ra. Tác giả không trực tiếp miêu tả, chỉ gián tiếp. Tính cách Huấn Cao hiện lên đậm nét chính là nhờ được soi trong cặp mắt và những suy nghĩ, cách đánh giá của viên quản ngục và thơ lại. Đó là tài viết chữ đẹp và “Uy vũ bất năng khuất” (Bạo lực không thể khuất phục). b. Cuộc sống lao tù. ? Huấn Cao xuất hiện trớc đề lao với hình ảnh nh thế nào?Tác giả đã miêu tả nh thế nào để gây ấn tượng cho người đọc? Đọc sgk độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. - Sáu phạm nhân mang chung một chiếc gông. + Hình ảnh chiếc gông: “Cái thang gỗ lim nặng, đóng khung lấy sáu cái cổ phiến loạn, nếu đem bắc lên mỏ cân, có thể nặng đến bẩy, tám tạ. Thật là một cái gông xứng đáng với tội án sáu người tử tù. Gỗ thân gông đã cũ và mồ hôi cổ, mồ hôi tay kẻ phải đeo nó đã phủ lên một lớp quang dầu bóng nhoáng. Những đoạn gông đã bóng thì loáng như có người đánh lá chuối khô. Những đoạn không bóng thì lại sỉn lại những chất ghét đen sánh”. Đây là những nét đặc tả để tạo cảm giác cho người đọc về sự hình phạt của chế độ nhà tù. Ngời ta tưởng tượng tới thế giới nhà tù thời trung cổ ở Phương đông. Những con người mang chiếc gông nặng nề kia rồi phải chịu những hình phạt như thế nào? Hoặc là bị thiêu trên giàn lửa hoặc là bị treo cổ, hoặc lên đoạn đầu đài. Một trong sáu người ấy là Huấn Cao. Hình phạt đang chờ ông. + Hành động: Huấn Cao giũ rệp trên thang gông: “Huấn Cao lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái. Then ngang chiếc gông bị giật mạnh, đập vào cổ năm ngời sau, làm họ nhăn mặt. Một trận mưa rệp đã làm nền đá xanh nhạt lấm tấm những điểm nâu đen”: Huấn Cao “lạnh lùng” là thái độ không thèm để ý gì, không thèm chấp câu nói của tên lính áp giải tù nhân. Ông đã trút tất cả sự giận dữ, khinh bỉ của mình đối với bọn lính vào hành động thúc gông xuống nền đá “đánh thuỳnh một cái” hành động đó chỉ có ở con người không hề tỏ ra run sợ trước sự đe doạ của kẻ giữ tù. Mấy tiếng pháp trường (Nơi xử chém) không làm ông run sợ =>Dũng khí hơn người. ?Những ngày sống trong đề lao những chi tiết nào về Huấn Cao khiến ta chú ý? Hãy phân tích để làm rõ phẩm chất của Huấn Cao? Đọc sgk độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. - Những ngày sống trong đề lao. + Ngày nào cũng như ngày nào, Huấn Cao “Vẫn thản nhiên nhận rượu thịt” Trước khi dùng cơm tù. Đây là sự biệt đãi của quản ngục với Huấn Cao. Nhưng Huấn Cao không bộc lộ thái độ gì ngoài sự (thản nhiên). Ông chỉ coi (đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình). Đấy chỉ là việc hứng lên trong cuộc sống bình thường. =>Huấn Cao là con người “phú quý bất năng dâm”. Tiền bạc vật chất không thể mua chuộc. + Nói với quản ngục “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Lời lẽ của Huấn Cao đầy khinh bỉ, rẻ rúng quản ngục. Ông Huấn cũng sẵn sàng đợi một trận lôi đình báo thù và những thủ đoạn tàn bạo của quản ngục bị sỉ nhục”. => Dũng khí “Uy vũ bất năng khuất” lại một lần nữa đợc tô đậm ở Huấn Cao. + Những suy nghĩ: về “sự tươm tất của quản ngục”. Cơm rượu, thịt vẫn bình thường như mọi khi và đa đến đều đều. “Năm bạn đồng chí của ông cũng đều được biệt đãi như thế cả”. Ông nghĩ về quản ngục: “Hay là hắn muốn dò đến những điều bí mật của ta? Không! không phải thế. Vì bao nhiêu điều quan trọng, ta đã khai ở bên ti Niết cả rồi”. Huấn Cao đâu chỉ tài hoa, dũng liệt mà biết cân nhắc lẽ phải, trái, tốt, xấu ở đời. Đó là thiên tâm của ông. Một phẩm chất trụ cột để làm nên cái thiên lương cao cả. (thiên lương bao gồm: Thiên chi (nhận thức), thiên năng (dũng khí), thiên tâm (tấm lòng cao cả). Ông biết xem xét đánh giá con người. Ông nói với thơ lại khi y trình bày sở nguyện của quản ngục “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người” và “thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Huấn Cao là con người tài hoa, dũng khí, cũng là người biết mềm lòng trước sở nguyện chính đáng và trong sạch. Thiên lương cao cả đầy vẻ đẹp nhân văn của Huấn Cao là ở chỗ ấy. Vì thế, Huấn Cao bằng lòng cho quản ngục chữ của mình. 3. Củng cố luyện tập: 8’ - Gv khái khoát kiến thức cơ bản. ? Cảm nhận của em về nhân vật Huấn Cao? - Tuỳ hs, giáo viên điều chỉnh, bổ sung. C. Hướng dẫn học sinh học và làm bài (1’) 1.Bài cũ: - Đọc sgk củng cố kiến thức. - Học vở ghi, nắm vững nội dung vở ghi. 2.Bài mới: Tìm hiểu nội dung còn lại của tác phẩm, cảnh cho chữ và nhân vật quản ngục. Chú ý nội dung ý nghĩa của việc cho chữ và sự thay dổi của quản ngục.

File đính kèm:

  • doctiet 41.doc
  • doctiet 42.doc