A. MỤC TIÊU .
Giúp HS:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh VN vùng đồng bằng Bắc Bộ và vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân.
- Thấy được tài năng thơ Nôm với bút pháp NT tả cảnh và nghệ thuật sử dụng từ ngữ của NK.
- Rèn kĩ năng phân tích thơ Nôm Đường luật.
B. PHƯƠNG TIỆN.
- SGK , SGV.
- TLTK .
C. PHƯƠNG PHÁP : Đọc, Phân tích , Trao đổi nhóm.
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1893 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đọc văn: câu cá mùa thu ( thu điếu ) Nguyễn Khuyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 16 . 8 . 2012
Ngày kí: 20 . 8 . 2012
Tiết 6 – Đọc văn: Câu cá mùa thu ( Thu điếu )
Nguyễn Khuyến.
A. Mục tiêu .
Giúp HS:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh VN vùng đồng bằng Bắc Bộ và vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân.
- Thấy được tài năng thơ Nôm với bút pháp NT tả cảnh và nghệ thuật sử dụng từ ngữ của NK.
- Rèn kĩ năng phân tích thơ Nôm Đường luật.
B. Phương tiện.
- SGK , SGV.
- TLTK .
C. Phương pháp : Đọc, Phân tích , Trao đổi nhóm.
D. Lên lớp.
I. ổn định tổ chức.
Lớp
Tiết
Thứ
Ngày
Sĩ số
Vắng
11 D
11 H
11 A
II. Kiểm tra bài cũ.
Đọc thuộc lòng bài Tự tình II của HXH. Phân tích 2 câu luận.
III. Bài mới.
Đọc Tiểu dẫn SGK.
Em hãy nêu những nét chính về cuộc đời, con người, sự nghiệp sáng tác của NK ?
Những hiểu biết của em về chùm thơ thu ?
Đọc diễn cảm bài thơ.
Xác định điểm nhìn của nhà thơ trong bài thơ này? Cảnh sắc thu hiện ra như thế nào ở 2 câu đề?
Chuyện câu cá được nhắc tới như thế nào, thái độ của tác giả với việc câu cá?
Em có n.xét gì về những âm thanh, sự chuyển động được nhắc tới trong 2 câu thực?
So sánh với bầu trời ở bài Thu vịnh và Thu ẩm: Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao & Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?
Nhận xét cảnh thu ở 2 câu thơ này?
Tư thế câu cá của nhà thơ ? Vì sao nhà thơ xác định tư thế đó ?
Câu thơ cuối thể hiện tâm trạng gì của nhà thơ? Vì sao ông có tâm trạng đó?
Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
I. Tiêủ dẫn.
1.Tác giả.
- Nguyễn Khuyến ( 1835 – 1909 ), quê ở ý Yên, Nam Định nhưng sống chủ yếu ở xã Yên Đổ, Bình Lục, Hà Nam. Là bậc túc nho tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân nhưng bất lực trước thời cuộc.
- NK được mệnh danh là “nhà thơ của dân tình, làng cảnh VN”
2. Văn bản:
- Thu điếu nằm trong chùm thơ thu 3 bài : Thu vịnh, thu điếu, thu ẩm.
- Bthơ được sáng tác sau khi NK cáo quan về quê.
II. đọc hiểu VB.
1.Hai câu đề
- Câu 1 :
+Ao thu : Hình ảnh thân thuộc, bình dị của vùng chiêm trũng Bắc Bộ.
+ Lạnh lẽo : Tiết trời không còn oi nóng như mùa hè mà mang hơi lạnh của gió thu rất thi vị.
+ Trong veo : Khi vắng những cơn mưa rào xối xả, nước trở nên lắng đọng, từ này vang lên như 1 niềm rung cảm thích thú của thi nhân
-> Ngồi trên chiếc thuyền giữa ao, nhiều vẻ đẹp của mùa thu sẽ đến trong tầm nhìn thi sĩ.
- Câu 2 : Vùng chiêm trũng nhiều ao nên ao nhỏ, ao nhỏ nên thuyền cũng nhỏ. Từ láy tẻo teo làm cho hình ảnh này thêm xinh xắn, đáng yêu và hoà hợp với khuôn ao.
=> Hai câu thơ mở ra 1 không gian mùa thu trong sáng, tĩnh lặng vô cùng. Nhà thơ gợi chuyện câu cá nhưng không hứng thú với việc này mà đắm say với cảnh sắc quê hương.
2. Hai câu thực :
-Câu 3:
+ Sóng biếc : Ao nhỏ nhưng có gió, có sóng xanh rất đẹp.
+ Hơi gợn tí : Ao nhỏ nên sóng nhỏ, chỉ hơi gợn.
-> Cảnh thu động nhưng thực chất lại rất tĩnh tại.
- Câu 4:
+ Lá vàng : Hình ảnh đặc trưng của mùa thu. Màu vàng đâm ngang càng làm nổi rõ màu xanh của trời đất.
+ Khẽ đưa vèo : Qua âm thang lá rơi người đọc có thể hình dung ra cảnh tượng chiếc lá thon dài, nhọn như lá tre, trúc đang xoay xoay liệng xuống-> Âm thanh càng làm tăng thêm sự vắng lặng.
=> Cảnh thu được gợi ra trong tầm nhìn gần, thanh sơ, dịu nhẹ. NT tiệm thoái trong cái nhìn tinh tế của nhà thơ đã góp phần dtả cái cực nhỏ của hình khối và âm thanh khiến câu thơ đọc lên nhẹ êm như hơi thở. Đó chính là cái tĩnh lặng đặc trưng của làng quê Yên Đổ mỗi độ thu về.
3. Hai câu luận :
- Câu 5 : NT lấy điểm tả diện, có tầng mây lơ lửng nhưng không đủ sức che, thậm chí còn làm nổi bật hơn màu xanh tinh khiết, thăm thẳm ở bên trên bầu trời.
- Câu 6:
+ Ngõ trúc quanh co: Người đi làm đồng nên ngõ xóm vắng lặng, tre, trúc mọc sầm uất, quanh co làm cho đường làng càng trở nên hun hút
+ Vắng teo: Vắng lặng đến tuyệt đối.
=> Không gian thu được mở ra theo chiều cao và hướng trước mặt, cảnh theo hướng nào cũng mang đậm phong vị làng quê và toát lên sự tĩnh lặng.
4. Hai câu kết :
- Câu 7:
+ Tựa gối buông cần: Ngồi co lại, thu mình để tránh cái lạnh của mùa thu,.
+ Lâu chẳng được : Sự bất lực, bực dọc nặng nề.
-> Ngồi câu cá để suy tư, trầm mặc, hoà cái cô đơn của lòng mình với cái cô tịnh của làng quê.
- Câu 8 :
+ Cá đớp động : NT lấy động tả tĩnh, hữu thanh mà vô thanh.
+ Hỏi đâu : cái giật mình thảng thốt, ngơ ngác kiếm tìm của người mất phương hướng
=> NK muốn mang sức mình ra giúp dân, giúp nước bằng con đường làm quan nhưng lại cáo quan về quê vì sợ mang tiếng tiếp tay cho giặc. Đó là bi kịch thời thế của trí thức Nho học đồng thời thể hiện t/y nước kín đáo mà sâu sắc của nhà thơ.
III. Tổng kết.
1. NT :
- Bút pháp thủy mặc Đường thi và vẻ đẹp “thi trung hữu họa” trong bức tranh phong cảnh.
- NT lấy động tả tĩnh, đối ( 3-4, 5-6) được vận dụng tài tình.
- H/a, từ ngữ : Đậm đà chất dân tộc.
2. Nội dung :
- Thiên nhiên mang vẻ đẹp điển hình cho làng cảnh VN: Thanh sơ, dịu nhẹ và tĩnh lặng.
- Thể hiện t/y thiên nhiên đ.nc và tâm sự thời thế của t/g.
IV. Củng cố: Hệ thống lại kiến thức.
Vẻ đẹp của nhân vật trữ tình trong bài thơ ?
V. HDVN: Học thuộc lòng, phân tích bài thơ. Theo XD, trong ba bài thơ thu chữ Nôm của NK, Thu điếu điển hình hơn cả. Hãy làm sáng tỏ ý kiến của nhà thơ.
Chuẩn bị bài: Phân tích đề, lập dàn ý trong văn nghị luận.
File đính kèm:
- Cau ca mua thu.doc