Giáo án Đọc văn ôn tập văn học trung đại Việt Nam

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp HS:

- Hệ thống kiến thức cơ bản về văn học trung đại Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ Văn 11.

- Tự đánh giá được kiến thức về văn hoc trung đại và phương pháp ôn tập, từ đó rút ra kinh nghiệm để học tập tốt hơn phần văn học tiếp theo.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

- SGK, SGV.

- Thiết kế bài học.

- Máy chiếu .

C. CÁCH THỨC TỔ CHỨC:

Tổ chức cho học sinh thực hiện tiết học thông qua lý thuyết trò chơi- tổ chức cho HS học tập thông qua việc học mà chơi, chơi mà học: Tìm hiểu văn học trung đại Việt Nam.

D . TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC:

D1. ỔN ĐỊNH LỚP:

GV kiểm tra sĩ số học sinh của tiết học (sĩ số; có mặt; vắng.- lí do ).

D2. KIỂM TRA BÀI CŨ:

Hỏi:

Yêu cầu trả lời:

D3. GIỚI THIỆU BÀI MỚI:

Dẫn bài:

VHTĐ VN trải qua một thời kì phát triển dài khoảng 10 thế kỉ với nhiều thành tựu và đặc điểm riêng biệt. Ở 2 tiết học 27,28 này chúng ta sẽ đi vào tổng kết những đặc điểm của nó ở 2 phương diện nội dung và phương pháp.

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5996 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đọc văn ôn tập văn học trung đại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 25/9/2008 Tổ chức tại:C4,C6. Tiết 27,28 – Đọc văn ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS: - Hệ thống kiến thức cơ bản về văn học trung đại Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ Văn 11. - Tự đánh giá được kiến thức về văn hoc trung đại và phương pháp ôn tập, từ đó rút ra kinh nghiệm để học tập tốt hơn phần văn học tiếp theo. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: - SGK, SGV. - Thiết kế bài học. - Máy chiếu…. C. CÁCH THỨC TỔ CHỨC: Tổ chức cho học sinh thực hiện tiết học thông qua lý thuyết trò chơi- tổ chức cho HS học tập thông qua việc học mà chơi, chơi mà học: Tìm hiểu văn học trung đại Việt Nam. D . TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC: D1. ỔN ĐỊNH LỚP: GV kiểm tra sĩ số học sinh của tiết học (sĩ số; có mặt; vắng.- lí do ). D2. KIỂM TRA BÀI CŨ: Hỏi: Yêu cầu trả lời: D3. GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Dẫn bài: VHTĐ VN trải qua một thời kì phát triển dài khoảng 10 thế kỉ với nhiều thành tựu và đặc điểm riêng biệt. Ở 2 tiết học 27,28 này chúng ta sẽ đi vào tổng kết những đặc điểm của nó ở 2 phương diện nội dung và phương pháp. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt HĐ1: GV hướng dẫn luật thi: HS hoạt động theo nhóm (4 nhóm). Mỗi nhóm cử một thành viên tham gia Ban giám khảo để tính điểm cho các đội thi. HĐ2: PHẦN THI KHỞI ĐỘNG: TT1: GV hướng dẫn luật thi: Mỗi đội trả lời 5 câu hỏi có dạng đúng-sai, đúng mỗi câu được 10 diểm, sai không bị trừ. TT2: Nhóm 1 trả lời 5 câu hỏi của nhóm mình. TT3: Phần thi của nhóm 2. TT4: Phần thi của nhóm 3. TT5: Phần thi của nhóm 4. HĐ3: PHẦN THI TÍCH LŨY TT1: GV hướng dẫn luật chơi: Chướng ngại vật là một ô chữ gồm 8 ô hàng ngang. Mỗi đội được chọn 2 ô hàng ngang, trả lời dúng được 20 điểm, các đội khác trả lời đúng được 10 điểm. Tìm được từ chìa khoá sau khi mở 2 hàng ngang được 80 điểm, sau khi mở 4 hàng ngang được 40 điểm, sau khi mở tất cả hàng ngang được 30 điểm. Trả lời sai từ chìa khoá sẽ bị loại khỏi phần thi. TT2: Các đội chọn câu hỏi và trả lời theo hướng dẫn. TT3: GV giải thích rõ từ chìa khoá: TÍNH QUY PHẠM là một trong những đặc điểm nổi bật của văn học trung đại Việt Nam. Các trí thức phong kiến một mặt vừa tuân theo tính quy phạm, mặt khác phá vỡ tính quy phạm trong quá trình sáng tác của mình. HĐ4: PHẦN THI AI NHANH HƠN? TT1: GV hướng dẫn luật chơi: Phần thi gồm có 8 câu hỏi với 3 dữ kiện theo độ khó giảm dần. Trả lời đúng ở dữ kiện 1,được 30 điểm; trả lời đúng ở dữ kiện 2, được 20 điểm; trả lời đúng ở dữ kiện 3 được 10 điểm. Tất cả các nhóm đều được tham gia vào phần chơi. HĐ 5: PHẦN THI “VỀ ĐÍCH”. TT1: GV hướng dẫn luật chơi: Phần thi gồm 8 câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn A-B-C-D: 4 câu hỏi khó- trả lời đúng được 20 điểm, 4 câu hỏi dễ- trả lời đúng được 10 điểm. Mỗi đội được hai lần chọn câu hỏi (một câu dễ, một câu khó). Trả lời sai bị mất điểm cho đội trả lời đúng. TT2: Các đội lần lượt chọn câu hỏi, trả lời. HĐ 6: Ban giám khảo công bố điểm của các đội. HĐ7: Giáo viên nhận xét kết quả cuộc thi, đánh giá chung về phần chuẩn bị của các nhóm. KHỞI ĐỘNG: * Nhóm 1: 1. VHTĐ Việt Nam được tính mốc thời gian từ thế kỉ X? (Đúng) 2. Bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh của Lê Hữu Trác gồm 60 quyển? (Sai- 66 quyển). 3. Cổ Nguyệt Đường là tên của Hồ Xuân Hương? (Sai- tên ngôi nhà của HXH ở Thăng Long). 4. Câu cá mùa thu nằm trong chùm thơ tu của Nguyễn Khuyến? (Đúng). 5. Vịnh khoa thi Hương của Tú Xương viết về khoa thi Hương năm Đinh Dậu? (Đúng). * Nhóm 2: 1. Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến ban đầu được viết bằng chữ Hán sau đó được Nguyễn Khuyến dịch ra chữ Nôm? (Đúng). 2. Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ được viết theo thể hát nói? (Đúng). 3.Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu được sáng tác vào giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII? (Sai). 4. Chiếu cầu hiền gửi đến đối tượng cụ thể là giới trí thức trong cả nước? (Sai-giới trí thức Bắc Hà). (Sai). 5. Với Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, lần đầu tiên trong văn học , Nguyễn Đình Chiểu đã dựng được một bức tượng đài sừng sững về người nông dân nghĩa sĩ? (Đúng) * Nhóm 3: 1. Xin lập khoa luật được trích trong bản điều trần số 28? (Sai- trích từ bản điều trần số 27). 2. Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu là một trong những tác phẩm đầu tiên của văn học yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX? (Đúng). 3. Đoạn trích Lẽ ghét thương nằm trong tác phẩm Dương Từ - Hà Mậu của Nguyễn Dình Chiểu? (Sai). 4. Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát biểu lộ sự chán ghét của một người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường? (Đúng). 5. Câu cá mùa thu đã vẻ lên một bức tranh mùa thu vùng đồng bằng Bắc Bộ VN? (Đúng). * Nhóm 4: 1. Hồ Xuân Hương sáng tác cả chữ Nôm và chữ Hán? (Đúng). 2. Tự tình II nằm trong chùm thơ Tự tình gồm 2 bài của Hồ Xuân Hương? (Sai- chùm thơ Tự tình gồm 3 bài). 3. Tập thơ Lưu hương kí của Hồ Xuân Hương gồm 24 bài chữ Hán và 26 bài thơ chữ Nôm? (Đúng). 4.Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác được viết bằng chữ Hán? (Đúng). 5. Hi Văn là tên chữ của Nguyễn Công Trứ? (Sai- tên hiệu). PHẦN THI TÍCH LŨY. Câu 1: Ngô Sĩ Liên đã dùng thể loại này để viết tác phẩm của mình. ( Sử kí). Câu 2: Tên vị Thiền sư đã viết bài “Cáo tật thị chúng”. (Mãn Giác). Câu 3: Loại văn tự thể hiện tinh thần dân tộc cao độ của các trí thức phong kiến. (Chữ Nôm). Câu 4: Tên hiệu của một nhà thơ, nhà quân sự, chính trị tài ba.(Ức Trai). Câu 5: một tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng đến Văn học trung đại Việt Nam.(Phật giáo). Câu 6: Tác giả của bài thơ “Tỏ lòng”. (Phạm Ngũ Lão). Câu 7: Nguyễn Dữ dã dùng thể loại này để viét tác phẩm của mình. ( Truyền kì). Câu 8: Trong phần cuối đoạn trích “Trao duyên”, Kiều đã gọi Kim Trọng bằng từ này. (Tình quân). Từ chìa khoá: TÍNH QUY PHẠM. PHẦN THI AI NHANH HƠN? Câu 1: Đây là tác phẩm nào? 1. Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương, yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng thời thế và tài thơ Nôm của tác giả. 2. Bài thơ nằm trong chùm thơ gồm 3 bài thơ của tác giả. 3. Bài thơ thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi tả tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ. (Bài Câu cá mùa thu). Câu 2: Đây là tác phẩm nào? 1. Bài thơ được viết theo thể thơ cổ, có tính chất tự do phóng khoáng, không bị gò bó về số câu, độ dài của câu, niêm luật, bằng trắc, vần điệu. 2. Nó được lấy cảm hứng từ sự đi đường vất vả, nhọc nhằn của chính tác giả. 3. Nó biểu lộ sự chán ghét của một người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đương thời. (Bài ca ngắn đi trên bãi cát- Cao Bá Quát) Câu 3: Nhà thơ nào? 1. Xuất thân trong gia đình nhà nho. 2. Thơ văn của ông thể hiện 2 nội dung lớn là lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa và lòng yêu nước, thương dân 3. Tác giả của những bài văn tế nổi tiếng cuối thế kỉ XIX.. (Nguyễn Đình Chiểu). Câu 4: Đây là hai câu thơ nào? 1. Thể hiện tâm trạng cô đơn, lẻ loi của nhân vật trữ tình. 2. Mở đầu cho một trong 3 bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương. 3. Thời điểm câu thơ nói đến là lúc đêm khuya.. (Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non). Câu 5: Đây là tác phẩm văn học nào? 1. Là một trong những tác phẩm đầu tiên của văn học yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX. 2. Thể hiện tâm trạng đau đớn của tác giả trước tình cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm lược. 3. Ghi lại thời điểm thực dân Pháp nổ tiếng súng xâm lược nước ta. ( Chạy giặc- Nguyễn Đình Chiểu) Câu 6: Đây là nhân vật văn học nào? 1. Một người rất tường tận các loại kinh sử. 2. Người luôn đứng trên lập trường của nhân dân để thể hiện tình cảm thái độ của mình. 3. Người có thái độ yêu ghét rõ ràng. (Ông Quán trong Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu) Câu 7: Đây là đoạn trích nào? 1. Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu nước của một con người có tư tưởng tiến bộ. 2. Nó thể hiện tư tưởng canh tân đất nước của tác giả. 3. Nó bàn về sự cần thiết của pháp luật đối với xã hội. (Xin lập khoa luật – trích Tế cấp bát điều của NTT) Câu 8: Ông là ai? 1. Là người nổi tiếng tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội. 2. Có hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu là Hi Văn. 3. Là người có lối sống ngất ngưởng. (Nguyễn Công Trứ) “VỀ ĐÍCH”. Bốn câu hỏi dễ: 1. Bài thơ Vịnh khoa thi Hương của Tú Xương viết về đề tài gì? A. Đời sống. B. Thi cử C. Thiên nhiên D. Đất nước 2.Tên hiệu của Chu Mạnh Trinh là gì? A. Hi Văn B.Trúc Vân C. Văn Đạt. D. Trọng Phủ. 3. “Chiếu cầu hiền” do Ngô Thì Nhậm biên soạn thuộc thể loại gì? A. Chiếu B. Cáo. C. Phú. D. Sử kí. 4. “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuôc” của Nguyễn Đình Chiểu được viết năm nào? A.1861 B. 1863 C. 1862 D. 1864 Bốn câu hỏi khó: 1. “Nửa rèm tuyết ngậm” trong câu “Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu” có nghĩa là gì? Chọn đáp án A: “Tuyết đọng ngang rèm”. 2. Dòng nào sau đây nói đúng về giá trị hiện thực của văn học trung đại Việt Nam? Chọn đáp án C: Luôn gắn bó mật thiết với vận mệnh dân tộc và số phận con người. 3. Điểm nào sau đây là quan trọng nhất của văn biền ngẫu? Chọn đáp án A: Ngôn ngữ đối ngẫu. 4. Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Quốc tộ” của Đỗ Pháp Thuận là gì? Chọn đáp án A: Sử dụng hình ảnh biểu tượng. D4: DẶN DÒ: - Lập bảng hệ thống các tác phẩm văn học trung đại đã học trong chương trình, trả lời câu hỏi ôn tập cẩn thận vào vở soạn. - Chuẩn bị bài mới tiết 29- Trả bài viết số 2. E. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

File đính kèm:

  • docTiet 2728 On tap van hoc trung dai Viet Nam.doc
Giáo án liên quan