Bài giảng Phương pháp tả cảnh

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp HS nắm được:

- Cách tả cảnh và bố cục hình thức của một đoạn, một bài văn tả cảnh.

- Luyện tập kĩ năng quan sát và lựa chọn kĩ năng trình bày những điều quan sát, lựa chọn theo một thứ tự hợp lý.

B - CHỤẨN BỊ:

1. Giáo viên: GSK, SGV, giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: SGK, vở ghi chép, bài soạn.

C – PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- GV tổ chức giờ dạy học theo hình thức nêu vấn đề, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi, thực hành.

D - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ: “So sánh”

- Nêu định nghĩa và cấu tạo của phép so sánh? Cho ví dụ?

- Để miêu tả được, người ta phải làm gì?

3. Giới thiệu bài mới:

Để miêu tả được, người ta phải biết quan sát, nhận xét, tưởng tượng, ví von so sánh để làm nổi bật những đặc điểm của sự vật. Những điều quan sát được chưa thể làm thành một bài văn nếu ta không nắm được phương pháp tả cảnh. Bài học hôm nay sẽ hướng dẫn chúng ta thêm các bước để làm được bài văn miêu tả cảnh.

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 9126 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Phương pháp tả cảnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH A - MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS nắm được: - Cách tả cảnh và bố cục hình thức của một đoạn, một bài văn tả cảnh. - Luyện tập kĩ năng quan sát và lựa chọn kĩ năng trình bày những điều quan sát, lựa chọn theo một thứ tự hợp lý. B - CHỤẨN BỊ: 1. Giáo viên: GSK, SGV, giáo án, máy chiếu. 2. Học sinh: SGK, vở ghi chép, bài soạn. C – PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - GV tổ chức giờ dạy học theo hình thức nêu vấn đề, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi, thực hành. D - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: “So sánh” - Nêu định nghĩa và cấu tạo của phép so sánh? Cho ví dụ? - Để miêu tả được, người ta phải làm gì? 3. Giới thiệu bài mới: Để miêu tả được, người ta phải biết quan sát, nhận xét, tưởng tượng, ví von so sánh để làm nổi bật những đặc điểm của sự vật. Những điều quan sát được chưa thể làm thành một bài văn nếu ta không nắm được phương pháp tả cảnh. Bài học hôm nay sẽ hướng dẫn chúng ta thêm các bước để làm được bài văn miêu tả cảnh. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS PHẦN GHI BẢNG * GV gọi HS đọc văn bản a (Trích bài “Vượt thác”) ? Văn bản đầu miêu tả hình ảnh dượng Hương Thư, trong một chặng đường của cuộc vượt thác. Tại sao có thể nói, qua hình ảnh nhân vật, ta có thể hình dung được những nét tiêu biểu của cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ. -> Qua hình ảnh nhân vật, ta có thể hình dung được cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ vì dáng vẻ, thái độ của nhân vật đã phản ánh sự căng thẳng trong lao động, sự nguy hiểm của thiên nhiên, cảnh dòng nước chảy cuồn cuộn dữ dội, nơi có nhiều thác dữ. ? Theo em, văn bản a người ta muốn tả dượng Hương Thư hay muốn tả cảnh vượt thác. -> Người ta muốn tả cảnh vượt thác mà nhân vật chủ yếu trong cảnh vượt thác là dượng Hương Thư. Kết luận: Vậy muốn tả cảnh, trước hết phải hiểu rõ mình định tả cảnh gì để quan sát lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu cho cảnh sắc đó. * GV gọi HS đọc văn bản b: ? Văn bản b tả quang cảnh gì. -> Tả quang cảnh trên dòng sông Năm Căn. ? Để miêu tả dòng sông Năm Căn, người viết đã lựa chọn những hình ảnh nào. Và miêu tả những cảnh vật ấy theo thứ tự nào. -> Theo thứ tự không gian và thứ tự các sự vật. + Nước sông ầm ầm đổ ra biển. + Cá nước bơi hàng đàn. + Thuyền xuôi giữa dòng. + Rừng đước cao ngất, cây đước... Kết luận: Sau khi quan sát và lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu cho cảnh sắc đó, người ta phải trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự nhất định. * GV gọi HS đọc văn bản c: ? Văn bản thứ 3: em hãy chỉ ra và tóm tắt các ý của mỗi phần. - “Lũy làng...màu của lũy”: giới thiệu khái quát lũy làng. - “Lũy ngoài cùng...không rõ”: miêu tả theo trình tự không gian và thời gian các tầng lớp của lũy tre làng. + Lũy ngoài cùng, trồng tre gai chằng chéo mọc lên nhiều. + Lũy giữa trồng loại tre thẳng. + Lũy trong cùng, tre lại càng thẳng hơn (tả tre trong các mùa đổi lá, mùa lay gốc, khi mưa rào rồi tạnh...). - Phần còn lại: Dưới gốc tre lại mọc lên những mầm măng và cảm nghĩ của tác giả. ? Từ dàn ý đó, hãy nhận xét về trình tự miêu tả của tác giả trong đoạn văn. -> Tác giả miêu tả: - Theo thứ tự không gian: + Từ khái quát đến cụ thể (lũy làng -> các loại tre) + Từ ngoài vào trong (lũy ngoài cùng -> lũy giữa -> luỹ trong cùng) + Từ trên xuống dưới (tả tre -> tả măng) - Theo thứ tự thời gian: (mùa đổi lá -> mùa lay gốc, lúc trời tạnh mưa…) Kết luận: Vậy em thấy bài văn tả cảnh gồm mấy phần? Em hãy nêu ý chính của mỗi phần. (Ghi nhớ SGK/ 43) ? Nếu phải tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn thì em sẽ tả như thế nào. ? Em định miêu tả cảnh ấy theo thứ tự nào. ? Hãy viết mở bài và kết bài cho bài văn này. ? Nếu phải tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi thì trong phần thân bài em sẽ miêu tả thế nào. ? Viết 1 đoạn miêu tả cảnh ra chơi. ? Hãy rút bài văn thành dàn ý. I. Phương pháp viết văn tả cảnh: * Văn bản a/ Cảnh vượt thác: - Dáng vẻ, thái độ của nhân vật phản ánh cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ. -> Phải hiểu rõ mình định tả cảnh gì. * Văn bản b/ Quang cảnh của dòng sông Năm Căn: - Trình tự không gian và trình tự các sự vật. + Nước. + Cá. + Thuyền. + Rừng đước. + Cây đước. -> Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự nhất định. * Văn bản c/ Lũy làng: - Đoạn đầu: Giới thiệu khái quát lũy làng. - Đoạn giữa: Miêu tả các tầng lớp của lũy tre làng (theo trình tự không gian và thời gian) - Đoạn cuối: Cảm nghĩ của tác giả từ hình ảnh mầm măng. => Dàn ý: Có 3 phần: 1. Mở bài: Giới thiệu cảnh. 2. Thân bài: Tả cảnh theo thứ tự nhất định. 3. Kết bài: Cảm tưởng về cảnh đó. Ghi nhớ SGK/ 43. II. Luyện tập phương pháp và bố cục bài tả cảnh: 1/ SGK 43 Tả quang cảnh lớp học trong giờ kiểm tra viết bài làm văn. a. Những hình ảnh cụ thể, tiêu biểu: * Trước giờ làm văn: - Lúc đổi tiết, học sinh tranh thủ xem lại dàn ý và nội dung của các bài đã soạn sẵn ở nhà. * Trong giờ làm bài: + Lúc chép đề: Miêu tả thái độ của lớp khi đọc đề (vui mừng hay thất vọng) + Lúc làm bài: (Tả theo trình tự thời gian) Dáng vẻ những học sinh làm được bài (cắm cúi làm bài, vẻ mặt hân hoan, phấn khởi) Miêu tả hành động, cử chỉ của thầy cô (đi đi lại lại, ngồi ở bàn giáo viên nhìn xuống, nhắc nhở những học sinh không nghiêm túc) Thái độ, cử chỉ của những học sinh khi không làm được bài (nhìn ra cửa số, cắn bút, nhìn bài bạn...) + Lúc gần hết giờ: Sự vội vã, khẩn trương của học sinh. Giáo viên nhắc nhở điều cần thiết. + Lúc hết giờ kiểm tra: Thái độ của học sinh (hớn hở, buồn rầu, phân vân) b. Trình tự miêu tả: - Trình tự thời gian. - Trình tự không gian. c. Viết mở bài và kết bài: * Mở bài: (đơn giản) Trong năm học, chúng em thường có những tiết kiểm tra. Trước giờ làm bài bao giờ em cũng cảm thấy lo lắng, dù rằng một bài em đã học thật kĩ và nhiều lần. Đối với hôm nay cũng thế, em vội vàng cắp sách đến trường chuẩn bị bài viết 2 tiết làm văn. (có hình ảnh) Ông mặt trời từ từ ló ra sau những ngôi nhà cao tầng khang trang, những tia nắng nhạt chiếu rọi qua vòm cây như nhắc nhở em phải đến trường cho kịp giờ. Bác đồng hồ cũng hối hả thúc giục bằng những tiếng kêu “tích tắc” vì hôm nay em có giờ kiểm tra bài tập làm văn. Với tâm trạng hồi hợp, căng thẳng em vội vàng cắp sách tới trường mặc cho lũ chim trên cành cây kia đang vô tư cất lên giọng hót líu lo. * Kết bài: Tiết làm văn đã kết thúc, lớp em ai nấy đều cảm thấy nhẹ nhõm. Dù vậy, trong lòng mọi người vẫn thấy hơi lo vì có tâm trạng mong chờ cô chấm bài nhanh để mau biết điểm. Trong giờ kiểm tra thật căng thẳng nhưng cũng rất cần thiết vì nó giúp em ôn lại những kiến thức đã học và biết được sức học của mình để có hướng rèn luyện thêm nhằm đạt kết quả cao vào cuối học kì. Em tự nhủ các bài kiểm tra sau này mình cũng phải chuẩn bị tốt như vậy để lấy được điểm 9, điểm 10, giữ vững được thành tích mà mình đã đạt được trong những năm học vừa qua. 2/ SGK 44 Quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi: a. Trình tự miêu tả: Kết hợp hai trình tự thời gian và không gian. - Trình tự thời gian: trước, trong và sau khi ra chơi. - Trình tự không gian: xa -> gần. b. Đoạn văn miêu tả: Ở sân sau, các bạn chơi đánh vợt. Quả cầu trắng cứ bay vun vút theo hình vòng cung từ cây vợt này sang cây vợt khác. Chỗ nọ các bạn gái cũng đang chơi nhảy dây. Sợi dây căng dài bởi hai người giữa hai đầu. Bước nhảy của các bạn khéo léo, nhanh nhẹn, những đôi chân thật thoăn thoắt, nhịp nhàng. Trán ướt đẫm mồ hôi mà các bạn vẫn vui cười, chị gió tinh nghịch lại thổi làm mái tóc cứ phất phơ và chiếc kẹp như bông hoa lay động trên đầu của các bạn nữ sinh ấy. Sân trường nhộp nhịp tiếng cười đùa, hò reo. Trên ghế đá ở sát trường, phía sân trước có những học sinh đang cùng ôn bài, chốc chốc lại có nhiều người đứng dậy ra căn tin mua quà ăn. 3/ SGK 47. 4. Củng cố: - Hs nhắc lại ghi nhớ của bài. 5. Dặn dò: - Học bài và làm bài tập. - Chuẩn bị bài viết TLV số 5.

File đính kèm:

  • docmua xuan cua toi.doc
Giáo án liên quan