Giáo án Đọc văn: Lẽ ghét thương (trích Lục Vân Tiên)

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp HS:

- Nhận thức được tình cảm yêu ghét phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của NĐC

- Hiểu dược đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình NĐC: Cảm xúc trữ tình- đạo đức nồng nàn sâu sắc; vẻ đẹp bình dị chân chất của ngôn từ

- Rút ra bài học đạo đức về tình cảm yêu ghét chính đáng.

B.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

* Ổn định:

* KT bài cũ:

* Bài mới:

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1443 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đọc văn: Lẽ ghét thương (trích Lục Vân Tiên), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 17 Đọc văn: LẼ GHÉT THƯƠNG (Trích LụcVân Tiên) - Nguyễn Đình Chiểu - A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: Nhận thức được tình cảm yêu ghét phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của NĐC Hiểu dược đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình NĐC: Cảm xúc trữ tình- đạo đức nồng nàn sâu sắc; vẻ đẹp bình dị chân chất của ngôn từ Rút ra bài học đạo đức về tình cảm yêu ghét chính đáng. B.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: * Ổn định: * KT bài cũ: * Bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt HS đọc tiểu dẫn nêu lên hoàn cảnh sáng tác TP Lục Vân Tiên, nêu ý nghĩa nội dung cốt truyện Nêu vị trí cùng nội dung đoạn trích? HS đọc, GV nhận xét và nêu câu hỏi: Nêu bố cục đoạn trích? Vì sao vậy?GV cho HS tìm hiểu nội dung phân tích đoạn trích rồi mới trả lời sau Giữa họ có gì chung? NĐC ghét ai vậy?Có phải là chỉ ghét những ông vua thời xưa đó thôi?Vì sao lại ghét họ?Cơ sở của sự ghét đó là gì? Thương ai, vì sao thương, thương như thế nào? Họ có điểm gì chung? Vậy mqh khăng khít, ko tách rời giữa ghét và thương là gì?Vì sao ghét chính là thương? I.Tìm hiểu chung: 1.Về tác phẩm LVT: -Truyện Nôm trong VHVN có 2 loại: loại bác học như Truyện Kiều và loại bình dân như Phạm Tải- Ngọc Hoa, Tống Chân- Cúc Hoa,… -Truyện LVT thuộc loại truyện Nôm bác học nhưng lại mang nhiều tính chất dân gian. TP ban đầu được các học trò của NĐC ghi chép và truyền đọc, nhưng sau lan rộng và biến thành một truyện kể lưu truyền chủ yếu bằng con đường truyền miệng: kể thơ, nói thơ, hát thơ,... được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. Truyện đậm đà sắc thái Nam Bộ. Có thể nói lần đầu tiên trong văn học dân tộc, người dân miền Nam đất Việt được thấy mình trong một TP văn chương, từ cuộc sống đến tính tình sở nguyện -Truyện thể hiện những quan niệm đạo đức truyền thống và khát vọng của những người bình dân về lẽ công bằng trong khuôn khổ XHPK. 2.Về đoạn trích: -Nằm ở phần đầu truyện, từ câu 473-504, trong tổng số2082 câu. LVT và Vương Tử Trực (người bạn mới gặp ở nhà họ Võ, đã kết nghĩa anh em) tới kinh đô ứng thí, vào một quán trọ nghỉ ngơi. Ở đây họ gặp 2 sỉ tử khác là Trịnh Hâm và Bùi Kiệm. Bốn người cùng uống rượu làm thơ trổ tài cao thấp. Thấy Tiên làm thơ hay, Hâm, Kiệm có ý nghi ngờ bạn viết tùng cổ thi (nói theo thơ cổ). Ông chủ quán rượu không giấu nổi sự khinh bỉ đã cười vào tận mặt những kẻ bất tài đồ thơ. Ông Quán nằm trong hệ thống các lực lượng phù trợ cho nhân vật chính trên con đường thực hiện nhân nghĩa. Đoạn trích kể lại cuộc đối thoại giữa ông với 4 chàng nho sinh trong quán rượu -Đây là một đoạn thơ có triết luận về đạo đức, lập luận chặt chẽ, chứng cứ rõ ràng, cô đúc như những tuyên ngôn vè tình cảm yêu ghét phân minh và lòng tthương dân sâu sắc của NĐC II. Đọc- hiểu : 1.Đọc, phân đoạn: Có 3 đoạn: + 6 câu đầu: Lời đối đáp giữa ông Quán với 4 chàng nho sinh +Từ câu 7-16: Lẽ ghét +Từ câu 17- hết: Lẽ thương 2.Phân tích: a.Cội nguồn của yêu ghét: hay ghét cũng là hay thương Thương là cội nguồn của cảm xúc, nguồn gốc của ghét là thương b.Lẽ ghét: -Mức độ ghét: ghét cay- đắng- tận tâm Ghét mãnh liệt, tận cùng -Ghét ai, vì sao ghét, vì ai mà ghét? Ghét: + Kiệt, Trụ- mê dâmdân sa hầm sẩy hang +U, Lệ- đa đoandân lầm than +Ngũ bá- phân vândân nhọc nhằn +Thúc quý- phân băngrối dân (điển tích, điển cố) Đời Kiệt Trụ thì hoang dâm vô độ, vua Trụ lấy rượu chứa thành ao, lấy thịt treo thành rừng rồi cho bọn con trai con gái thả sức ăn chơi dâm dật, cho đó là thú vui. Đời U, Lệ thì đa đoan lắm chuyện rắc rối, U Vương say đắm Bao Tự, để mua vui cho người đẹp, có thể sai người xé mỗi ngày hàng trăm tấm lụa, vì Bao Tự thích nghe tiêng lụa xé. Đời Ngũ bá , thúc quý thì lộn xộn, chia lìa, đổ nát, chiến tranh liên miên. Tất cả những triều đại đó đều có điểm chung là Ghét kẻ hại dân hại nước, chúng làm cho chính sự suy tàn, say mê tửu sắc, không chăm lo đến đời sống của dân Phê phán các triều đại suy tàn có thể đứng trên những lập trường khác nhau, hoặc là để bảo vệ trật tự XHPK, quân quân-thần thần, hoặc bảo vệ giai cấp PK, hoặc vì trách nhiệm của một tôi trung,...Với NĐC thì ko hẳn như vậy. Tất cả lời kết tội đều xoay quanh một ý: chỉ có dân mới là người phải gánh chịu mọi tai ương, khổ sở trăm chiều. Như vậy TG đã đứng về phía nhân dân, xuất phát từ quyền lợi của dân mà phán xét lịch sử. Cơ sở của lẽ ghét là : từ quyền lợi của dân c.Lẽ thương: Thương: +Đức thánh nhân-lận đận +Nhan Tử- dở dang +Gia Cát- tài lành, phui pha +Đổng Tử- có chí mà ko ngôi +Nguyên Lượng- lỡ bề giúp nước +Hàn Dũ- đày đi xa +Thầy Liêm, Lạc- bị xua đuổi Đó là những người ko gặp may, bất hạnh, sa cơ lỡ vận: Khổng Tử lận đận, Nhan Uyên dở dang, chết sớm, Gia Cát đành phải phui pha bởi tài mọn ko thể xoay chuyển nổi thời vận nhà Hán, Đổng Trọng Thư chí lớn mà ko ngôi, Nguyên Lượng phải lui về cày, Hàn Dũ bị đỳ đi xa, Chu Đôn Di và Trình Di, Trình Hạo thì bị xua đuổi,…Bấy nhiêu con người ít nhiều đều có hoàn cảnh giống NĐC. Cũng là một nhà nho, NĐC cũng đã từng nuôi chí lớn hành đạo giúp đời, lập nên sự nghiệp công danh “Chí lăm trả nợ nước non cho rồi”. Nhưng cuộc đời nhà thơ quá nhiều bất hạnh, lại thêm thời buổi nhiễu nhương, người tài đức phải “Lánh nơi danh lợi chông gai cực lòng”. Bởi thế lẽ thương ở đây chính là: Niềm cảm thông sâu sắc tới những số phận ko may, bất hạnh, kẻ hiền tài nuôi chí lớn nhưng lỡ vận *Lẽ ghét thương của NĐC xuất phát từ tình cảm yêu thương nhân dân, mong muốn nhân dân được sống an bình, hạnh phúc, những người tài đức có điều kiện nuôi chí nguyện bình sinh *Nghệ thuật: Điệp, đốiThống nhất, đan cài, tiếp nối, sâu nặng. Đồng thời nhấn mạnh độ cảm xúc: tột cùng- thương rất mực, ghét hết điều Ghét kẻ hại dân hại nước cũng là vì thương đến xót xa cảnh nhân dân phải chịu lầm than, khổ cực, thương những con người tài đức mà bị vùi dập III.Tổng kết: -Ông Quán là người phát ngôn cho những tư tưởng cảm xúc nung nấu trong tâm can Đồ Chiểu. Nhân vật ông Quán tượng trưng cho một thái độ sống một cách ứng xử của các nhà nho ngày xưa, vốn kinh sử đã từng nhưng thời thế ko thuận chiều, phải lui về ẩn dật để giữ mình cho khỏi vấy bùn nhơ -Đặc trưng bút pháp trữ tình của NĐC: Đoạn thơ mang tính triết lí đạo đức nhưng ko khô khan, mà dạt dào cảm xúc. Tất cả xuất phát từ cõi tâm trong sáng mà cao cả của nhà thơ, từ một trái tim sâu nặng tình đời tình người, thong qua những lời lẽ mộc mạc đến tho sơ , song lại có sức thu hút đến sâu xa IV.Luyện tập:

File đính kèm:

  • docTiet 17 Le ghet thuong.doc
Giáo án liên quan