A. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
-Hiểu được một số đặc điểm của văn nghị luận.
-Biết cách đọc văn nghị luận.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức:
-Đặc điểm văn nghị luận.
-Cách đọc vặn nghị luận.
2. Kĩ năng:
-Đọc – hiểu văn nghị luận theo đặc trưng thể loại.
-Phân tích văn nghị luận căn cứ vào đặc điểm loại văn bản này.
3. Thái độ:
-Có thái độ tích cực, chủ động hơn trong việc đọc và học văn nghị luận.
C. Phương pháp và phương tiện thực hiện
1. Phương pháp
-Gợi mở
-Diễn dịch và quy nạp
-Hướng dẫn học sinh tự học
2. Phương tiện
-SGK Ngữ Văn 11, Tập 2, Nâng cao
-Giáo án giảng dạy.
-Sách chuẩn KT – KN.
-Bảng phụ.
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5052 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đọc văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo sinh thực hiện : Ngô Lê Hoàng Nguyên.
Giáo viên hướng dẫn: Đặng Thị Thanh Tường.
Ngày soạn: 03/03/2013.
Ngày dạy : 09/03/2013.
Tiết: 105.
Lớp: 11/14.
Bài dạy:
ĐỌC VĂN NGHỊ LUẬN.
Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
-Hiểu được một số đặc điểm của văn nghị luận.
-Biết cách đọc văn nghị luận.
Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
Kiến thức:
-Đặc điểm văn nghị luận.
-Cách đọc vặn nghị luận.
Kĩ năng:
-Đọc – hiểu văn nghị luận theo đặc trưng thể loại.
-Phân tích văn nghị luận căn cứ vào đặc điểm loại văn bản này.
Thái độ:
-Có thái độ tích cực, chủ động hơn trong việc đọc và học văn nghị luận.
Phương pháp và phương tiện thực hiện
Phương pháp
-Gợi mở
-Diễn dịch và quy nạp
-Hướng dẫn học sinh tự học
Phương tiện
-SGK Ngữ Văn 11, Tập 2, Nâng cao
-Giáo án giảng dạy.
-Sách chuẩn KT – KN.
-Bảng phụ.
Tiến trình dạy học
Ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra bài cũ: Dùng hình thức kiểm tra vở soạn.
Bài mới
Qua Làm văn, và trong chương trình lớp 10, các em đã được học về văn nghị luận, biết thế nào là văn nghị luận, và vai trò to lớn của văn nghị luận trong đời sống. Nhưng nếu chỉ như vậy thôi thì chưa đủ. Vấn đề đặt ra ở đây là phải biết đọc - hiểu văn nghi luận và thưởng thức các bài văn nghị luận hay. Vì vậy, hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về cách đọc văn nghị luận.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
*Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của văn nghị luận.
*TT1: GV gọi HS đọc phần 1 (Tr110).
*TT2: Gọi HS trả lời câu hỏi: Thế nào là văn nghị luận? Kể tên một số tác phẩm nghị luận nổi tiếng mà em biết?
*TT3: GV nhận xét, bổ sung
*TT4: Gọi HS trả lời câu hỏi: Văn nghị luận gồm những đặc điểm cơ bản nào?
TT2: Tiếp tục gọi HS trả lời các câu hỏi:
-Văn nghị luận thường nêu lên những vấn đề nào? Vấn đề đó đòi hỏi như thế nào? Cho ví dụ?
-Văn nghị luận thể hiện những tình cảm lớn những quan điểm nhân văn tiến bộ ra sao? Cho ví dụ ?
-Văn nghị luận có đặc điểm gì về hình thức nghệ thuật? Cho ví dụ?
*Hoạt động 2: Tìm hiểu cách đọc văn nghị luận
*TT1: Gọi HS trả lời câu hỏi: Em hãy trình bày cụ thể từng bước đọc văn nghị luận.
*TT2: Gọi HS lấy ví dụ về phong cách
viết văn nghị luận của một số nhà văn
đã học trong chương trình lớp 10-11.
Hoạt động 3: Luyện tập
*TT1: Gọi HS đọc bài tập 6
*TT2: Gọi HS làm bài tập.
I. Đặc điểm của văn nghị luận:
1. Khái niệm
-Văn nghị luận là loại văn giàu tính triết lí, trực tiếp trình bày các luận điểm, thể hiện những tư tưởng, quan điểm, đạo lí ở đời, có thể là các tư tưởng về chính trị, triết học, đạo đức, xã hội…
2. Đặc điểm văn nghị luận
-Về nội dung tư tưởng: Văn nghị luận thường nêu lên các vấn đề mới mẻ, độc đáo, thể hiện những tư tưởng, lí tưởng cao đẹp của con người.
-Về thái độ tình cảm: Văn ghị luận không chỉ có sự đúng đắn và sâu sắc của lí trí và tư tưởng mà còn cần một tình cảm lớn lao.
-Về kết cấu: Đòi hỏi sự chặt chẽ, xác đáng của luận điểm, luận cứ, luận chứng, nhưng cũng rất cần sự phong phú của hình ảnh, sự đa dạng trong sử dụng ngôn từ và tạo ấn tượng của giọng điệu văn chương.
II. Cách đọc văn nghị luận
-Nắm bắt được tư tưởng (chiều sâu, tầm nhìn, ý nghĩa…) và cách đặt vấn đề của tác giả.
-Đọc văn nghị luận cần cảm nhận tình cảm, thái độ và sắc thái biểu cảm của người viết.
-Tìm ra những đặc trưng phong cách văn nghị luận của nhà văn: Dụng ý, cách nhìn nhận vấn đề, cách lập luận, cách viện dẫn, thái độ, giọng điệu
III. Luyện tập
BT 6 – trang 112-113 SGK.
Củng cố:
-Nhắc HS nắm vững các phần trọng tâm của bài học: Đặc điểm của văn nghị luận và cách đọc văn nghị luận.
Dặn dò: Giáo viên hướng dẫn HS học bài cũ và soạn bài mới.
-Tìm hiểu trước bài đọc thêm “Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức”.
Rút kinh nghiệm
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Người soạn Ý kiến giáo viên hướng dẫn
File đính kèm:
- Doc van nghi luan.doc