Giáo án đọc văn 11: Đây thôn vĩ dạ- Hàn mặc tử

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.Kiến thức kĩ năng

2.Tình cảm thái độ

 

II.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

-Sách giáo khoa

-Sách giáo viên

-Sách thiết kế

 

III.CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo,gợi tìm,kết hợp với các hình thức thảo luận,trả lời các câu hỏi.

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2016 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án đọc văn 11: Đây thôn vĩ dạ- Hàn mặc tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 83:ĐỌC VĂN ĐÂY THÔN VĨ DẠ HÀN MẶC TỬ A.CHUẨN BỊ I.MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Kiến thức kĩ năng 2.Tình cảm thái độ II..PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN -Sách giáo khoa -Sách giáo viên -Sách thiết kế III.CÁCH THỨC TIẾN HÀNH Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo,gợi tìm,kết hợp với các hình thức thảo luận,trả lời các câu hỏi. B.ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC I.KIỂM TRA BÀI CŨ: II.BÀI MỚI: ? Qua phần tiểu dẫn trong SGK em hãy nêu những nét chính về cuộc đời,con người và sự nghiệp sáng tác của Hàn Mặc Tử ? Em hãy nêu những ý hiểu của mình về bài thơ và hoàn cảnh ra đời bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ ? Em có cảm nhận như thế nào về bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong khổ thơ đầu của bài thơ ? Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa phong cảnh thiên nhiên và cảm xúc con người trong khổ thơ này ? Em có cảm nhận như thế nào về khổ thơ cuối của bài thơ. ? Em hãy nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. I.TÌM HIỂU CHUNG 1.Cuộc đời Hàn Mặc Tử(1912-1940) tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí,người làng Lệ Mĩ,thị xã Đồng Hới,tỉnh Quảng Bình.Sinh ra trong một gia đình công giáo nghèo cha mất sớm,học ở Huế chừng 2 năm,sống nhiều ở Quy Nhơn-Bình Định,sau đó vào Sài Gòn làm báo.Trở lại Quy Nhơn khoảng năm 1936 khi ông bắt đầu mắc bệnh Phong, ông mất tại trai phong Quy Hoà-Quy Nhơn. 2.Con người: Hàn Mặc Tử là một hồn thơ mãnh liệt nhưng luôn quằn quại, đau đớn,dường như có một cuộc vật lộn và giằng xé dữ dội giữa linh hồn và xác thịt. Ông tạo ra cho mình một thế giới nghệ thuât điên loạn,ma quái,xa lạ với đời thực. 3.Sự nghiệp: Hàn Mặc Tử làm thơ từ khi 16 tuổi,các bút danh của ông như:Phong trần,Lệ thanh…Từ năm 1936 mới lấy bút danh là Hàn Mặc Tử.Các tác phẩm chính: Gái quê-1936,Thơ điên-1938,Xuân như ý,Thượng thanh khí,Cẩm châu duyên,Duyên kỳ ngộ(Kịch thơ-1939),Chơi giữa mùa trăng(Thơ văn xuôi-1940). 4.Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ Lúc đầu có tên là Ở đây thôn Vĩ Dạ,sáng tác 1938 in trong tập Thơ Điên về sau đổi thành Đau thương. Hồi làm nhân viên ở Sở đạc điền Quy Nhơn Hàn Mặc Tử có quen một cô gái,sau đó thầm yêu trộm nhớ cô ấy,cô ấy tên là Hoàng Thị Kim Cúc con ông chủ Sở đạc điền ở Huế,Một thời gian sau tác giả vào Sài Gòn làm báo khi trở lại Quy Nhơn thì cô đã cùng gia đình vào ở trong thôn Vĩ Dạ một làng kề sát ngay bờ sông Hương thơ mộng.Một ngày kia cô gái Huế theo sự gợi ý của người em thúc bá bạn của Hàn Mặc Tử gửi vào cho nhà thơ một tấm bưu ảnh có chụp cảnh sông nước có thuyền và bến,kèm theo lời hỏi thăm an ủi nhà thơ,lúc này nhà thơ đang mắc hiểm ngèo.Tấm bưu ảnh và những lời hỏi thăm đó đã tạo ra cảm hứng để nhà thơ viết nên bài thơ này. II.ĐỌC-HIỂU 1.Khổ thơ 1: Sao anh không về chơi thôn Vĩ nhin nắng hàng cau nắng mới lên vườn ai mướt quá xanh như ngọc lá trúc che ngang mặt chư điền Bức tranh thiên nhiên đẹp và thơ mộng về xứ Huế Câu thơ mở đầu như môt lời chào mời,một lời thăm hỏi hay một lời trách móc,dường như đều có ẩn ý trong lời thơ: Sao anh không về chơi thôn Vĩ Thôn Vĩ Dạ bên bờ sông Hương là một làng quê đẹp,có nhiều khu vườn xanh tươi,buổi sáng khi mặt trời mọc,khung cảnh thiên nhiên rất gợi cảm, ánh nắng ban mai và vườn cây tươi tốt dễ tạo ra những tình cảm gắn bó thiết tha với cuộc sống. Ở đây tác giả đã miêu tả những hàng cau thân vút cao trong buổi bình minh và gợi ra một cái gì đó khoẻ khoắn của thiên nhiên : Nhìn nắng hàng cau nắg mới lên Hàng cau còn gợi ra không khí làng quê như đã có từ rất lâu đời.Nhà thơ Vũ Quần Phương có những lời nhận xét : Cái “Nắng hàng cau nắng mới lên” sao lại gợi ra một nỗi nhớ làng mạc quê hương đến thế. Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Chữ “mướt” được dùng rất khéo léo,nói lên cái tốt tươi của sư sống trong khu vườn,nói đến trạng thái mượt mà mềm dịu đang độ phát triển tơ non.Màu “xanh như ngọc” như là một màu được lọc qua ánh sảngats đẹp và gợi cảm. Đó là màu xanh được miêu tả ban maihoặc khi mặt trời đang bừng sáng thì mới có mẳt trời xanh như ngọc. Ta có thể so sánh với những từ ngữ khác nhau,những trạng thái sắc thái của màu xanh như :xanh tơ,xanh lục,xanh nõn,xanh thẳm,xanh biếc…Vườn cây chiếm lĩnh chiều caocủa không gian với những hàng cây cau cao vút và bề rộng với cây xanh tươi tốt.Trong những vườn đó ẩn hiện khuôn mặt phúc hậu: Lá trúc che ngang mặt chữ điền Về phía chủ quan là tình cảm mên yêu cuộc sống,tình cảm gắn bó với mảnh đất,với những người thân quen Qua đó nhà thơ cho ta thấy được một bức tranh thiên nhiên đẹp và thơ mộng về xứ Huế, ở đó cảnh vật và con người hoà đồng để tô thêm vẻ đẹp cho thiên nhiên có hồn có sức sống. Ở đây tác giả miêu tả mối quan hệ giưa người và cảnh như hài hoà,phù hợp và găn bó với nhau.Tuy chỉ là những nét thấp thoáng nhưng cũng gợi ra ấn tượng về những con người chân thật ở cùng quê những người lao động chân thực với khuôn mặt chữ Điền. Nhìn chung ở khổ thơ 1 tác giả đã miêu tả được vẻ đẹp của làng quê xứ Huế, đất đai trù phú cây cỏ xanh tươi,một vẻ đẹp làng quê trù phú đã có từ lâu đời. 2.Khổ thơ 2: Gió theo lối gió mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay Phong cảnh thiên nhiên đầy sức nén nội tâm Đất Huế không chỉ có một vẻ đẹp mà thiên nhiên nhiều maù sắc,khung cảnh có vui,có buồn và tấm lòng của tác giả với những thiết tha nhớ mong về nơi ấy và con người nên tránh sao khỏi buồn. Tác giả miêu tả một bức tranh thiên nhiên gợi buồn,gợi nhớ: Gió theo lối gió mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay Dòng nước trôi nhẹ,ngọn gió hiu hiu thổi,những cánh hoa bắp cứ lay lay,nỗi buồn nhẹ nhưng không kém phần da diết. Đây là một khung cảnh thiên nhiên có thực đồng thời phản ánh chính tâm trạng của tác giả. Mây gió chia lìa trôi dạt không theo qui luật của tự nhiên mà theo qui luật của tâm trạng,cảnh vật cũng dường như chia sẻ nối buồn của thi nhân,tình cảm xuất phát từ nhiều lí do,nỗi bâng khuâng trước một miền đất lạ,nhiều mơ ước nhiều dè dặt,những thoáng nghi ngờCảnh càng buồn và trở nên xa vắng hơn do câu hỏi mênh mang: Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở ai về kịp tối nay? Mộng ảo quá thiên nhiên như thấm đẫm một màu trăng.Mới ở khổ đầu là một bức tranmh tràn ngập ánh nắng, đến bây giờ là nhuốm ánh trăng,con người cảm nhận được sự trống trải hiu quạnh của chính mình,nhìn thấy hình ảnh con thuyền lòng nhà thơ như rung lên mãnh liệtnhưng vẫn ở trạng thái rất đỗi mơ hồ,không xác định. 3.Khổ thơ cuối Mơ khách đường xa,khách đường xa áo em trắng quá nhìn không ra ở đây sương khói mờ nhân ảnh ai biết tình ai có đậm đà? Cảnh vật và con người đều chìm trong ảo mộng.Ở khổ thơ cuối niềm bâng khuâng,sự quyến riết trước cảnh trời mây sông nước như trải rộng ra cái cảm giác mông lung hư thực.Tuy vậy nhà thơ vẫn nhìn rõ hay nói đúng hơn là cảm nhận rõ bóng dáng của người con gái Huế thơ mộng,nhưng không nắm bắt được lại vẫn là trong ảo trong mơ mà thôi,cái hình bóng chập chờn ấy càng làm tăng thêm sự khắc khoải bồn chồncủa lòng người đa cảm,cảm giác gần vậy mà quá xa xôi. Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà Bóng hình của giai nhân mờ ảo trong sương,cảnh vật phủ bởi một màu sương nhưng cũng có thể là một ản ý của người thơ,sương khói ấy phải chăng là khoảng cách của thời gian,là màu của một mối tình vô vọng,Thi nhân đã cảm mến một người con gái Huế, đang sống trong chờ đợi và ảo mộng và trong khi yêu người ta sẽ rất dễ nghi ngờ. Câu hỏi cuối bài ngậm ngùi sâu lắng bộc lộ tâm trạng cô đơn,dường như nỗi buồn Thơ Mới đúc kết trong thơ Han Mặc Tử. III.TỔNG KẾT 1.Nghệ thuật: Đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh tâm trạng.Ba khổ thơ ba câu hỏi đồng vọng với ba tư “ai” phiếm chỉ,không xác định bộc lộ tâm trạng buồn của nhà thơ.Cảnh thiên nhiên và con người mà Hàn Mặc Tử nói đến là cảnh và người trong hoài vọng,tất cả đều như nhạt nhoà và mờ đi trong sương khói. 2.Nội dung: -Sử dụng một loạt các câu hỏi tu từ -Sử dụng các biện pháp tu từ:Ẩn dụ,Nhân hoá, điệp từ điệp ngữ…Tạo nên môt bức tranh phong cảnh và tâm trạng sinh động. III.Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhâ 1.Hướng dẫn học bài: 2.Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:

File đính kèm:

  • docDAY THON VI DAHAN MAC TU.doc
Giáo án liên quan