Giáo án Đọc văn Cầu hiền chiếu Ngô Thì Nhậm

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Hiểu chủ trương cầu hiền đúng đắn của vua Quang Trung sau ngày dẹp yên thù trong giặc ngoài. Từ đó thấy tầm nhìn xa trông rộng và tấm lòng vì dân vì nước của Quang Trung.

- Thấy được lối diễn đạt bằng lời lẽ đầy tâm huyết và cách lập luận chặt chẽ có sức thuyết phục cao của tác giả.

B. PHƯƠNG PHÁP

Đọc sáng tạo, gợi tìm trả lời câu hỏi, thảo luận

C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

SGK + SGV + Bài soạn

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Kiểm tra bài cũ:

2. Giới thiệu bài mới:

Lịch sử văn học Trung đại Việt Nam còn để lại nhiều văn bản của các đời vua viết bằng thể loại chiếu. Đó là Thiên đô chiếu (Chiếu dời đô) của Lí Thái Tổ, Di chiếu (chiếu để lại trước khi chết) của Lí Nhân Tông, Chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi. Trong đó người ta không thể quên Chiếu cầu hiền của vua Quang Trung do Ngô Thì Nhậm soạn thảo.

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1658 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đọc văn Cầu hiền chiếu Ngô Thì Nhậm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ: 29, 30 Ngày soạn: 15/10/2008 Ngày dạy: 16/10/2008 Đọc văn Cầu hiền chiếu Ngô Thì Nhậm A. Mục tiêu bài học - Hiểu chủ trương cầu hiền đúng đắn của vua Quang Trung sau ngày dẹp yên thù trong giặc ngoài. Từ đó thấy tầm nhìn xa trông rộng và tấm lòng vì dân vì nước của Quang Trung. - Thấy được lối diễn đạt bằng lời lẽ đầy tâm huyết và cách lập luận chặt chẽ có sức thuyết phục cao của tác giả. B. phương pháp Đọc sáng tạo, gợi tìm trả lời câu hỏi, thảo luận C. phương tiện dạy học SGK + SGV + Bài soạn D. tiến trình lên lớp 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Giới thiệu bài mới: Lịch sử văn học Trung đại Việt Nam còn để lại nhiều văn bản của các đời vua viết bằng thể loại chiếu. Đó là Thiên đô chiếu (Chiếu dời đô) của Lí Thái Tổ, Di chiếu (chiếu để lại trước khi chết) của Lí Nhân Tông, Chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi. Trong đó người ta không thể quên Chiếu cầu hiền của vua Quang Trung do Ngô Thì Nhậm soạn thảo. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt (HS đọc SGK) - Phần tiểu dẫn trình bày nội dung gì? I. Đọc - Tìm hiểu 1. Tiểu dẫn a. Giới thiệu vài nét về Ngô Thị Nhậm và bài chiếu cầu hiền. + Ngô Thì Nhậm sinh 1746 và mất 1802. Người làng Tả Thanh Oai (tức làng Tó) thuộc huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây. Năm 1775 đỗ Tiến Sĩ (29 tuổi) từng được chúa Trịnh giao cho giữ chức Đốc đồng Trấn Kinh Bắc (1788). + Khi nhà Lê Trịnh sụp đổ, Ngô Thị Nhậm đi theo phong trào Tây Sơn được vua Quang Trung phong làm Lại bộ Tả thị lang, sau thăng chức binh bộ thượng thư, có nhiều đóng góp cho triều đại Tây Sơn. Nhiều văn kiện, giấy tờ quan trọng của Tây Sơn do ông soạn thảo. Chiếu cầu hiền do Ngô Thị Nhậm viết theo lệnh của Quang Trung. (HS đọc SGK) a. Hoàn cảnh và mục đích sáng tác. - Văn bản được viết ra trong hoàn cảnh nào? nhằm mục đích gì? 2. Văn bản a. Hoàn cảnh và mục đích sáng tác. . “Chiếu cầu hiền” được viết vào khoảng 1788 và 1789 khi tập đoàn Lê Trịnh hoàn toàn tan dã. Một số sĩ phu, trí thức của triều đại cũ kẻ thì ở ẩn giữ lòng trung quân của một bề tôi, kẻ thì tự vẫn, người thì hoang mang chưa tin vào tân triều. Chiếu cầu hiền ra đời trong hoàn cảnh ấy. Bài chiếu nhằm mục đích thuyết phục đội ngũ trí thức trong làng quan lại của triều đại cũ ra cộng tác với Tây Sơn. Bài chiếu nhằm thể hiện quan điểm đúng đắn, tấm lòng yêu nước thương dân của người đứng đầu đất nước. Bài chiếu chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần b. Bố cục - Bài Chiếu chia làm 3 đoạn - Từ đầu đến “Sinh ra người hiền” Tác giả đưa ra mối quan hệ giữa người hiền tài và thiên tử. - Tiếp đó đến “...Chính sự buổi đầu cho Trẫm” Thái độ của nho sĩ Bắc Hà trước việc Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc diệt Trịnh và tấm lòng khiêm nhường nhưng cương quyết trong việc cầu hiền. - Còn lại, con đường cầu hiền của Nguyễn Huệ - Xác định chủ đề của bài chiếu. c. Chủ đề - Xác định chủ đề của bài chiếu. (HS đọc đoạn 1 SGK) - Tác giả đặt ra vấn đề gì trong đoạn một. - Em có nhận xét gì? III. Đọc - hiểu 1. Mối quan hệ của người hiền và thiên tử. - Đoạn một, tác giả đặt ra vấn đề + Mối quan hệ giữa người hiền tài và thiên tử. Bằng cách sử dụng câu nói của Khổng tử (lấy ý) từ sách luận ngữ. Người hiền cũng như sao sáng trên trời. Sao tất phải chầu về Bắc Thần (chòm sao Bắc đẩu). Sao Bắc Thần là hình ảnh của thiên tử (nhà vua). Các quần thần như các vì sao khác chầu về. Nói một cách khác người hiền tài phải quy thuận về với nhà vua. + Người hiền vì thế không nên giấu mình ẩn tiếng, không để đời dùng thì không đúng với ý trời và phụ lòng người. Phần mở đầu ngắn gọn, cách nói có hình ảnh, tác giả đã đưa ra luận đề mà bất cứ người hiền tài nào cũng không thể phủ nhận được. Lời lẽ ý tứ giàu sức thuyết phục khi tác giả đứng trên quyền lợi của dân tộc của đất nước. Đặc biệt dẫn lời của Khổng Tử. (HS đọc đoạn2 SGK) - Đối tượng của bài Chiếu là ai? Thái độ của họ như thế nào? Tác giả đã đưa ra thái độ ấy bằng cách nào? Em có nhận xét gì? 2. Thái độ của nho sĩ Bắc Hà khi Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc diệt Trịnh và tấm lòng của Quang Trung. - Đối tượng của bài chiếu là các nho sĩ Bắc Hà, quan lại các cấp kể cả những người trong hàng ngũ viên lữ trong triều Lê - Trịnh. - Thái độ của họ lúc ấy được tác giả nêu rất rõ. + Cố chấp vì một chữ Trung với triều đại cũ mà bỏ đi ở ẩn. + Người ở lại triều chính thì im lặng như những con ngựa bắt xếp hàng làm nghi trượng. + Các quan lại cấp dưới thì làm việc cầm chừng + Có người tự vẫn (ra bể vào sông) Đó là thái độ thực tế của nho sĩ Bắc Hà Tác giả đưa ra những sự kiện trên đây bằng cách vừa lấy ý từ kinh dịch “người hiền ở ẩn cố giữ tiết tháo như da bò bền” vừa dùng hình ảnh “người ở triều dường không dám nói năng như hàng trượng mã”. Đối với các quan, người giúp việc không mang hết sức mình thì dùng hình “Đánh mõ giữ cửa” (như tên gác cổng đánh mõ cầm canh). Có kẻ tự vẫn vào sông ra bể. Các sự việc đưa ra đều mang tính ẩn dụ. Tuy không nói tên người cũng đủ để giới nho sĩ, quan lại Bắc Hà đủ giật mình nếu còn trung thành với đất nước, dân tộc trong tâm lí của nho sĩ Bắc Hà có một số coi thường Quang Trung không biết nghi lễ, chữ thánh hiền, việc dùng hình ảnh trong tứ thư, ngũ kinh có tác động không nhỏ. - Thái độ và tấm lòng của vua Quang Trung được thể hiện như thế nào? Em có nhận xét gì? Mong đợi người hiền tài: “Trẫm đang ngồi trên mép chiếu chăm chú lắng nghe sớm hôm mong mỏi. Thế mà người tài cao rộng chưa có ai đến. - Nguyễn Huệ rất thành tâm, chân thực: “Hay Trẫm là người ít đức không xứng để những người ấy phò tá chăng? Hay là đương thời loạn lạc họ không thể phụng sự vương hầu”. Nhà vua rất khiêm nhường. - Nhà vua giãi bầy tâm sự của mình + Tình hình đất nước mới được tạo lập + Kỉ cương còn nhiều thiếu sót + Lại lo toan chuyện biên ải + Dân chưa được hồi sức, lòng người chưa được thấm nhuần + Làm nên nhà lớn không phải chỉ một cây gỗ, xây dựng nền thái bình không chỉ dựa vào mưu lược của kẻ sĩ. Những lời lẽ ấy rất chân thành, da diết trong sự chờ đợi và mong mỏi. Người viết cũng như người ban lệnh viết hoàn toàn xuất phát từ quyền lợi của dân, ý thức trách nhiệm của chính mình. Một chủ trương chiến lược tập hợp trú thức xây dựng đất nước. HS đọc đoạn 3 - SGK) - Em hãy tìm những biện pháp cầu hiền của vua Quang Trung. 3. Con đường cầu hiến của vua Quang Trung + Ban chiếu xuống để “Quan liêu lớn nhỏ, dân chúng trăm họ ai tài năng học thuật, mưu hay giúp ích cho đời đều cho phép được dâng thư tỏ bày công việc” Lời cầu hiền mang tính dân chủ. + Người nói được việc hay, bàn nhiều việc tốt thì nên “Bể dụng”. + Không trách cứ những người có lời lẽ “không dùng được” những người viển vông. + Các quan được tiến cử những người có tài nghệ + Với những người ở ẩn cho phép được dâng thư tự cử chớ nghĩ là “đem ngọc bán rao”. + Thời vận ngày nay là lúc thanh bình “chính lúc người hiền gặp hội gió mây”. + Mục đích để “làm rạng rỡ chốn vương đình, một lòng cung kính để cùng hưởng phúc tôn vinh, như vậy tiến cử có 3 cách, tự mình dây thư tỏ bày công việc, các quan tiến cử, dây thứ tự cử. - Em có nhận xét gì về nội dung cầu hiền của vua Quang Trung? - Nội dung cầu hiền vừa cụ thể vừa tác động tới mọi đối tượng. Đây cũng là thái độ người cầm đầu đất nước. Lời cầu hiền ấy mở rộng con đường để những bậc hiền tài tha hồ thi thố tài năng lo đời giúp nước. Vì an nguy xã tắc, một người nông dân áo vải cờ đào tự đứng lên dẹp mọi bất bằng đem lại nền thái bình cho dân cho nước. Thiết nghĩ lời cầu hiền ấy rất tâm huyết, thể hiện tư tưởng tiến bộ nhất trong suốt các triều đại phong kiến Việt Nam kể cả trước và sau Nguyễn Huệ. - Theo em chiếu cầu hiền thuộc thể loại nào của văn xuôi? - Đó là thể văn xuôi chính luận. - Các luận điểm đưa ra là gì? Lập luận ra sao? có đủ thuyết phục đối tượng không? - Các luận điểm đưa ra lần lượt là: + Người hiền có mối quan hệ như thế nào với thiên tử. + Thái độ, hành động của văn sĩ, quan lại Bắc Hà như thế nào. + Thái độ của nhà vua ra làm sao. + Nhà vua nêu tình hình đất nước hiện tại. + Cầu hiền bằng nhiều cách. + Thành tâm kêu gọi người hiền tài. - Cách lập luận rất chặt chẽ. Lời văn ngắn gọn đủ thuyết phục vừa đề cao người hiền, vừa châm biến, vừa ràng buộc vừa mở con đường cho người hiền. - Qua bài chiếu, anh (chị) hãy nhận xét về vua Quang Trung - Quang Trung là một vị vua có cái nhìn đúng. + Biết trân trọng những kẻ sĩ, người hiền, biết hướng họ vào mục đích xây dựng quốc gia vững mạnh. - Quang Trung là vị vua hết lòng vì dân vì nước + Lo củng cố cho xã tắc, chú ý tới muôn dân + Lo giữ gìn đất nước, chống giặc ngoại xâm. - Quang Trung là vị vua thể hiện tư tưởng dân chủ tiến bộ. + Phát hiện nhân tài bằng nhiều biện pháp + Không phân biệt quan lại hay thứ dân + Chân thành bày tỏ tấm lòng mình. III. Củng cố - Bài chiếu cầu hiền thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung trong việc nhận thức vai trò của người hiền tài đối với đất nước. Cầu hiền gần như một quy luật đối với các triều đại mới ra đời. - Ngô Thì Nhậm đã nắm được tầm chiến lựơc của vua Quang Trung và thể hiện một cách xuất sắc tư tưởng đó trong một bài chiếu ngắn gọn. IV. Bài tập nâng cao Câu 1 - SGK - Thiên đô chiếu (Chiếu dời đô) - Lí Thái Tổ - Di chiếu (chiếu để lại trước khi chết) - Lí Nhân Tông - Chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi Nói chung nhiều bài chiếu mang nội dung nghị luận bàn bạc những vấn đề có quan hệ tới vận mệnh quốc gia. Câu 2 - SGK - Đoạn một bài chiếu thể hiện lập luận chặt chẽ, có hô, ứng, đóng, mở. + Vị trí của người hiền * Như sao trên trời * Chầu về Bắc thần * Người hiền tài phải do Thiên tử sử dụng * Nếu không khác nào sao trên trời không quay về Bắc trái với ý trời. Cách lập luận này kết hợp với lời văn mềm mỏng, buộc chặt khiến người hiền thấy được vai trò của mình.

File đính kèm:

  • docTiÕt thø 29,30.doc
Giáo án liên quan